CÁC TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH THƯỜNG GẶP Ở ÂM HỘ & ÂM ĐẠO

C TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH THƯỜNG GẶP Ở ÂM HỘ & ÂM ĐẠO

BS. CKI. Lưu Thị Trâm Anh, bác sĩ điều trị Sản Phụ khoa, BVQT Phương Châu

Chuyện kín đáo của chị em phụ nữ đôi khi có những vấn đề xảy ra và gây lo lắng khiến chúng ta không biết nhận diện và xử trí chúng như thế nào, đặc biệt là những tổn thương/vấn đề thường gặp ở âm hộ và âm đạo. Khi đó, chị em cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, kiểm tra nguyên nhân và tư vấn điều trị kịp thời nhằm tránh những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày cũng như sự tái đi tái lại của tình trạng bệnh.

Âm hộ (hay dân gian thường gọi cửa mình) là bộ phận bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ. Âm hộ có cấu trúc bao gồm: xương mu, môi lớn (các nếp gấp phía ngoài), Môi bé (các nếp gấp phía trong), phần ngoài của âm vật, gồm quy đầu âm vật và mui âm vật, lỗ niệu đạo, cửa vào âm đạo, màng trinh

* Các bệnh lý nhiễm trùng có sang thương ở âm hộ thường gặp & hướng xử trí:

Hạ cam mềm: là bệnh lý nhiễm trùng đường sinh dục cấp tính đặc trưng lâm sàng bởi loét hoại tử hóa. Bệnh gây biến chứng sưng, viêm và làm mủ hạch bạch huyết liên hệ và là yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV. Bệnh ít gặp ở những nước phát triển, thường gặp hơn ở những xứ nhiệt đới.

Điều trị: thuốc được lựa chọn là Erythromycin

Giang mai: là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Nếu không điều trị kịp thời rất có thể bệnh sẽ gây nên những tổn thương tại tất cả các bộ phận trong cơ thể như viêm loét bộ phận sinh dục, phát ban ngoài da, đau nhức cơ xương, thậm chí gây ảnh hưởng đến nội tạng. Xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn này xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn.

Điều trị: sử dụng Penicillin đối với tất cả giai đoạn.

U hạt Lympho: là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đây là bệnh do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây nên. Vi khuẩn này đi qua da và niêm mạc bị xây xát vào các hạch bạch huyết, gây tắc nghẽn xung quanh hạch. Bệnh gây ảnh hưởng đến hạch bạch huyết, cơ quan sinh dục ngoài, thậm chí cả trực tràng và miệng. Triệu chứng của bệnh bắt đầu từ 1 đến 4 tuần sau khi tiếp xúc. Sau đó cơ quan sinh dục ngoài có hiện tượng nổi bóng nước và lở loét.

Tuy nhiên những vết này có thể nhanh liền lại. Sau đó, hạch bạch huyết ở vùng bẹn sưng to, đỏ và căng đau. Áp xe (túi mủ) hình thành, rỉ mủ đục và dịch lẫn máu. Sốt, đau nhức cơ, đau đầu, chán ăn, nôn mửa và đau khớp có thể xảy ra.

Điều trị: giai đoạn sớm đáp ứng tốt với Tetracycline

HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục với thời gian ủ bệnh 3 tuần đến 8 tháng. Bệnh có biểu hiện ở âm hộ là những mụn cóc, thường gặp những sẩn nhỏ, gồ cao, tròn, số lượng thường nhiều. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp sang thương Condylomata Acuminate (sùi mào gà), biểu hiện là những u nhiều mạch máu, hình dạng bất thường, có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của âm hộ.

Điều trị: dùng lâu dài với Trichloroacetic acid, liệu pháp đông lạnh hoặc phẫu thuật laser.

Herpes sinh dục: bệnh lây truyền qua đường tình dục gây loét thường gặp ở các

nước phát triển. Nó gây ra bởi Herpesviruses người 1 (HSV-1) hoặc 2 (HSV-2). Phụ nữ mang thai có Herpes sinh dục có thể truyền HSV (thường là HSV-2) cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Nếu trẻ nhiễm Herpes bẩm sinh có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng, có khả năng gây tử vong.

Điều trị: Acylovir

* Các sang thương lành tính gây biến đổi sắc tố ở âm hộ:

Hc lào: thay đổi màu sắc và kích thước thay đổi từ 1mm đến 2cm

Dày lớp gai (Acanthosis nigricans): rối loạn da gặp ở vùng nách, núm vú, vùng rốn và vùng đùi. Có thể biểu hiện là những vùng tăng sắc tố, giới hạn không rõ ràng.

Bch biến: biểu hiện là những vùng mất sắc tố hoàn toàn trên da, thường giới hạn rõ ràng và đối xứng. Nhìn chung các tổn thương gây biến đổi sắc tố ở âm hộ chỉ điều trị khi có triệu chứng.

* Các sang thương ở âm đạo do phát triển bất thường

Bít màng trinh: Màng trinh là một màng chắn ở âm đạo người nữ, cách cửa âm đạo khoảng 1cm. Tùy cơ thể mỗi người, có người màng mỏng, màng dày, có người không có màng trinh. Thông thường, màng trinh có lỗ để máu kinh thoát ra ngoài, có màng có 1 lỗ to hoặc màng có nhiều lỗ nhỏ.

Màng trinh bịt kín là màng không có lỗ hoặc là một vách chắn ngang âm đạo khiến máu kinh không thoát ra được mà tích dần lại trong âm đạo hoặc tử cung, hình thành túi máu âm đạo. Sự tích tụ máu và các dịch tiết cũng có thể gây nên tình trạng ứ huyết tử cung và ống dẫn trứng.

Điều trị: rạch vào màng trinh (theo hình chữ thập)

Vách ngăn âm đạo có vách: vách có thể hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Vách là một khối mềm, chạy từ lỗ âm đạo đến cổ tử cung. Nhiều bệnh nhân có hai cổ tử cung, mỗi cổ tử cung nằm một bên của vách.

Điều trị: trường hợp này nếu không có triệu chứng thì không cần điều trị.

Vách ngăn ngang âm đạo: đây là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp, trong đó vách chia đổi âm đạo thành hai thành phần: trên và dưới. Vách có thể hoàn toàn và không hoàn toàn, trong trường hợp vách ngăn không hoàn toàn, máu kinh sẽ chảy ra ngoài và có thể mang thai được. Lúc sinh phải chỉ định mổ lấy thai.

Điều trị: phẫu thuật cắt bỏ vách ngăn.