CÁC HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CÁC HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Email

Print

 Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong những năm gần đây luôn được các Bộ, ngành, địa phương duy trì thường xuyên, liên tục. Nhờ đó mà nhận thức của cán bộ, nhân dân trong việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật ngày càng được nâng lên. 

Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tăng cường đổi mới, sáng tạo về hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), đảm bảo thực chất, hiệu quả. Nhiều hoạt động được tổ chức rộng rãi, tạo sức lan tỏa trong nhân dân, được nhân dân hưởng ứng. Thông qua nhiều hình thức như tổ chức Hội nghị tuyên truyền, PBGDPL; lồng ghép trong các Hội nghị của cơ quan, đơn vị, địa phương; các buổi sinh hoạt, cuộc họp của cơ quan, đơn vị; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh ở cơ sở; phát hành tờ rơi, tờ gấp pháp luật, đĩa CD, đề cương, tài liệu hỏi – đáp pháp luật, hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam”, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; cuộc thi tìm hiểu về biên giới Việt – Lào…đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Một số hình thức tuyên truyền, PBGDPL được đánh giá cao, mang lại hiệu quả như thông qua loa truyền thanh ở cơ sở, tổ chức Hội nghị tuyên truyền trực tiếp: phát tờ rơi, tờ gấp pháp luật; qua các cơ quan truyền thông, báo chí; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền, PBGDPL (qua cổng trang thông tin điện tử, phần mềm quản lý văn bản điều hành, cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến.); thông qua công tác xét xử, trợ giúp pháp lý; công tác hòa giải ở cơ sở; biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền, phổ biến bằng tiếng dân tộc…

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi mong muốn tổng hợp các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật phổ biến, để các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và các cán bộ công chức làm công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật có thể tham khảo, lựa chọn hình thức tuyên truyền, phổ biến PL phù hợp với địa phương, cơ quan, đơn vị và đối tượng của mình, để mang lại hiệu quả tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền PBGDPL.

1. Các hình thức PBGDPL truyền thống

1.1. Tuyên truyền miệng

Tuyên truyền miệng về pháp luật là một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe về lĩnh vực pháp luật trong đó chủ yếu là các văn bản pháp luật đó nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật, niềm tin vào pháp luật và ý thức pháp luật cho người nghe và kích thích người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật.

Tuyên truyền miệng về pháp luật có nhiều ưu thế thể hiện ở tính linh hoạt, có thể tiến hành ở bất cứ nơi nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào và số lượng người nghe; người nói có điều kiện thuận lợi để giải thích, phân tích, làm sang tỏ nội dung cần tuyên truyền, hai bên có thể hỏi đáp trực tiếp để đáp ứng yêu cầu của nhau.

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật từ trước đến nay, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tuyên truyền miệng được sử dụng phổ biến, rộng rãi và có mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác. Vì vậy, việc xác định và nhấn mạnh vai trò của tuyên truyền miệng trong phổ biến, giáo dục pháp luật được thể hiện nhiều trong các văn bản chỉ đạo của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành, quản lý của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương.

Tuy nhiên, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tuyên truyền miệng với một số hạn chế vốn có như không thể áp dụng đối với các đối tượng không cùng ngôn ngữ, lời nói chỉ tác động vào thính giác, đòi hỏi người nghe sự theo dõi, tập trung…, đặc biệt với các tiện ích của phương tiện, thông tin, đại chúng và công nghệ thông tin đang tác động đáng kể đến vai trò của tuyên truyền miệng. Vì vậy, để tạo cơ sở mang tính định hướng trong tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, việc thể chế hoá bằng quy phạm pháp luật đối với hình thức tuyên truyền miệng là cần thiết.

1.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở, báo in, báo hình

– Báo in:

– Báo hình:

– Loa truyền thanh cơ sở được sử dụng phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu tại các đơn vị xã, phường, thị trấn.

