CAO SU | CAO SU | CÂY CAO SU | RỪNG CAO SU | TRỒNG CAO SU |Cây cao su ở Đông Nam Bộ – Bài 2: Quy chuẩn nào cho ngành cao su. | KỸ THUẬT CAO SU | TRANG TIN TỨC | Cao Su Lâm Sinh
Ngành nông nghiệp các tỉnh và Hiệp hội cao su Việt Nam khuyến cáo các nông hộ không nên vội vã chặt bỏ diện tích cao su mới trồng, đồng thời kêu gọi các ngành chức năng cần tìm hướng phát triển ổn định và bền vững để hỗ trợ người trồng cao su, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cao su tồn tại, trụ vững trước khó khăn.
Theo Hiệp hội cao su Việt Nam, đến tháng 10/2015, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.249 USD/tấn. Qua 10 tháng năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 874.000 tấn cao su, đạt 1,23 tỷ USD, tăng 4% về lượng nhưng giảm 15,4% về giá trị do giá giảm 18,7% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Nguyễn Đức Nhân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cao su Bình Phước phân tích, sở dĩ có tình trạng giảm chất lượng là vì nông dân và doanh nghiệp sản xuất cao su chưa có sự đồng bộ trong quản lý chất lượng mủ cao su từ khâu thu hoạch đến chế biến tại nhà máy.
Vì vậy, yêu cầu trước mắt là mủ cao su phải đạt được độ “sạch” mà thị trường thế giới yêu cầu. Doanh nghiệp và các nông hộ trồng cao su đại điền cũng như cơ quan quản lý địa phương cần hướng dẫn nhân công cách vệ sinh dụng cụ cạo mủ, vệ sinh vết cạo, không thu hoạch khi mưa hoặc cây đang ướt…
Mặt khác, để cây cao su khỏe, đủ sức tái tạo mủ đúng chất lượng cần phải cách giãn chu kì thu hoạch hơn so với trước đây.
Các thương lái và các nhà máy chế biến không nên vì lợi nhuận mà đánh mất lòng tin với khách hàng nước ngoài. Bởi chỉ một vài hộ hoặc vài doanh nghiệp thực hiện đúng chỉ tiêu chất lượng cũng chưa đủ để toàn ngành sản xuất cao su “sạch”, ông Nhân nhấn mạnh.
Do giá giảm sâu, lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu cao su thấp hơn trước nên khi xuất khẩu cao su càng nhiều, rủi ro càng cao và tình trạng đọng vốn càng lâu dẫn tới thời gian hoàn thuế giá trị gia tăng càng lớn.
Vì thế một số doanh nghiệp đã và đang chuyển sang xuất khẩu các nông sản khác như cà phê, điều, tiêu, gạo… do những mặt hàng này không gặp vướng mắc về thuế giá trị gia tăng.
Trước thực trạng này, ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết, để nâng cao chất lượng cao su Việt Nam trên thị trường, Nhà nước cần ban hành quy chuẩn quốc gia cho ngành cao su.
Thu hoạch mủ cao su tại nông trường Bù Gia Mập thuộc Công ty TNHH một thành viên Cao su Phú Riềng (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam). Ảnh Hà Thái – TTXVN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đề ra những cơ chế hỗ trợ, giúp ngành cao su Việt Nam cũng như của tỉnh Đồng Nai vượt qua thời điểm khó khăn hiện tại.
Thêm nữa, cần nghiên cứu, dự báo chính xác nhu cầu của thị trường thế giới trong nhiều năm tới để có quy hoạch phù hợp.
Bà Trần Thị Thúy Hoa, Chánh Văn phòng Hiệp hội cao su Việt Nam cho biết, hiện nay, sản phẩm từ cao su được sử dụng nhiều nhất là lốp xe các loại, chiếm 70% sản lượng cao su thế giới.
Tuy nhiên, chất lượng mủ cao su Việt Nam lại chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của thế giới nên đây là một thiệt thòi lớn cho ngành cao su.
Dự báo lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015 có thể đạt khoảng 1,1 triệu tấn, tăng nhẹ khoảng 3,1% về lượng. Song kim ngạch xuất khẩu cao su có thể chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, giảm khoảng 10% so với năm 2014.
Theo bà Trần Thị Thuý Hoa, để ngành cao su phát triển bền vững và người trồng cao su tiếp tục trụ lại với ngành, cần có sự liên kết ở cấp quốc tế, quốc gia và ngành hàng.
Hiệp hội Cao su Việt Nam cũng đã tham gia vào những tổ chức cao su quốc tế hàng đầu thế giới để nắm bắt thông tin, trao đổi các giải pháp ứng phó với thời kỳ giá thấp hiện nay và những giải pháp cân đối cung cầu dài hạn để hạn chế giá biến động.
