Business intelligence là gì? Sự khác biệt giữa BI truyền thống & BI hiện đại
Business intelligence (BI) là một trong những thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh. Đây được xem là giải pháp và mô hình kinh doanh được đông đảo các doanh nghiệp Việt hướng đến trong những năm gần đây. BI mang đến các công cụ, ứng dụng và giải pháp hỗ trợ đắc lực công tác quản lý cho nhà lãnh đạo. Vậy cụ thể Business intelligence là gì? Sự khác biệt giữa BI truyền thống và BI hiện đại là gì? Câu trả lời sẽ có tại nội dung bài viết sau đây.
BI – Business intelligence là gì?
Business Intelligence là gì – BI được hiểu là kinh doanh thông minh. Thuật ngữ này được dùng để chỉ quá trình sử dụng công nghệ, phần mềm nhằm phân tích, thông báo và cung cấp thông tin đến nhà quản lý doanh nghiệp. Từ đó chủ doanh nghiệp có thể vạch định phương hướng, chiến lược cũng như kế hoạch phát triển kinh doanh mang đến hiệu quả tốt nhất.
BI được sử dụng nhằm thu thập mọi thông tin từ bên trong nội bộ doanh nghiệp cũng như các thông tin từ bên ngoài. Công cụ này luôn trong trạng thái sẵn sàng phân tích các thông tin vừa thu thập được. Sau đó phát triển chúng thành các bảng báo cáo, hình ảnh hóa dữ liệu, bảng điều khiển, nhằm cung cấp đến nhà quản lý hay người dùng các quyết sách điều chỉnh chiến lược và đường lối kinh doanh của doanh nghiệp.
Business intelligence – Kinh doanh thông minh
Mục Lục
Lịch sử của Business intelligence
Business Intelligence là gì, được hình thành từ đâu – BI bắt đầu manh nha xuất hiện từ nhiều thập kỷ trước và bắt đầu thịnh hành từ năm 1988 bởi Howard Dresner. Ông cũng chính là người đưa ra định nghĩa về kinh doanh thông minh cũng như đưa ra cách thức sử dụng chúng. Howard Dresner mang đến cách thức sử dụng BI nhằm tăng hiệu quả kinh doanh thông qua việc thu thập, phân tích các thông tin.
Ngày nay BI trở thành một trong những giải pháp, công cụ hỗ trợ đắc lực quá trình phát triển, vận hành của nhiều công ty, doanh nghiệp. Trả lời cho câu hỏi Business intelligence là gì – Forrester đã đưa ra định nghĩa sau: BI là một quy trình, phương pháp, kiến trúc và công nghệ có công dụng chuyển hóa dữ liệu thô thành các thông tin hữu ích. Chúng được sử dụng nhằm nâng cao nhận thức của nhà quản lý, từ đó giúp họ đưa ra các quyết định mang tính chiến lược cho doanh nghiệp.
Lợi ích của Business intelligence là gì?
Business intelligence là gì và mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp – Kinh doanh thông minh mang đến nhiều lợi ích dành cho các doanh nghiệp. Trong đó lợi ích to lớn nhất là giúp cải thiện và thúc đẩy nhà điều hành doanh nghiệp đưa ra các quyết sách tối ưu. Các quyết định mang tính chiến lược này giúp tối ưu quy trình kinh doanh, thu được lợi nhuận cao, cải thiện doanh thu, tạo đòn bẩy cho quá trình kinh doanh. Hệ thống BI giúp các doanh nghiệp xác định được xu hướng và nhu cầu của thị trường. Mang đến tầm nhìn và các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm, sửa đổi, nhằm hoàn thiện cấu trúc và phát triển lớn mạnh. Cụ thể
- Giúp doanh nghiệp tăng năng suất: BI cung cấp cái nhìn tốt hơn về thông tin và nhiệm vụ cụ thể trong công việc giúp nhân viên đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả hơn.
- Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: Tiết kiệm được thời gian và công sức, tiền bạc cho các doanh nghiệp bằng cách loại bỏ lo lắng về sao chép dữ liệu.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: Nhân viên có thể cá nhân hóa phong cách làm việc và thông tin cá nhân.
- Kiểm soát hiệu suất tốt hơn: BI hỗ trợ phân tích và giám sát hiệu suất kinh doanh thông qua biểu đồ, báo cáo và các chỉ số hiệu suất.
- Hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định hiệu quả trong việc: Xác định vị trí và năng lực cạnh tranh, mục đích và chiến lược. Phân tích hành vi khách hàng, từ đó giữ chân họ tốt hơn.
Thành phần chính của Business intelligence là gì?
