CÁCH TRỒNG DÂU TÂY

Dâu tây là một loại cây ưa nắng và nhiệt độ thấp. Ở Việt Nam, dâu tây chỉ phù hợp phát triển, cho năng suất cao tại một vài vùng đất lý tưởng.

Tuy nhiên, nếu không yêu cầu về kinh tế, chúng ta vẫn hoàn toàn trồng được một chậu hoặc vườn dâu tây tại nhà một cách thật dễ dàng.

 

 

CHUẨN BỊ CÂY GIỐNG

Dâu tây có hai giống cơ bản cơ bản: giống 6 tháng và giống vĩnh viễn. Giống 6 tháng có thời gian sinh trưởng ngắn, thu hoạch sớm, cho trái to. Bên cạnh đó, giống vĩnh viễn cho trái nhỏ nhưng liên tục, giống này có thể hữu ích cho việc kéo dài mùa vụ.

Dâu tây được nhân giống bằng 2 cách: ươm từ hạt hoặc tách mầm từ cây mẹ.

Người trồng có thể mua hạt giống đã được xử lý hoặc cây giống từ nhà vườn, nhà cung cấp uy tín để có được giống dâu tây khỏe mạnh.

Thồng thường, cây con được nuôi trong bầu đến khoảng 2 tuần thì có thể trồng vào đất.

Mùa xuân hoặc cuối hè sẽ là thời điểm tốt nhất để gieo trồng, hạn chế trồng vào mùa đông khi mặt đất lạnh và ẩm ướt.

 

 

 

 

BẮT ĐẦU TRỒNG

Đất trồng dâu tây nên có nhiều hợp chất dinh dưỡng, ẩm nhẹ, nhiều đất thịt, thoát nước tốt. Không trồng dâu tây ở các khu vực đất đã trồng khoai tây, hoa cúc hoặc cà chua trước đây vì nó sẽ làm cây dâu tây dễ bị bệnh héo verticillium và tránh những nơi có gió để ngăn côn trùng thụ phấn đến hoa.

 

 

Theo truyền thống, dâu tây được trồng thành hàng trực tiếp vào đất vườn, mỗi hàng cách nhau 75cm, mỗi vị trí trồng có khoảng trống 35cm.

Khi bắt đầu trồng, nên cắt tỉa rễ nhẹ đến 10cm, sau đó trồng chúng ra trong lỗ đủ lớn để chứa rễ cây sao cho phần gốc nằm nhẹ trên bề mặt. Trồng ở độ sâu chính xác là rất quan trọng: nếu gốc được trồng quá sâu, nó sẽ bị thối, nếu trồng quá cạn, cây sẽ bị khô và chết.

Trong đất nghèo dinh dưỡng, hãy tạo các luống cao để giúp cải thiện hệ thống thoát nước và tăng độ sâu của rễ. 

 

CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH

Cây dâu tây sinh trưởng nhanh, nếu chăm sóc tốt, khoảng 3 tháng, cây sẽ bắt đầu ra hoa.

Nếu trồng vào mùa thu hoặc đầu mùa xuân, hãy loại bỏ những bông hoa dâu đầu tiên khi thấy cây yếu.

 

Trong suốt thời gian sinh trưởng, phải tưới nước thường xuyên cho cây, đặc biệt là vào mùa khô. Tuy nhiên, khi tưới, cần tránh làm ướt chồi non và quả để hạn chế và rụng trái. Đặc biệt, trong thời gian này, dâu tây rất cần kali, nên bổ sung cho cây dạng kali lỏng có thể từ bã cà chua, cứ sau 7 đến 14 ngày. Hàm lượng kali sẽ ảnh hưởng nhiều đến độ cứng và hương vị của quả.

 

 

Khi trái bắt đầu phát triển, nhét rơm hoặc thảm sợi bên dưới cây để giữ cho trái sạch sẽ. Điều này cũng sẽ giúp triệt tiêu cỏ dại xâm lấn.

Cây dâu tây rất dễ bị nhiễm nấm hoăc sâu bệnh, nên thường xuyên quan sát để phát hiện và xử lý lý thời. Nếu thấy có dấu hiệu bệnh, hãy loại bỏ các bộ phận thực vật bị hư hỏng trước khi chúng có thể lây lan, giảm độ ẩm, làm thông thoáng gốc cây.

 

 

Sương giá lạnh và mưa nhiều có thể phá hủy cả cây. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta có thể che chắn bằng lưới hoặc lồng kính.

Trong suốt thời gian thu hoạch, thường xuyên ngắt và tỉa bớt lá già, để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả, thay đổi lớp rơm phủ để ngăn ngừa sự tích tụ của sâu bệnh. 

 

Dâu tây cho thu hoạch mỗi ngày, có thể cho năng suất kéo dài đến bốn năm trước khi thay thế cây mới.

Tuy việc chăm sóc khó khăn, nhưng bù lại, quả dâu tây có giá trị về mặt dinh dưỡng rất cao, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

 

-Fraga & Ana