CÁCH TRỒNG HOA HỒNG ĐẸP VÀ TƯƠI TỐT TẠI NHÀ

Nếu nói về loài hoa tượng trưng cho tình yêu, thì hoa đầu tiên được mọi người nghĩ đến chính là hoa hồng. Chính vì sự phổ biến và ý nghĩa sâu sắc của nó, rất nhiều người đã tìm và nghiên cứu cách trồng hoa hồng tại nhà. Trong nhà có một khóm hồng khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng sẽ giúp cho khí vận của gia chủ được hanh thông, thuận lợi về nhiều điều trong cuộc sống. Thêm vào đó, vẻ đẹp của hoa hồng cũng làm siêu lòng những người yêu hoa, nhưng để có một cách trồng hoa hồng đúng kỹ thuật thì chúng ta cần phải có những phương pháp, chăm sóc đúng cách để có thể cho ra những khóm hoa hồng xinh đẹp, to đều nhất. Ngoài ra, nhờ khả năng lai tạo hiện đại, hoa hồng có rất nhiều màu sắc khác nhau như hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt, hoa hồng trắng thể hiện cho tình yêu trong sáng thuần khiết…

Vậy như thế nào mới là cách trồng hoa hồng đúng cách, cần làm gì để chăm sóc cho cây tươi tốt khỏe mạnh sẽ là những nỗi băn khoăn của người trồng hoa. Hiểu được nỗi lo lắng này, quý độc giả hãy cùng WildDaisy.vn tìm hiểu về loài hoa này cũng như chia sẻ tới mọi người cách chăm sóc và cách trồng hoa địa lan tại nhà chuẩn kỹ thuật nhất.

GIỚI THIỆU VỀ LOÀI HOA HỒNG

Nguồn gốc loài hoa hồng

Từ 5000 năm trước, khi con người bắt đầu phát triển biết trồng trọt chăn nuôi thì loài Hoa hồng đã được xuất hiện. Lịch sử ghi nhận tại Trung Quốc còn là quốc gia đầu tiên có trồng vườn hoa hồng. Tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu thì Hoa hồng đã xuất hiện khoảng 35 triệu năm trước với 150 loài hoa tại bán cầu Bắc từ Alaska đến Mexico. Trong thời kỳ La Mã cổ đại, con người đã biết dùng Hoa hồng để tạo mùi hương và phục vụ cho nền y học, được trồng rộng rãi nhất ở Trung Đông.

  • Vào thế kỷ 15, Hoa hồng chính là biểu tượng của chiến tranh giữa các phe phái Anh Quốc. Người ta gọi đây là “Cuộc chiến hoa hồng”, bởi màu trắng và đỏ của hoa tượng trưng cho hai phe xung đột là York và Lancaster.

  • Vào thế kỷ 17, Hoàng gia Châu Âu đã đưa ra hiến pháp công nhận nước hoa từ hoa hồng là mặt hàng có thể trao đổi hợp pháp.

  • Tuy nhiên, vào thế kỷ 18, hoa hồng trồng theo vườn mới được Châu Âu cho du nhập từ Trung Quốc. Giai đoạn này nhiều loài hoa mới cũng được lai tạo, áp dụng

    cách trồng hoa hồng

    hiện đại tạo ra những bông hồng tuyệt đẹp như ngày nay.

Từ những thông tin trên, quý độc giả có thể thấy lịch sử phát triển của hoa hồng khô vô cùng dày và đa dạng.

Giá trị của hoa hồng trong đời sống

Bởi vẻ đẹp kiêu sa của mình, Hoa hồng vô cùng được yêu thích và ưa chuộng. Mọi người thường trồng trong không gian gia đình, công viên, quán cà phê,…Nhờ áp dụng cách trồng hoa hồng đúng kỹ thuật, mà người trồng hoa đón nhận được nhiều niềm hạnh phúc, chiêm ngưỡng thành quả là những bông hoa rực rỡ, tỏa hương.

