CÁCH TRỒNG XOÀI CÁT HÒA LỘC VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ – Minh Hưng
1. KỸ THUẬT TRỒNG XOÀI CÁT HÒA LỘC
1.1 Thời vụ trong kỹ thuật trồng xoài cát Hòa Lộc
- Đối với xoài cát Hòa Lộc, tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5 – 7 dương lịch. Xoài cát ưa khí hậu ẩm ướt, mát mẻ, nếu có thể chủ động được nguồn nước và khí hậu thích hợp thì trồng quanh năm đều được.
1.2 Trồng xoài cát Hòa Lộc ở đâu
- Những nơi có đất phù sa là địa bàn của xoài cát Hòa Lộc. Vì vậy nên những nơi ở đồng bằng sông Cửu Long thích hợp để trồng xoài là: xã Hòa Hưng, An Thái Trung, An Hữu, Tân Thanh, Tân Hưng… Và huyện Cái Bè là nơi trồng xoài cát lâu đời nhất.
- Chỉ có xoài cát trồng ở những địa danh này thì mới vinh dự mang tên “xoài cát Hòa Lộc” được. Xoài trồng ở nơi khác nhau với điều kiện khác nhau đương nhiên sẽ cho ra vị khác nhau. Vì vậy chỉ có những nơi này mới cho ra được vị xoài cát đặc trưng, ngọt thanh chất lượng cao
.
1.3 Chuẩn bị trong kỹ thuật trồng xoài cát Hòa Lộc
- Làm đất
– Lên liếp từ 50 – 80 cm, rộng 70 cm
– Đất trồng: Đất thịt pha cát có tầng đất dày, thoát nước tốt, pH từ 5,5-7,0
- Cách làm mô trồng cây
– Đất làm mô có thể là đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông, đất vườn
– 2 đất:1 tro:1 phân chuồng. + NPK chứa đạm , lân cao
- Chọn giống trong kỹ thuật trồng xoài cát Hòa Lộc
– Cây giống được nhân giống bằng phương pháp vô tính
– Chọn cây giống không nhiễm sâu bệnh, trầy xước, có 2 đến 3 cơi đọt và lá phải ở giai đoạn trưởng thành.
1.4 Phương pháp trồng
- Trồng xoài bằng hạt
– Là phương pháp đơn giản
– Dễ trồng nhưng lâu cho trái
- Trồng xoài bằng cây tháp
– Chọn nhánh, sau đó cắt bỏ lá, mang mắt 1 tuần trước khi lấy mầm. Dưỡng nhánh sau 4 tháng đem đi trồng
– Cho năng suất tốt, giữ được đặc tính của cây mẹ, thu hoạch quả nhanh, có thể mang đi xa
- Trồng xoài bằng cách chiết cành
– Được ứng dụng rộng rãi
– Giữ được chất lượng giống ban đầu, trồng hang loạt.
2. KỸ THUẬT CHĂM SÓC XOÀI CÁT HÒA LỘC
2.1 Tưới nước
- Thời gian đầu trồng cây phải tưới nhiều nước khoảnh 3 – 4 lần/ngày, về sau tưới ít đi có thể 2 ngày 1 lần nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây xoài để đảm bảo độ ẩm. Sử dụng rơm rác, cỏ khô ủ xung quanh gốc để ngăn cản bốc hơi nước.
2.2 Làm cỏ
- Trong kỹ thuật trồng xoài cát Hòa Lộc thì không thể thiếu làm cỏ, vì cỏ dại sẽ làm ngăn cản quá trình trưởng thành của mọi loại cây. Diệt cỏ bằng cách sử dụng dao mũi liềm chặt đứt cỏ khi cây cỏ cao 20cm. Sau đó sử dụng phần bị cắt đứt để ủ lại xung quanh gốc cây hạn chế sâu bọ, mầm bệnh, bảo vệ cây.
2.3 Bón phân cho cây con và cây trưởng thành
- Thời kỳ cây còn nhỏ, tức mới trồng được 1-3 năm tuổi. Thời kỳ này cây sinh trưởng mạnh hầu như quanh năm để hoàn thiện bộ khung tán.
- Sau khi trồng 2 tháng thì bắt đầu bón phân. Dùng phân hỗn hợp NPK theo các công thức 16-16-8; 20-20-15; 15-15-15; 18-12-8…
- Các lần bón ta có thể kết hợp với phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học hỗ trợ bộ rễ để cây hấp thụ được và phát triển bộ rễ tốt hơn.
2.3 Bón phân cho cây con và cây trưởng thành
- Năm thứ 1 bón 1,2kg/cây, chia đều làm 5 lần vào các tháng 2, 4, 6, 9 và 12
- Năm thứ 2 bón 1,2kg/cây, chia đều làm 4 lần
- Năm thứ 3 bón 2,4kg/cây, chia đều làm 3 lần
- Năm thứ 4 bón 3kg/cây, chia đều làm 3 lần.
