CHẾ TÀI XỬ LÝ HÀNH VI NGOẠI TÌNH

Tình trạng ngoại tình không phải là hiếm trong một nền kinh tế thị trường xô bồ và bận rộn. Vấn đề ngoại tình khiến cho hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng và là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều vụ ly hôn. Vậy phải chăng nên có chế tài xử lý, mang tính răn đe cao để bảo vệ tế bào của xã hội?

Tình trạng ngoại tình không phải là hiếm trong một nền kinh tế thị trường xô bồ và bận rộn. Vấn đề ngoại tình khiến cho hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng và là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều vụ ly hôn. Vậy phải chăng nên có chế tài xử lý, mang tính răn đe cao để bảo vệ tế bào của xã hội?

 

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định để điều chỉnh. Theo đó, ngoại tình không chỉ bị xử lý hành chính mà còn có thể bị xử lý hình sự. Luật Minh Dũng tư vấn cho bạn về các hình thức xử lý hành vi ngoại tình.

 

1. Hành vi ngoại tình là gì?

“Ngoại tình” là hành vi bị cấm trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Theo đó, tại điểm c Khoản 2 Điều 5, nghiêm cấm “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.

 

Ở đây, Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Để được coi là có đủ căn cứ chứng minh hành vi chung sống như vợ chồng trái pháp luật thì về cơ bản, người tố cáo hành vi cần có:

– Chứng cứ có thể là những tin nhắn, hình ảnh, băng ghi âm, ghi hình cho thấy có dấu hiệu ngoại tình. Những tin nhắn, hình ảnh này phải là những tin nhắn do chính người ngoại tình nhắn và các hình ảnh phải là hình ảnh chụp lại cử chỉ thân mật, vượt quá giới hạn.

 – Việc ngoại tình có thể được chứng minh bằng việc họ có con chung với nhau. Ngoài cách chứng minh này, còn có thể chứng minh thông qua việc xin xác nhận của hàng xóm việc họ chung sống như vợ chồng và có con với nhau.

 – Chứng cứ có thể là chính lời khai của người ngoại tình.

 

2. Chế tài xử lý

Người ngoại tình và nhân tình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Cụ thể, điều này được quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, không phải người nào ngoại tình cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 182, cụ thể:

Điều 182: Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó

Đối với trường hợp người có hành vi ngoại tình nhưng hành vi này chưa đủ yếu tố cấu thành “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo quy định của Điều 182 BLHS 2015 thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013.

 

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ…

 

Trên đây là phần tư vấn của Luật Minh Dũng về Chế tài xử lý hành vi ngoại tình. Nếu có vướng mắc pháp lý cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài 19008906 hoặc email [email protected] để nhận được tư vấn trực tiếp từ luật sư có chuyên môn.

 

Trân trọng./.