CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA CÁN BỘ DÂN VẬN TRONG GIAO TIẾP VỚI NHÂN DÂN

1. Nguyên tắc trong giao tiếp với Nhân dân

– Giao tiếp thân thiện với nhiều đối tượng:

+ Các đối tượng đều được tiếp xúc bình đẳng.

+ Cẩn trọng, tế nhị với các đối tượng nhạy cảm.

+ Tôn trọng văn hóa, phong tục, đặc tính cộng đồng.

– Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhân dân và Nhà nước:

+ Mục tiêu cơ quan mình đạt.

+ Mục tiêu người dân chí ít cũng đạt phần nào.

Giao tiếp giúp cơ quan phát triển mối quan hệ:

+ Làm phong phú và sâu sắc quan hệ của cơ quan.

+ Thắt chặt lòng tin của dân đối với cơ quan hành chính.

2. Kỹ năng giao tiếp với Nhân dân

2.1. Kỹ năng tiếp xúc

– Kỹ năng nói trong tiếp xúc với Nhân dân”:

+ Nói đúng: đúng vấn đề; đúng tình tiết; đúng chuẩn.

+ Nói sâu: nói có căn cơ vững chắc; nói có căn cứ thực tế đầy đủ; nói vào lòng người.

+ Cùng nói: nói để dân nói; nói để 2 bên cùng có tiếng nói chung.

– Kỹ năng nghe dân nói trong tiếp xúc:

+ Nghe một cách cụ thể: nghe thực chất từng ý kiến; nghe một cách có hệ thống; nghe một cách tổng hợp.

+ Nghe cái bản chất: nghe tất cả cái người dân nói; nghe được “cái người dân không nói” hay người dân nói dở; nghe “cái giữa” các lời nói.

+ Nghe chân thực: gợi mở để người dân tự bộc bạch tâm trạng; xác định tính hợp lý về quan điểm người dân.

2.2. Kỹ năng ứng xử

– Nguyên tác ứng xử với Nhân dân:

+ Linh hoạt trong mọi tình huống.

+ Khéo léo từng trường hợp.

+ Kiên trì mục đích công vụ.

– Tự chủ bản thân:

+ Kiềm chế cao hứng.

+ Không đưa ra những nhận định thiếu căn cứ.

+ Không hứa hẹn mang tính mị dân.

– Thái độ trong tình huống:

+ Bình tĩnh trước sự khiêu khích.

+ Giữ hòa khí với khí khái người làm chủ.

+ Phong thái ung dung, tự tin và chủ động.

– Chủ động giải quyết vấn đề:

+ Thận trọng với bức xúc của đối tượng.

+ Lèo lái đối tượng phải theo đạo lý và pháp lý.

+ Tranh thủ sự đồng tình những người xung quanh.

2.3. Kỹ năng đối thoại

– Mục đích đối thoại:

+ Xác định đúng thực chất vấn đề bức xúc.

+ Nắm bắt chính kiến của người dân.

+ Chính quyền thể hiện quan điểm về vấn đề đó.

+ Đả thông và định hướng tư tưởng cho người dân.

+ Cùng tìm giải pháp giải quyết thỏa đáng.

– Chuẩn bị đối thoại:

+ Thu thập thắc mắc, vấn đề người dân quan tâm qua nghe trực tiếp, khiếu nại, kiến nghị.

+ Phân loại ý kiến theo nhóm vấn đề, mạch nội dung.

+ Chuyển các ý kiến tới cơ quan thẩm quyền, cá nhân liên đới trách nhiệm nghiên cứu và chuẩn bị đối thoại.

– Quá trình đối thoại:

+ Hai bên phải bám chủ đề và từng vấn đề.

+ Người dân có thể chất vấn để làm sáng tỏ vấn đề.

+ Diễn giả đặt câu hỏi đo độ trung thực của tư tưởng.

+ Người tổ chức kết luận về kết quả của đối thoại

.