CD7 GVMN Hai Yen – nguyen dinh manh hung khonh khjonmns snan njk n bjjj ssss – ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH – StuDocu

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

BÀI GIẢNG

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MẦM NON

  • Modul 7 : Phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển
    của trẻ em và bối cảnh địa phương
  • Mã số: GVMN 7
  • Số tiết: 20 (10 tiết lý thuyết, 10 tiết thực hành)
  • Giảng viên biên soạn: Hoàng Thị Hải Yến

Huế, 2021

A. Thông tin về chuyên đề
Tổng số tiết quy chuẩn: 20 tiết (Lý thuyết: 10 tiết; Thực hành và thảo luận: 1 0 tiết)

  • Thông tin về giảng viên
    TT Học hàm, học vị, họ và tên Số điện thoại Email
  1. ThS. Hoàng Thị Hải Yến 0945767263 haiyenkmn@gmail
    **B. Nội dung chi tiết
  2. Mục tiêu chuyên đề**
    1. Kiến thức
    Nhận thức về CT GDMN theo các Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT;
    28/2016/TT-BGDĐT; 51/2020/ TT-BGDĐT.
  • Nắm được sự cần thiết và yêu cầu đối với phát triển Chương trình giáo
    dục phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương
  • Mô tả được các bước phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp
    với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương
    1. Kĩ năng
    Vận dụng kiến thức được trang bị để phát triển Chương trình GDMN phù
    hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương.
  • Vận dụng lý thuyết để tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ phù hợp
    với bối cảnh địa phương
    1. Thái độ
  • Nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển chương trình giáo dục mầm
    non phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương để ứng dụng vào
    thực tiễn.
  • Có ý thức hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển Chương trình giáo dục tại
    cơ sở GDMN.
    2. Mô tả nội dung
    Chuyên đề này nhằm cung cấp cho học viên các nội dung cơ bản sau:
  • Cơ sở khoa học của việc phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát
    triển của trẻ em và bối cảnh địa phương
  • Các bước phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ
    em và bối cảnh địa phương
    3. Phương pháp dạy – học

CT GDMN là bản thiết kế tổng thể và kế hoạch hành động sư phạm gồm
các thành tố cơ bản cấu thành có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau , từ
mục tiêu GD, nội dung, phương pháp, hình thức GD đến đánh giá kết quả GD, các
điều kiện cần và đủ để thực hiện chương trình
1.1. Phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ
Là quá trình làm biến đổi, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình. Đây được
coi là quá trình liên tục , mang tính chu kì
Phát triển chương trình GDMN là n/c, XD một CT GD mới thay thế cho
CTGD cũ không còn phù hợp và không còn đáp ứng yêu cầu GDDT trong từng
GĐ, từng thời kì PT kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước.
PT CT phù hợp với sự phát triển của trẻ em là sự điều chỉnh, bổ sung, thay
đổi CT học, CT hoạt động của người học/của trẻ dựa trên kết quả QS, đánh giá
người học/đánh giá trẻ trong các HĐ.
Có thể mô tả quá trình phát triển chương trình phù hợp với sự phát triển
của trẻ theo sơ đồ sau:

PTCT phù hợp với sự phát triển của trẻ là một QT liên tục PT và hoàn
thiện CT GD ĐT hòa quyện trong CT GD nói chung, quá trình CS – GD trẻ nói
riêng để làm cho CT trở nên có ý nghĩa hơn, có hiệu quả hơn đối với sự PT nhân
cách của người học/ của trẻ nhỏ
**1. Cơ sở khoa học của việc phát triển chương trình giáo dục MN phù hợp
với sự phát triển của trẻ em

  1. 1 Cơ sở lý luận của việc phát triển chương trình giáo dục MN phù hợp
    với sự phát triển của trẻ em**
    Việc thiết kế, XD và PT CT GDMN phù hợp với sự PT của trẻ cần dựa vào
    các vấn đề:

TRẺ

Quan sát trẻ và ghi chép

Phân tích

những gì quan

sát được

Đánh giá

Lập kế hoạch hoạt động

Tổ chức hoạt động

  • Trẻ học cái gì?

  • Trẻ học như thế nào?

  • Dạy trẻ như thế nào?
    Đồng thời phải dựa vào kết quả n/c của TLH, GDH trong nước và thế giới,
    bao gồm:
    Các học thuyết cơ bản về sự PT của trẻ em: Thuyết XH – Văn hóa của L. S.
    Vư – gôt – ski, cho rằng: sự PT của trẻvừa thể hiện là kết quả của sự hòa nhập trẻ
    vào MT văn hóa, vừa thể hiện là QT trẻ lĩnh hội từ MT VH’. Người lớn và GV
    đóng vai trò trung gian HD và ủng hộ trẻ.
    Thuyết tâm lí XH của Erik Erikson – 1963: cho rằng: sự hình thành và PT
    nhân cách của trẻ 8 năm đầu của cuộc đời chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi MT XH ở
    gia đình.