Hiệp hội Cao su Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan, ban ngành, địa phương quản lý biên mậu, ngăn chặn tình trạng sản phẩm cao su kém chất lượng nhập khẩu vào Việt Nam.
Đồng thời tăng cường sự hỗ trợ của mạng lưới thương vụ Việt Nam tại các nước để thông tin về thị trường cao su, đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh với Việt Nam, tăng cường công tác xúc tiến thương mại cho ngành để mở rộng và đa dạng hóa thị trường.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, để ngành cao su phát triển bền vững, trước mắt phải điều chỉnh quy mô sản xuất, tạm dừng và không trồng mới cao su, tập trung tái canh vườn cây hết tuổi khai thác và thâm canh các vườn cây hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng.
Ngoài ra, các địa phương tập trung cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường, sản xuất, tiêu thụ, giá mủ cao su cho nông dân về trung và dài hạn, giúp họ định hướng sản xuất, đầu tư theo hướng có lợi nhất.
“Các trung tâm khuyến nông cũng giúp nông dân nắm vững giải pháp kĩ thuật trồng cao su, thực hiện tiết giảm chi phí,… Với những vườn cây cao su năng suất quá thấp, sinh trưởng kém do trồng trên đất không phù hợp hoặc trồng ngoài vùng quy hoạch, chính quyền địa phương khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng.
Những nông dân cũng cần áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, tăng hiệu quả sử dụng đất, giảm giá thành, giảm lao động, giảm bón phân, số ngày cạo, chăm sóc tối thiểu và đa dạng hóa nguồn thu nhập như trồng xen, chăn nuôi kết hợp”, ông Hòa đưa ra giải pháp.
Đối với vườn cao su già trong vùng quy hoạch, người trồng nên cưa đốn lấy gỗ để có nguồn thu tái canh và trang trải cuộc sống. Đồng thời sử dụng giống mới năng suất cao cho vườn cây tái canh để ứng phó hiệu quả hơn khi giá biến động.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh chế biến mủ cao su, cải tiến công nghệ, tạo cơ cấu sản phẩm hợp lý để nâng cao giá trị xuất khẩu.
Các nhà máy cũng cần tăng thêm công suất chế biến, nâng cấp, hoàn chỉnh thiết bị, đồng bộ hoá dây chuyền, đưa tỷ trọng sử dụng mủ cao su trong nước lên tối thiểu 30% vào năm 2020.
Với những giải pháp mang tính dài hơn này, hy vọng ngành cao su Việt Nam sẽ thoát ra khỏi lòng luẩn quẩn như hiện nay.
Hồng Nhung
Nguồn: TTXVN
Ổn định diện tích, duy trì chăm sóc cây cao su cho qua giai đoạn khó khăn do thị trường tiêu thụ thế giới xuống thấp là cách làm của nhiều doanh nghiệp trồng cao su ở các tỉnh Đông Nam bộ hiện nay.Ngành nông nghiệp các tỉnh và Hiệp hội cao su Việt Nam khuyến cáo các nông hộ không nên vội vã chặt bỏ diện tích cao su mới trồng, đồng thời kêu gọi các ngành chức năng cần tìm hướng phát triển ổn định và bền vững để hỗ trợ người trồng cao su, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cao su tồn tại, trụ vững trước khó khăn.Theo Hiệp hội cao su Việt Nam, đến tháng 10/2015, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.249 USD/tấn. Qua 10 tháng năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 874.000 tấn cao su, đạt 1,23 tỷ USD, tăng 4% về lượng nhưng giảm 15,4% về giá trị do giá giảm 18,7% so với cùng kỳ năm trước.Ông Nguyễn Đức Nhân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cao su Bình Phước phân tích, sở dĩ có tình trạng giảm chất lượng là vì nông dân và doanh nghiệp sản xuất cao su chưa có sự đồng bộ trong quản lý chất lượng mủ cao su từ khâu thu hoạch đến chế biến tại nhà máy.Vì vậy, yêu cầu trước mắt là mủ cao su phải đạt được độ “sạch” mà thị trường thế giới yêu cầu. Doanh nghiệp và các nông hộ trồng cao su đại điền cũng như cơ quan quản lý địa phương cần hướng dẫn nhân công cách vệ sinh dụng cụ cạo mủ, vệ sinh vết cạo, không thu hoạch khi mưa hoặc cây đang ướt…Mặt khác, để cây cao su khỏe, đủ sức tái tạo mủ đúng chất lượng cần phải cách giãn chu kì thu hoạch hơn so với trước đây.Các thương lái và các nhà máy chế biến không nên vì lợi nhuận mà đánh mất lòng tin với khách hàng nước ngoài. Bởi chỉ một vài hộ hoặc vài doanh nghiệp thực hiện đúng chỉ tiêu chất lượng cũng chưa đủ để toàn ngành sản xuất cao su “sạch”, ông Nhân nhấn mạnh.Do giá giảm sâu, lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu cao su thấp hơn trước nên khi xuất khẩu cao su càng nhiều, rủi ro càng cao và tình trạng đọng vốn càng lâu dẫn tới thời gian hoàn thuế giá trị gia tăng càng lớn.Vì thế một số doanh nghiệp đã và đang chuyển sang xuất khẩu các nông sản khác như cà phê, điều, tiêu, gạo… do những mặt hàng này không gặp vướng mắc về thuế giá trị gia tăng.Trước thực trạng này, ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết, để nâng cao chất lượng cao su Việt Nam trên thị trường, Nhà nước cần ban hành quy chuẩn quốc gia cho ngành cao su.