Business intelligence là gì, bao gồm các thành phần nào – Các thành phần chính của hệ thống BI bao gồm: Data Sources/Data Warehouse/Integration Server/Reporting Server/Data Mining/Data Presentation. Cụ thể:
Thành phần chính của Business intelligence
Data Sources – Nguồn dữ liệu: Data Sources là cơ sở dữ liệu thô có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau. Thành phần này bao gồm hàng loạt các ứng dụng business như: Customer relationship management (CRM), Human Resource Management (HRM), Website thương mại điện tử, Phần mềm bán hàng,…
Data Warehouse – Kho dữ liệu: Data Warehouse được xem là kho dữ liệu của doanh nghiệp với hệ thống thông tin được thiết kế dựa trên các mô hình riêng biệt. Cơ sở dữ liệu OLTP – Online Transaction Processing dành riêng cho lượng dữ liệu đọc ghi thường xuyên, dung lượng ngắn. Đây là nơi lưu trữ dữ liệu lâu dài của doanh nghiệp. Các dữ liệu được Extract Transform Load cập nhật hằng ngày và chỉ có thể dùng để đọc.
Integrating Server – Trung gian: Integrating Server chịu trách nhiệm trung gian vận hành công cụ Extract Transform Load để chuyển đổi dữ liệu từ Data Sources vào Data Warehouse.
Analysis Server: Là nơi nhận dữ liệu đầu vào sau đó trả về kết quả dựa trên tri thức nghiệp vụ được định nghĩa sẵn.
Reporting Server: Reporting Server đóng vai trò thực thi các report với output nhận được từ Analysis Server.
Data Mining: Data Mining là khâu khá quan trọng, đây là quá trình trích xuất thông tin dữ liệu đã qua xử lý. Các thông tin được xử lý sao cho phù hợp với yêu cầu riêng của các doanh nghiệp. Dữ liệu được chuyển từ Data Warehouse và kết hợp với thuật toán nhằm vạch ra các định hướng có lợi cho quá trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp.
Data Presentation: Từ quá trình data mining các báo cáo, biểu đồ sẽ được tạo ra từ đây.
Sự khác biệt giữa BI truyền thống và BI hiện đại
Business intelligence mang đến nhiều lợi ích và ưu điểm cho các doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển đổi mới, BI truyền thống và BI hiện đại có sự khác nhau khá rõ rệt về tính năng, công dụng. Cụ thể:
BI truyền thống
BI truyền thống hoạt động theo hình thức kiểm soát. Có nghĩa khi các doanh nghiệp ứng dụng BI vào việc kiểm soát dữ liệu, nhà quản lý có thể kiểm soát chất lượng của kết quả.
Đối với BI truyền thống doanh nghiệp cần có bộ phận công nghệ thông tin hùng hậu và có năng lực chuyên môn. Điều này sẽ đảm bảo các dữ liệu được thu thập, lưu trữ và bảo mật đúng cách. Bộ phận CNTT có thể xây dựng hệ thống báo cáo và mang đến các thông tin hữu ích cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Business intelligence mang đến nhiều lợi ích và ưu điểm cho doanh nghiệp
Tuy nhiên trong trường hợp bộ phận CNTT yếu kém hoặc quá bận rộn có thể dẫn đến chậm trễ hoặc thiếu sót trong việc thu thập thông tin. Trong trường hợp cùng một lúc có quá nhiều dữ liệu cần thu thập, lưu trữ và phân tích thì BI truyền thống sẽ không thể xử lý hết các dữ liệu ấy. BI truyền thống hoạt động dưới sự điều hành, kiểm soát của con người nên còn nhiều hạn chế.
BI hiện đại với cơ chế tự động
Kinh doanh thông minh thời đại 4.0 mang đến nhiều lợi ích dành cho các doanh nghiệp. Các công cụ BI hiện đại thu hút đông đảo người dùng nhờ tính đơn giản và khả năng tự động hóa mà không cần hoặc ít phụ thuộc vào sự điều hành của con người. BI tự động mang đến những bước tiến mới cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, thu thập dữ liệu. Thông tin có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau một cách chi tiết và đầy đủ. BI hiện đại mang đến công cụ trực quan, ứng dụng AI giúp doanh nghiệp khám phá kho dữ liệu khổng lồ và đa dạng.
Kết luận
Business intelligence là gì – BI chính là kinh doanh thông minh, là giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý thông tin và đưa ra các quyết sách đúng đắn. Trong thời điểm hiện tại và tương lai, hệ thống BI sẽ được đưa vào sử dụng nhiều hơn, chứng tỏ ưu điểm và lợi ích vượt trội mà chúng mang lại cho các doanh nghiệp.
FastWork.vn – Nền tảng Quản trị và Điều hành doanh nghiệp toàn diện gồm: Phần mềm Quản trị nội bộ FastWork OFFICE+, Phần mềm Quản lý Công việc FastWork WORK+, Phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng FastWork CRM+, Phần mềm Quản trị nhân sự FastWork HRM+,…
Qúy doanh nghiệp quan tâm đến Giải pháp Tự động hóa thu thập và xử lý lead, vui lòng liên hệ hotline 0983 08 97 15 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất hoặc điển vào Form đăng ký dưới đây!
Đăng ký tư vấn