Business analyst là làm gì? Định hướng phát triển và cơ hội nghề nghiệp ra sao?
Làm business analyst là đảm nhận những công việc gì? Chuyên viên phân tích kinh doanh nằm ở đâu trong bộ máy vận hành của bộ máy doanh nghiệp hiện tại và tương lai? Đâu là những định hướng phát triển và cơ hội nghề nghiệp của nghề này? Cùng SOM tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé!
Mục Lục
Business Analyst là gì?
Business analyst (BA) là chuyên viên phân tích nghiệp vụ, chịu trách nhiệm “giải mã” dữ liệu nhằm thấu hiểu các vấn đề hiện tại, đề xuất giải pháp và đưa ra dự đoán để doanh nghiệp có được chiến lược phù hợp. Có thể hiểu đơn giản, business analyst là những chuyên viên biến các dữ liệu thô thành thông tin có ý nghĩa nhằm giúp các quyết định kinh doanh chuẩn xác hơn.
Ví dụ như dữ liệu bán hàng của công ty cho thấy khách hàng yêu thích dòng sản phẩm A bởi 1 số đặc tính cụ thể. Từ đây, các BA sẽ đề xuất doanh nghiệp tập trung sản xuất dòng sản phẩm này và phát triển tiếp các sản phẩm tương tự.
Dường như BA cùng lúc đóng 2 vai, vừa phải thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật vừa phải có góc nhìn kinh doanh để đề xuất giải pháp, hướng đi phù hợp. Nhưng cụ thể thì business analyst làm những công việc gì trong doanh nghiệp/dự án?
Làm Business Analyst là làm gì?
Công việc của chuyên viên phân tích nghiệp vụ là một chuỗi hoạt động khép kín từ xác định nhu cầu của doanh nghiệp, thu thập, xử lý đến trình bày dữ liệu thành các báo cáo và tiếp tục xác định các vấn đề khác. Nhìn chung quá trình này có 4 giai đoạn chính như sau:
- Xác định mục tiêu và thu thập dữ liệu: Dựa trên yêu cầu của tổ chức, business analyst xác định mục tiêu và tiến hành thu thập dữ liệu. Thay vì “ngụp lặn” giữa biển dữ liệu nhưng không tìm thấy thấy thông tin hữu ích, mục tiêu chính là điểm neo để các BA có được hướng đi chính xác.
- Xử lý và phân loại dữ liệu: Tiếp đến, các chuyên viên phân tích nghiệp vụ sẽ nhóm, phân luồng cũng như loại bỏ các dữ liệu thừa. Từ kho dữ liệu thô, BA dần chuyển chúng thành các thông tin dễ hiểu, kết nối chúng thành hệ thống có cấu trúc rõ ràng.
- Diễn giải ý nghĩa dữ liệu: Sau các bước mang đậm tính kỹ thuật, business analyst sẽ vận dụng góc nhìn kinh doanh để “nói” thay dữ liệu. Giai đoạn này đòi hỏi BA đào sâu, hiểu rõ các tầng nghĩa của dữ liệu và nhìn ra được nguyên nhân, những xu hướng ngầm có thể tác động đến doanh nghiệp. Từ đây, BA có được góc nhìn toàn cảnh từ gốc rễ vấn đề hiện tại đến những chuyển biến sắp xảy ra ở tương lai.
- Trình bày báo cáo: Bằng cách biểu đồ hóa dữ liệu, BA cần trình bày góc nhìn trên dưới dạng báo cáo cùng lập luận rõ ràng và thuyết phục. Ngôn ngữ kỹ thuật rất khác so với với ngôn ngữ kinh doanh và business analyst chính là cầu nối ở giữa, đảm nhận việc truyền tải lời giải của dữ liệu cho yêu cầu ban đầu của tổ chức.
BA là đầu lọc và chuyển hóa “biển” dữ liệu thô thành thông tin giá trị giúp doanh nghiệp nhìn, hiểu, biết cách khắc phục vấn đề hiện tại và dự toán được kế hoạch cho tương lai.
Thế nên business analyst phải có kỹ năng nghiệp vụ thành tạo và tư duy chiến lược nhạy bén để đề xuất hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.
Giữa thời đại số hóa như hiện nay, dữ liệu chính là chìa khóa vàng giúp doanh nghiệp vững trên thương trường. Và business analyst là người nắm rõ cách tra chìa khi cùng lúc có thể thấu hiểu ngôn ngữ kỹ thuật và tư vấn đường lối kinh doanh cho doanh nghiệp. Vì vậy, business analyst được gọi là ngành khó thất nghiệp.
Nhưng làm sao để phát triển sự nghiệp trở thành business analyst?
Lộ trình để trở thành business analyst
Theo BA Times có đến hơn 3.000.000 vị trí Business Analyst mà các doanh nghiệp muốn tuyển dụng. Con số này cho thấy tương lai ngành business analyst là ngành trọng tâm chứ không chỉ là xu hướng tức thời.
Vậy, những ai nên trở thành business analyst?
