CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY BIẾN ÁP
Tin tức
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY BIẾN ÁP
Máy biến áp là một thiết bị điện vô cùng phổ biến không chỉ trong lĩnh
vực công nghệ kỹ thuật mà cả trong lĩnh vực điện dân dụng của chúng ta. Mặc dù
đã rất phổ biến trên thị trường, tuy nhiên không phải ai cũng có những hiểu
biết đúng về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến áp. Chính vì
vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ thông tin tới bạn đọc về cấu tạo và
nguyên tắc hoạt động của loại máy vô cùng phổ biến này.
Máy
biến áp là gì?
Máy biến áp là một thiết bị điện từ
tĩnh, hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi điện áp
xoay chiều mà không làm thay đổi tần số của nó.
Cấu
tạo của máy biến áp.
Cấu tạo của máy biến áp gồm có 2 bộ
phận chính là lõi thép và dây cuốn.
–
Lõi thép:
Lõi thép của máy biến áp có tác dụng để dẫn từ thông chính của máy, được chế
tạo từ những loại vật liệu dẫn từ tốt như thép kỹ thuật điện.
Để giảm dòng điện xoay trong lõi thép, người ta thường dùng lá thép kỹ thuật
điện, ở hai mặt được sơn cách điện và ghép lại với nhau tạo thành lõi thép.
–
Dây cuốn:
Dây cuốn của máy biến áp được chế tạo bằng các loại dây đồng hoặc nhôm, có tiết
diện tròn hoặc hình chữ nhật được bọc cách điện ở bên ngoài.
Bộ phận làm mát của máy biến áp thì tùy thuộc vào loại máy mà bộ phận này lại
có sự khác nhau. Với những máy biến áp có công suất nhỏ thì được làm mát bằng
không khí, còn đối với máy biến áp lớn thì được làm mát bằng dầu, và vỏ thùng
có cánh tản nhiệt.
Nguyên
tắc hoạt động của máy biến áp.
Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp là dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi
đặt điện áp xoay chiều ở 2 đầu cuộn dây sơ cấp, sẽ gây ra sự biến thiên từ
thông ở bên trong 2 cuộn dây. Từ thông này đi qua cuộn sơ cấp và thứ cấp, trong
cuộn thứ cấp sẽ xuất hiện suất điện động cảm ứng và làm biến đổi điện áp ban
đầu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy biến
áp, hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với các bạn đọc!
Tin tiếp theo