1.3. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc biên soạn, phát hành tài liệu pháp luật

Đây là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được áp dụng rộng rãi, gần gũi với người dân và đóng một vai trò lớn trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, là cẩm nang, phương tiện hoạt động của những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật gồm nhiều loại như đề cương tuyên truyền, văn bản pháp luật, sách hướng dẫn, giải thích pháp luật, sách pháp luật bỏ túi, sách hỏi đáp pháp luật, tờ rơi, tờ gấp, bản tin, tranh áp phích, lịch… Trong tuyên truyền miệng, trong các hoạt động hoà giải, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, công tác giảng dạy và học tập pháp luật trong nhà trường… đều sử dụng tài liệu pháp luật để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chịu sự tác động nhất định của chất lượng các tài liệu pháp luật, vì vậy, việc biên soạn, phát hành các tài liệu này cũng được chú trọng cả hình thức và nội dung.

1.4. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường

Giáo dục pháp luật là sự tác động có định hướng có tổ chức nhằm hình thành tri thức, tình cảm và hành vi phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho công dân tự giác tuân thủ, thi hành pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của công dân.

Đó là một trong các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện thông qua việc dạy và học pháp luật trong các nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần hình thành và bồi dưỡng ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

1.5. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tủ sách pháp luật

Tủ sách pháp luật là công cụ hữu hiệu để đưa pháp luật vào hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung, đặc biệt là quá trình điều hành của bộ máy chính quyền cơ sở, và vào đời sống của các cộng đồng dân cư, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, đọc các sách, tài liệu pháp luật của tủ sách, người đọc tập hợp nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tế một cách đầy đủ, có hệ thống, chính xác và thống nhất.

Tuy nhiên, việc tìm hiểu pháp luật qua khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật cũng có những hạn chế nhất định, chịu sự tác động của nhiều yếu tố về cơ chế quản lý, thái độ phục vụ, sự đầu tư nâng cao hiệu quả khai thác tủ sách pháp luật, mức độ đáp ứng yêu cầu của đối tượng…

1.6. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật

Câu lạc bộ pháp luật là một tổ chức sinh hoạt pháp lý tự nguyện của những người có nhu cầu tìm hiểu pháp luật, có tinh thần tham gia đấu tranh bảo vệ pháp luật, nhiệt tình tuyên truyền giáo dục pháp luật.

Đó là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật qua sinh hoạt của hội viên, khách mời để giao lưu, học tập, trao đổi kiến thức pháp luật cần thiết, tạo điều kiện để họ đề đạt và kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề có lien quan đến công tác xây dựng, tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật.

1.7. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật

Thi tìm hiểu pháp luật là một trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, là cầu nối chuyển tải những nội dung pháp luật vào cuộc sống, là hình thức sinh hoạt văn hoá pháp lý có sức hấp dẫn và hiệu quả. Đây là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hấp dẫn, có hiệu quả cao và được sử dụng nhiều. Những nội dung pháp luật được chuyển tải đến các đối tượng thông qua cuộc thi một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn, sinh động hơn, tránh được sự cứng nhắc, khô cứng. Bên cạnh đó, kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền pháp luật của người tổ chức cũng được trau dồi, gọt dũa.

Kết quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức thi tìm hiểu pháp luật tác động trực tiếp đến ý thức pháp luật của người dự thi, qua đó là nơi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức pháp luật và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật của cả người tổ chức cuộc thi và người theo dõi, tìm hiểu cuộc thi.

1.8. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý

Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức trong nước và nước ngoài thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Thông qua tư vấn pháp luật, luật sư góp phần tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật nhằm nâng cao văn hoá pháp lý cho công dân trong cộng đồng xã hội. Hoạt động tư vấn pháp luật là cầu nối quan trọng giữa người xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, thực thi pháp luật và những người là đối tượng của việc áp dụng pháp luật.

Trợ giúp pháp lý là sự giúp đỡ miễn phí của các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ pháp lý (tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa) nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội.

 Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý sẽ giúp các đối tượng nắm bắt được các thông tin pháp lý, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ pháp luật, hướng dẫn phương pháp xử sự các hoàn cảnh cụ thể phù hợp với pháp luật và tránh được những hậu quả pháp lý bất lợi, hướng dẫn công dân, tổ chức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.

1.9. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở

Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở là việc các tổ viên hoà giải bằng hoạt động hoà giải của mình cung cấp các kiến thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm pháp luật cho các bên tranh chấp và những người khác trong cộng đồng dân cư nhằm mục đích hình thành ở họ sự hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen hành động theo pháp luật.

Để phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải có hiệu quả, đòi hỏi phải có phương pháp thực hiện hợp lý và có những giải pháp phù hợp, kịp thời để việc hoà giải đạt được mục đích đồng thời qua việc hoà giải, các bên hiểu được quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

1.10. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hoá, văn nghệ

Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hoá, văn nghệ là đưa tinh thần một quy phạm pháp luật, một văn bản pháp luật vào đời sống xã hội bằng “ngôn ngữ” của một loại hình văn hoá, văn nghệ nào đó như kịch, lễ hội, áp phích….

Đối với hoạt động này, đòi hỏi một số kỹ năng bảo đảm cho việc phổ biến, giáo dục pháp lụât có hiệu quả như biết thâm nhập vào đời sống xã hội, nắm được tình hình thực hiện pháp luật trong cuộc sống, phát hiện được vai trò định hướng phát triển xã hội của pháp luật, những tính chất ưu việt của pháp luật xã hội chủ nghĩa, chuyển được tư duy pháp luật thành tư duy nghệ thuật…

1.11. Một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác

Ngoài các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính truyền thống đã được sử dụng thường xuyên, rộng rãi trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trên thực tế, có một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác xuất hiện những năm gần đây do yêu cầu thực tiễn của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn hiện nay như:

Thứ nhất, Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động thực thi pháp luật. Theo tinh thần công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ hàng ngày của các cơ quan, tổ chức; là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, vì vậy, các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân trong khi thực thi pháp luật.

Thứ hai, Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc xây dựng, thực hiện hương ước của thôn, làng, bản, ấp, quy chế của cơ quan, điều lệ của các tổ chức đoàn thể xã hội.

Thứ ba, Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc thực hiện ký cam kết gia đình không có thành viên vi phạm pháp luật; xây dựng các điểm sáng về chấp hành pháp luật ở cộng đồng dân cư.

          Thứ tư, Tổ chức các cuộc điều tra thăm dò dư luận xã hội để thu thập thông tin phản hồi của cán bộ, nhân dân về hiệu quả thực thi pháp luật, nhu cầu thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật để từ đó điều chỉnh nội dung, hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Như vậy, các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đang được sử dụng trong thực tiễn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là rất đa dạng, phong phú đang được vận dụng ngày càng rộng rãi, phổ biến trong công tác phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, hình thành nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của công dân.

2. Các hình thức PBGDPL gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, mạng internet

2.1. Báo điện tử.

2.2. Trang thông tin điện tử, mạng Internet

2.3. Các ứng dụng trực tuyến (Application).

Trong tình hình khoa học công nghệ phát triển như vũ bão trong 10 năm trở lại đây, tuyên truyền phổ biến GDPL nếu có thể thực hiện qua các hình thức trực tuyến thì ngày càng tiếp cận được với đông đảo đối tượng, nhất là các đối tượng trẻ và trung tuổi. Hiện nay không chỉ ở đô thị mà ngay cả ở nông thôn, khu vực miền núi hiện nay cũng tương đối trở nên phổ cập các hình thức truy cập trực tuyến để tìm kiếm thông tin, từ đó nếu có thể triển khai rộng rãi việc PBGDPL trên các ứng dụng và phương tiện trực tuyến thì đây ngày càng trở nên một kênh hữu hiệu để đưa thông tin pháp luật đến với cộng đồng.

Nguyễn Thị Đàm Liên – Vụ Pháp chế