Ngoài ra, Hoa hồng có rất nhiều tác dụng trong đời sống. Trong nấu ăn, cánh Hoa hồng khô được dùng để ướp gia vị tạo mùi hương cho món ăn. Trong cuộc sống, các cánh Hồng khô được dùng làm túi thơm treo vào phòng ngủ, quần áo tạo sự thư giãn, relax. Trong y học, Hoa hồng là một vị thuốc trị táo bón, mụn nhọt, làm mát cơ thể, giảm đau bụng kinh…

Ý NGHĨA CỰC SÂU SẮC VỀ LOÀI HOA HỒNG 

Ý nghĩa hoa hồng theo màu sắc

  • Hoa hồng màu đỏ: đây là loài hoa tượng trưng cho giai đoạn yêu đương nồng cháy, mãnh liệt. Hoa hồng đỏ đại diện cho thần Venus – vị thần tình yêu và sắc đẹp. Vì vậy, trong các dịp lễ tình nhân, kỷ niệm ngày cưới, ngày yêu Hoa hồng được hay được dùng để tặng cho nửa kia.

  • Hoa hồng màu trắng: màu trắng tượng trưng cho một tình yêu thuần khiết, trong sáng. Những lễ kỷ niệm đòi hỏi sự trang trọng thì màu trắng sẽ tôn vinh một tình yêu vĩnh cửu không phai mờ theo năm tháng.

  • Hoa hồng màu vàng: dù mang nghĩa mang tới sự thành công, thịnh vượng cho gia chủ. Tuy nhiên, nếu yêu nhau thì không nên tặng hoa hồng vàng, bởi hoa hồng vàng đại diện cho sự chia ly, chia tay.

  • Hoa hồng màu tím: màu tím đại diện cho sự thủy chung, son sắc. Và hoa hồng tím cũng mang ý nghĩa như vậy, cho nên có rất nhiều bạn trẻ ngày nay chọn sắc tím từ hoa để làm màu chủ đạo cho ngày cưới của mình.

  • Hoa hồng màu xanh lá: màu sắc xanh đại diện cho tình yêu vô bờ bến, đại diện cho sự tươi trẻ và phát triển trong tương lai.

  • Hoa hồng màu xanh dương: tượng trưng cho niềm hy vọng, tình yêu vĩnh cửu của lứa đôi.

Ý nghĩa hoa hồng theo số lượng

Ngoài ý nghĩa hoa hồng theo màu sắc, thì số lượng hoa hồng cũng mang những ý nghĩa khác nhau. Dưới đây sẽ là một vài ý nghĩa về số lượng những bông hồng mà không phải ai trong chúng ta cũng biết.

  • 1 bông hoa hồng mang nghĩa: trái tim anh chỉ có duy nhất một mình em

  • 2 bông hoa hồng mang nghĩa: cả thế giới này chỉ có anh là yêu em nhất

  • 3 bông hoa hồng mang nghĩa: anh yêu em rất nhiều

  • 10 bông hoa hồng mang nghĩa: tình yêu của đôi ta thập toàn, thập mỹ

  • 33 bông hoa hồng mang nghĩa: tình yêu cuồng nhiệt, nồng cháy của lứa đôi

  • 99 bông hoa hồng mang nghĩa: tình yêu của đôi ta sẽ không bao giờ tàn phai

  • 365 bông hoa hồng mang nghĩa: anh luôn nghĩ về em

CÁCH TRỒNG HOA HỒNG ĐÚNG KỸ THUẬT NHẤT

Cách trồng hoa hồng trong chậu

Bước 1: Chọn vị trí đặt chậu

Hoa hồng là loài hoa đòi hỏi đầy đủ ánh sáng để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất. Chính vì vậy, chọn hướng nắng là bước vô cùng quan trọng khi trồng hoa hồng. Thời gian hoa hồng cần được nhận được nắng tối thiểu là 5-6 tiếng mỗi ngày. Bạn cần chú ý quan sát để lựa chọn địa điểm có ánh nắng mặt trời chiếu vào buổi sáng bởi chúng có thể làm khô lá cây, giúp ngăn ngừa sâu bệnh phát triển. Hoa hồng trồng tại nơi thiếu nắng có thể không chết ngay lập tức nhưng chúng sẽ yếu dần, chất lượng hoa xấu và dễ gặp sâu bệnh. Bên cạnh đó cũng cần tránh ánh nắng gay gay chiếu trực tiếp.

Bước 2: Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng là một trong những yếu tố quan trọng trong cách trồng hoa hồng. Cần chọn đất có độ tơi xốp, thoát nước tốt để không bị ứ đọng nước làm hỏng rễ.  Bên cạnh đó, bạn cần lựa chọn những chậu cây lớn để phù hợp với độ phát triển của cây mà bạn mong muốn. Một trong những sai lầm mà bạn dễ mắc phải trong cách trồng hoa hồng đó là không cung cấp thoát nước đầy đủ. Bạn có thể tạo nhiều lỗ dưới đáy chậu để đảm bảo được hệ thống thoát nước cho cây.