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đề ra những cơ chế hỗ trợ, giúp ngành cao su Việt Nam cũng như của tỉnh Đồng Nai vượt qua thời điểm khó khăn hiện tại.Thêm nữa, cần nghiên cứu, dự báo chính xác nhu cầu của thị trường thế giới trong nhiều năm tới để có quy hoạch phù hợp.Bà Trần Thị Thúy Hoa, Chánh Văn phòng Hiệp hội cao su Việt Nam cho biết, hiện nay, sản phẩm từ cao su được sử dụng nhiều nhất là lốp xe các loại, chiếm 70% sản lượng cao su thế giới.Tuy nhiên, chất lượng mủ cao su Việt Nam lại chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của thế giới nên đây là một thiệt thòi lớn cho ngành cao su.Dự báo lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015 có thể đạt khoảng 1,1 triệu tấn, tăng nhẹ khoảng 3,1% về lượng. Song kim ngạch xuất khẩu cao su có thể chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, giảm khoảng 10% so với năm 2014.Theo bà Trần Thị Thuý Hoa, để ngành cao su phát triển bền vững và người trồng cao su tiếp tục trụ lại với ngành, cần có sự liên kết ở cấp quốc tế, quốc gia và ngành hàng.Hiệp hội Cao su Việt Nam cũng đã tham gia vào những tổ chức cao su quốc tế hàng đầu thế giới để nắm bắt thông tin, trao đổi các giải pháp ứng phó với thời kỳ giá thấp hiện nay và những giải pháp cân đối cung cầu dài hạn để hạn chế giá biến động.Hiệp hội Cao su Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan, ban ngành, địa phương quản lý biên mậu, ngăn chặn tình trạng sản phẩm cao su kém chất lượng nhập khẩu vào Việt Nam.Đồng thời tăng cường sự hỗ trợ của mạng lưới thương vụ Việt Nam tại các nước để thông tin về thị trường cao su, đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh với Việt Nam, tăng cường công tác xúc tiến thương mại cho ngành để mở rộng và đa dạng hóa thị trường.Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, để ngành cao su phát triển bền vững, trước mắt phải điều chỉnh quy mô sản xuất, tạm dừng và không trồng mới cao su, tập trung tái canh vườn cây hết tuổi khai thác và thâm canh các vườn cây hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng.Ngoài ra, các địa phương tập trung cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường, sản xuất, tiêu thụ, giá mủ cao su cho nông dân về trung và dài hạn, giúp họ định hướng sản xuất, đầu tư theo hướng có lợi nhất.”Các trung tâm khuyến nông cũng giúp nông dân nắm vững giải pháp kĩ thuật trồng cao su, thực hiện tiết giảm chi phí,… Với những vườn cây cao su năng suất quá thấp, sinh trưởng kém do trồng trên đất không phù hợp hoặc trồng ngoài vùng quy hoạch, chính quyền địa phương khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng.Những nông dân cũng cần áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, tăng hiệu quả sử dụng đất, giảm giá thành, giảm lao động, giảm bón phân, số ngày cạo, chăm sóc tối thiểu và đa dạng hóa nguồn thu nhập như trồng xen, chăn nuôi kết hợp”, ông Hòa đưa ra giải pháp.Đối với vườn cao su già trong vùng quy hoạch, người trồng nên cưa đốn lấy gỗ để có nguồn thu tái canh và trang trải cuộc sống. Đồng thời sử dụng giống mới năng suất cao cho vườn cây tái canh để ứng phó hiệu quả hơn khi giá biến động.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh chế biến mủ cao su, cải tiến công nghệ, tạo cơ cấu sản phẩm hợp lý để nâng cao giá trị xuất khẩu.Các nhà máy cũng cần tăng thêm công suất chế biến, nâng cấp, hoàn chỉnh thiết bị, đồng bộ hoá dây chuyền, đưa tỷ trọng sử dụng mủ cao su trong nước lên tối thiểu 30% vào năm 2020.Với những giải pháp mang tính dài hơn này, hy vọng ngành cao su Việt Nam sẽ thoát ra khỏi lòng luẩn quẩn như hiện nay.