  • Phát triển chương trình giáo dục MN phù hợp với sự phát triển của trẻ em
    được xây dựng theo cách tiếp cận tích hợp

  • Phát triển chương trình giáo dục MN phù hợp với sự phát triển của trẻ em
    được xây dựng trên quan điểm: “Lấy trẻ làm trung tâm”, “Vùng phát triển gần
    nhất”

  • Phát triển chương trình giáo dục MN phù hợp với sự phát triển của trẻ em
    đảm bảo giáo dục mang tính “vừa sức” với trẻ

  • Phát triển chương trình giáo dục MN phù hợp với sự phát triển của trẻ em
    cần phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ trong các HĐ

  • Phát triển chương trình giáo dục MN phù hợp với sự phát triển của trẻ em
    được xây dựng theo hình thức dạy học dựa trên sự kiện

  • Phát triển chương trình giáo dục MN phù hợp với sự phát triển của trẻ em
    dựa trên chương trình khung
    Thiết kế ND của KH theo ngày, tuần, tháng, năm học,..ải xuất phát từ
    đứa trẻ và vì sự phát triển của đứa trẻ → KH mang tính PT
    1.2 Cơ sở thực tiễn của việc phát triển chương trình giáo dục MN phù hợp
    với sự phát triển của trẻ em

    Việc thiết kế, XD và PT CT GDMN phù hợp với sự PT của trẻ cần dựa vào các
    vấn đề:

  • Điều kiện địa phương: vùng miền, khu vực

  • Cơ sở vật chất

  • Gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ

  • Cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi

  • Chuẩn bị từng bước cho trẻ hòa nhập vào cuộc sống
    TT28/2016/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2016, trong Phần 4 Hướng dẫn thực
    hiện chương trình
    Căn cứ vào CT GDMN do Bộ GD-ĐT ban hành, các sở giáo dục và đào
    tạo, phòng GD- ĐT hướng dẫn các cơ sở GDMN xây dựng kế hoạch năm học, tổ
    chức thực hiện; phát triển CT GDMN phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa
    phương, của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ.
    Trên cơ sở CT GDMN, GV chủ động xây dựng KHGD phù hợp với
    nhóm/lớp, khả năng của cá nhân trẻ và điều kiện thực tế của địa phương.
    Nội dung của các lĩnh vực GD chủ yếu được tổ chức thực hiện theo hướng
    tích hợp và tích hợp theo các chủ đề gần gũi thông qua các hoạt động đa dạng,
    thích hợp với trẻ và điều kiện thực tế của địa phương.
    IIIÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
    PHÙ HỢP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM VÀ BỐI CẢNH ĐỊA
    PHƯƠNG
    3 Tầm quan trọng của PT CT GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em
    và bối cảnh địa phương

    Đáp ứng quan điểm chung về đổi mới, PT nền GD VN trong giai đoạn hiện
    nay
    Bắt kịp xu hướng phát triển chung của GDMN thế giới
    Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm văn hóa, kinh tế, XH, vùng miền và đặc
    điểm tâm sinh lý của trẻ em Việt Nam
    Thực hiện mục tiêu GD → hình thành và phát triển nhân cách trẻ→ PT thế
    hệ tương lai→ đáp ứng đòi hỏi của XH HĐ

→ PT CT GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương rất

cần thiết
3 Các bước PT CTGDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh
địa phương

Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền [1: 37], thì các bước PT chương
trình…địa phương gồm có 5 bước và là một quy trình liên tục và khép kín và phải
được xếp trong một vòng tròn khép kín.

→ Các bước này có MQH qua lại với nhau, ảnh hưởng và đan xen lẫn nhau. Các
nhà quản lí và GV cần nắm vững và vận dụng linh hoạt phù hợp với sự phát triển
của trẻ và bối cảnh địa phương
Bước 1: Phân tích tình hình
Sau khi CT đã được ban hành chính thức, Trường MN, GV n/c đặc điểm
tình hình kinh tế, văn hóa, XH của địa phương, thực tế của trường, lớp, CSVC, đội
ngũ, tài chính, nhu cầu, sự quan tâm của gia đình và XH đối với công tác GD và
PT của trẻ
– Nguyên tắc khai thác CTGD
– Nắm chắc cấu trúc của chương trình GDMN
– Xác định mục tiêu GD trẻ: mục tiêu GD cuối tuổi nhà trẻ và MG, kết quả
mong đợi theo từng độ tuổi, sự phát triển của trẻ từng độ tuổi trong thực tế.
– Xác định các nội dung GD bám sát vào nội dung của CT GDMN, chú ý
đến khả năng phát triển cụ thể của trẻ trong nhóm, tính đồng tâm phát triển, tính
hệ thống và phù hợp với địa phương.
– Xây dựng các hoạt động GD phù hợp với nhóm trẻ trên cơ sở thực hiện
đầy đủ các nội dung giáo dục đối với từng độ tuổi đã xác định.
Bước 2: Xác định mục đích và mục tiêu cụ thể theo 5 lĩnh vực PT phù hợp với ĐK
thực tiễn
Khi lựa chọn nội dung giáo dục, ở địa phương anh/chị đã điều chỉnh gì?
– Lĩnh vực phát triển thể chất
– Lĩnh vực phát triển nhận thức
– Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, giao tiếp
– Lĩnh vực TC- KNXH
– Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Bước 3: Thiết kế nội dung
Thiết kế nội dung , lựa chọn PP và phương tiện thực hiện chương trình và lựa
chọn hình thức tổ chức CT GDMN
– Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học
– Xây dựng kế hoạch giáo dục tháng/chủ đề
– Xây dựng kế hoạch giáo dục tuần
– Xây dựng kế hoạch giáo dục ngày và hoạt động