Tìm hiểu chi tiết về : cách trồng hoa đồng tiền

Bước 3: Tưới nước

Cách trồng hoa hồng chuẩn là tưới một lượng nước vừa đủ tránh để lượng nước quá nhiều hoặc quá ít. Để tạo điều kiện phát triển tốt nhất, chúng ta nên tưới nước cho cây bằng vòi phun nhẹ vào mỗi buổi sáng. Tùy vào khí hậu của từng vùng để điều chỉnh lượng nước cho phù hợp. Với những ngày nắng gắt, bạn cần tưới thêm nước cho hoa để đảm bảo không bị héo rũ. Bên cạnh đó, nếu bạn tưới nước vào buổi chiều thì không nên tưới quá trễ bởi trong môi trường ẩm ướt vào ban đêm có thể tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển làm hại đến cây.

Cách trồng hoa hồng gốc

Bước 1: Chuẩn bị đất

Lót dưới đáy chậu một chút sỏi hoặc than củi khô đập nhỏ để giúp tạo sự thông thoáng và thoát nước. Sau đó, cho đất vào khoảng ⅔ chậu. 

Bước 2: Trồng cây

Tưới một chút nước vào chậu trước khi tiến hành trồng để tạo độ ẩm cho đất. Khoét một lỗ nhỏ chính giữa để đặt cây vào. Bên trên có phủ thêm một lớp đất đến độ cao khoảng bằng 8/10 chậu. 

Cách trồng hoa hồng tốt nhất là tay trái giữ cây, tay phải lấp đất vào xung quanh gốc cùng với đó cần ấn nhẹ tay cho cây đứng tránh là đứt rễ cây. Một điểm cần lưu ý nữa đó là giữ khoảng cách phù hợp giữa các cây hoa hồng khi trồng trong bồn để đảm bảo cây có thể nhận đủ ánh ánh và phát triển tốt. Sau khi trồng xong hãy tưới thật nhiều nước.

Bước 3: Cắm cọc 

Khi mới trồng, cây hồng chưa có sự bám vào đất nên bạn cần chuẩn bị một chiếc cọc thật chắc chắn cắm giữa chậu và dùng dây buộc thân cây hồng vào cọc để cây không bị đổ khi gặp gió. Sau trồng khoảng vài tuần thì có thể bỏ cọc lắm ra vì lúc này cây đã bám rễ và đứng vững. Bên cạnh đó, nên dùng vải che cho cây vào những ngày đầu để cây làm quen dần với ánh nắng mặt trời rồi dần dần cho tiếp xúc. 

Cách trồng hoa hồng bằng cành

Bước 1: Chọn cây hồng ưng ý sau đó cắt một cành để giâm (chọn cành phải là cành bánh tẻ, không quá non, không quá già). Thực hiện cắt cành dứt khoát không làm dập cành ở độ dài khoảng từ 15cm-20cm. Nếu như cành hồng bị dập thì bạn nên gọt phần bị dập đi để áp dụng được cách trồng hoa hồng chuẩn nhất. 

Bước 2: Để làm tăng sức sống của cành giâm, sau khi cắt cành thì ngay lập tức ngâm trong dung dịch thuốc kích thích ra rễ.

Bước 3: Chuẩn bị thêm một chiếc que để cắm xuống đất với độ sâu của lỗ que tạo ra là 2 cm. Sau đó, cắm những cành hồng đã ra rễ vào chậu.

Bước 4: Dùng vòi phun nhẹ tưới vào những cành hồng đã giâm. Trong khoảng thời gian từ 12-15 ngày, bạn sẽ thấy chồi non phát triển. Sau khoảng 2 tháng giâm là bạn đã có một cây hồng con xanh tốt. 

HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM HOA HỒNG TRONG CHẬU TẠI NHÀ

Phân bón

Bón phân là một phần không thể thiếu trong quá trình trồng và chăm sóc bất kỳ loại cây hoa nào. Đối với cách trồng hoa hồng, sau khi trồng từ 3-5 ngày, để giúp cây phát triển bộ rễ tốt và hoa nở có màu sắc sống động thì hãy phun phân bón lá. Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ, mọc lá non thì bón bổ sung phân hạt Dynamic, phân dơi quanh gốc cây rồi tưới nước. Loại phân bón này sẽ giúp cây hấp thụ tốt dinh dưỡng, để an toàn nhất thì bạn có thể sử dụng muỗng cà phê để định lượng. Kết hợp xen kẽ định kỳ mỗi tháng 1 lần đối với phân bón lá và bón gốc. Và một điều vô cùng quan trọng, rất nhiều người đã mắc phải đó là: tuyệt đối không tưới phân lên hoa bởi phân bón sẽ làm hoa mau tàn.