- Năm thứ 5 trở đi cây cho ra trái, sau thu hoạch bón 2-3kg vôi/cây, kết hợp thêm với phân bón:
+ lần 1 từ 2-4kg/cây (tuỳ tuổi cây)
+ lần 2 cách 1 tháng hoặc lúc cây mang lá non (2-4kg/cây).
2.4 Biện pháp xử lý ra hoa sớm
- Sử dụng phân bón hóa học + phun phân qua lá để tạo mầm hoa cho cây, giai đoạn này đáp ứng mạnh nhu cầu dinh dưỡng cho cây.
- Kinh nghiệm khi cây ra 2 – 3 cơi đọt, cây già ra 1 – 2 cơi đọt, đọt ra khoảng 10cm hoặc ra lá lụa thì tiến hành xử lí bón phân kết hợp.
- Giai đoạn kích ra hoa ta có thể sử dụng phun phân qua lá để hoa ra tỉ lệ cao hơn so với cây ra hoa tự nhiên.
– Biện pháp xử lý ra hoa sớm
- Bón phân qua gốc: liều lượng từ 2-4kg trên mỗi gốc
VD: 9.25.17, 0.20.20, 5.15.15
- Bón phân qua lá: liều dùng từ 200-250gr trên bình 25L phun điều giáp tán cây
VD: Haifa MKP 0.52.34 , GOODMARK 0-41-54
- Sử dụng phân phun qua lá có thêm vi lượng, giúp cây ra hoa mạnh mẽ, màu sắc sáng, đề kháng với nấm bệnh: liều 200-250gr cho bình phun 25L phun điều tán cây
VD: Multi-K 13-0-46 hoặc MH K-ZN 12-43+Zn
Một số sản phẩm dùng trong giai đoạn kích hoa
2.5 Nuôi trái xoài
– Nuôi trái xoài
- Là giai đoạn quyết định năng xuất cây trồng
- Sử dụng phân bón lá + bón góc. Giúp đậu trái cao tránh rụng lá
– Trái non
- Cần cung cấp dưỡng chất cần thiết, giúp dậu trái con, trái phát triển mạnh vá đồng đều.
- Poly-Liquid MH NPK 8.8.8, Poly-Liquid MH NPK 8.4.8: Liều dùng 250 ml/200 lít
– Trái lớn
- Cần dinh dưỡng cao để trái đạt năng suất cao
- Dùng 80-100 g/25 lít: Poly Feed 19-19-19, Goodmark 14-0-16+12,1 Ca
- Dùng 100 – 150 g/25 lít: Haifa Cal
Một số sản phẩm dùng trong giai đoạn kích hoa
2.6 Bón phân cho cây xoài sau thu hoạch
- Bón gốc có thể dùng các loại NPK với công thức như sau: 20-20-0, 16-16-8, 30-10-10, 25-25-5….liều dùng từ 1-3kg + 2-3kg hữu cho cho cây phục hồi.
- Bón qua lá sử dụng các sản phẩm đạm, lân, vi lượng để phun cho cây giúp cây mau phục hồi hơn
- GOODMARK 30.10.10 (NPK PV USA 30.10.10): Bón gốc, Giúp cây đâm chồi mạnh, nhú đọt nhanh, dày lá.
- MAP MH (Haifa MAP) 12-61-0: Liều dùng 150- 200 g/25 lít giúp cây phát triển lại hệ thống rễ và tán cây (thân, cành).
- Magnisal (11%N+16% MgO): Liều dùng từ 80-120 g/25 lít. Sản phẩm này có thể kết hợp phun ở giai đoạn kích ra hoa cho cây xoài. Đạm kết hợp với Magie giúp cây quang hợp tốt, phục hồi lại bộ lá xanh lá dày lá
2.7 Tỉa cành, tạo tán cho cây sau thu hoạch
- Sau giai đoạn thu hoạch ta cần tỉa bỏ những cành thừa, những cành không ra hoa, trái. Giữ lại những cành hữu hiệu để nuôi dưỡng cho vụ sau.
- Tạo tán cho cây thông thoáng để cây quan hợp tốt, đủ ánh sáng tránh độ ẩm cao gây nấm bệnh và côn trùng chích hút.
3. ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT TIÊN TIẾN ĐỂ TRỒNG XOÀI
- Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật 4.0 vào sản xuất để đạt hiệu quả cao: bón phân bằng máy, phun thuốc bằng máy bay, tưới nước, phân bằng phương pháp nhỏ giọt …. Để giảm chi phí sản xuất năng cao hiệu quả kinh tế .