Ngoài ra, bạn có thể đặt vỏ chuối ở mỗi gốc cây hoặc chôn một quả chuối chín tại ngay gần gốc cây bởi vỏ chuối là một nguồn cung cấp canxi, lưu huỳnh, magie và photphat rất tốt và cần thiết cho hoa hồng.

Tưới nước

Hoa hồng là một loại cây rất yêu nước tuy nhiên chúng ta cần tưới một lượng nước vừa đủ chứ đừng nhấn chìm chúng bởi nếu quá ẩm ướt sẽ khiến cây hoa hồng nhanh chết. Bạn nên siêng tưới hoa hồng từ 1-2 lần mỗi ngày trong thời tiết khô, tránh tưới quá thường xuyên sẽ khiến cây bị nấm và rễ úng nước. Vào mùa thu khi thời tiết mát mẻ, bạn cần giảm lượng nước tưới cho cây lại tuy nhiên không để đất của hoa bị khô hoàn toàn. Một mẹo nhỏ đó chính là tưới nước vo gạo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho việc nuôi cây. Ngoài ra, nếu muốn hoa nở đẹp thì khi cây đang nhú hoa bạn có thể pha lẫn một chút phân kali để hoa nở và lên màu đẹp hơn.

Cắt tỉa hoa hồng

Khi cây đã lớn, bạn có thể cắt bớt những cành già, không cần thiết để tạo thế đẹp cho cây và giúp cây phát triển tốt nhất. Đồng thời việc cắt tỉa cũng giúp cho cây ra những mầm non mới, tạo điều kiện cho hoa phát triển và nở to. 

Một lưu ý nhỏ nhỏ cho các bạn trồng hoa hồng đó là: Trong cách trồng hoa hồng chuẩn nhất thì bạn không nên cắt hoa hồng vào mùa hè vì chúng có thể sẽ chết vì nắng nóng. Với những cây hoa hồng lớn có thể được cắt giảm tới 2/3 và những cây nhỏ hơn chỉ tỉa bớt lá dưới gốc. Không phải tất cả các loại hoa hồng đều được cắt tỉa theo cùng một cách hoặc vào cùng một thời điểm trong năm. 

Phòng trừ sâu bệnh cho hoa hồng

Để phòng trừ sâu bệnh, bạn cần có cách trồng hoa hồng đúng cách, chăm sóc hoa cẩn thận, đảm bảo đúng kỹ thuật về độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, đáp ứng mọi điều kiện tốt nhất cho cây. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể tránh khỏi một số loại sâu bệnh thường gặp ở hoa hồng như: 

  • Sâu rệp: Biểu hiện thường thấy là lá cây hoa hồng có đốm đen rồi chuyển sang màu vàng có đốm đen. Loại sâu gây ra do nước bắn vào lá, đặc biệt là trong thời tiết mưa. Bạn có thể sử dụng thuốc trị rệp rất phổ biến được bán ở tiệm cây cảnh.

  • Nấm bột: Loại sâu bệnh này có thể khiến các bộ phận như: lá, chồi và thân cây sẽ được phủ một lớp phấn trắng. Nấm mốc phát triển nhanh chóng trong thời tiết ấm áp và ẩm ướt. Chỉ có thể ngăn chặn nấm mốc bằng cách cắt tỉa tất cả những cây bị chết hoặc bị bệnh vào mùa xuân.

Các loài hoa từ lâu đã trở thành một thú vui tinh thần trong lòng những người yêu hoa, hy vọng với những chia sẻ phía trên quý độc giả phần nào đã hiểu được về cách trồng hoa hồng và chọn cho mình giống hoa yêu thích để tự trồng và chăm sóc tại nhà. Nếu thấy thích thú và không muốn bỏ qua những bài viết hay về các loại hoa hãy bấm theo dõi, để lại bình luận ủng hộ cho WildDaisy.vn để chúng tôi có thể đưa ra nhiều bài viết thú vị nhé.