Business analyst là cánh cửa rộng mở nếu muốn đón đầu làn sóng thị trường lao động. Trong đó, các nhóm đối tượng sau sẽ thuận lợi hơn trong hành trình trở thành business analyst:
- Kỹ sư, chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Việc thành thạo các công cụ kỹ thuật là bước đầu để những người thuộc lĩnh vực này trở thành business analyst. Kiến thức về kinh doanh, tư duy chiến lược và khả năng phán đoán dựa trên dữ liệu là những nội dung cần bổ sung ở bước tiếp theo.
- Chuyên viên kinh doanh các ngành tài chính, bảo hiểm, ngân hàng và sức khỏe. Trái với những người thuộc lĩnh vực IT, chuyên viên kinh doanh đã có kiến thức chuyên môn và cần bổ trợ các nghiệp vụ kỹ thuật liên quan đến đọc, hiểu dữ liệu. Khi có được điểm cân bằng của kỹ thuật và chuyên môn, các nhân viên kinh doanh dễ dàng thăng tiến hơn trong sự nghiệp ở vị trí chuyên viên phân tích nghiệp vụ.
- Những nhà quản lý, nhà điều hành doanh nghiệp. Khi các nhà quản lý học về business analyst là 1 cách để nâng tầm tư duy quản trị. Vì đã thông thạo tư duy kinh doanh, nên khi người điều hành trang bị thêm lối tư duy số hóa càng giúp doanh nghiệp phát triển hơn.
Nếu đã có nền tảng phù hợp và muốn trở thành business analyst thì bước kế đến là lựa chọn chính xác con đường sẽ theo đuổi. Nhưng đâu là những định hướng cụ thể của business analyst? Những định hướng này khác nhau như thế nào?
Các định hướng cụ thể của chuyên viên phân tích kinh doanh (BA)
4 giai đoạn nêu trên chỉ là tổng quan trong phạm vi công việc của chuyên viên phân tích kinh doanh. Song, có 3 định hướng chuyên sâu khác nhau của business analyst và mỗi định hướng có sự khác nhau nhất định trong trách nhiệm công việc thực tế.
- Định hướng vận hành (Delivering path): Các chuyên viên phân tích dữ liệu kinh doanh chọn đi theo định hướng vận hành sẽ tập trung đi sâu vào các công việc chuyên môn. Dữ liệu khi này sẽ được vận dụng để tối ưu các công việc cụ thể như quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm…
- Định hướng quản lý (Managing path): Các chuyên viên phân tích nghiệp vụ định hướng quản lý sẽ đảm nhận công việc mang tính bao phủ lớn hơn như quản lý dự án, quản lý mối quan hệ khách hàng. Quá trình xử lý dữ liệu giúp các BA điều hành tổng thể dự án, tổ chức, doanh nghiệp hiệu quả hơn.
- Định hướng lập kế hoạch (Planning path): Không trực tiếp thực thi, BA theo đuổi định hướng lập kế hoạch sẽ vận dụng kỹ năng khai thác và phân tích dữ liệu để lên kế hoạch, tư vấn cho doanh nghiệp. Theo đó, các BA sẽ đồng hành trong suốt quá trình thực thi để tiếp tục tư vấn khi có vấn đề phát sinh.
Cùng là nghề business analyst, có người chuyên thực thi nhưng cũng có người chuyên lập chiến lược. Với định hướng khác nhau, mỗi BA sẽ vẽ nên bức tranh sự nghiệp riêng. Tuy vậy, điểm khởi đầu của các business analyst là giống nhau, gồm kỹ năng nghiệp vụ với dữ liệu và tầm nhìn quản trị kinh doanh.
Học gì để trở thành business analyst?
Một business analyst cần cân đối được khả năng xử lý và chuyển hóa dữ liệu thành tài nguyên cho doanh nghiệp. Thế nên, để trở thành business analyst cần chọn các khóa cung cấp được kiến thức, kỹ năng đáp ứng cho điểm cân đối này. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chưa có khóa học chuyên đào tạo business analyst mà chỉ đáp ứng được 1 trong 2 yêu cầu trên.
Cho nên những khóa học phân tích kinh doanh và chuyển đổi số dường như là câu trả lời vừa vặn cho những ai muốn trở thành chuyên viên phân tích nghiệp vụ.
Chương trình PM BADT – Thạc Sĩ Chuyên Nghiệp về Phân Tích Kinh Doanh và Chuyển Đổi Số tại trường quản lý SOM
Chương trình PM BADT tại trường quản lý SOM-AIT được thiết kế để trang bị cho học viên khả năng phân tích và ra quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu. Thông qua các môn học như phân tích dữ liệu lớn, fintech, kể chuyện thông qua dữ liệu lớn… học viên từng bước hiểu và vận dụng dữ liệu thành thạo các dữ liệu để xử lý các vấn đề thực tế cho doanh nghiệp.
Hơn nữa, trường SOM-AIT đã có kinh nghiệm đào tạo hơn 4.100 học viên Việt Nam và giữ vị trí top 21 trường quản lý tốt nhất châu Á. Đi cùng trường quản lý SOM-AIT chính là bước đầu vững chãi khi được tiếp xúc với chương trình học đạt chuẩn khu vực và cơ hội tiếp xúc với những cựu học viên, giáo sư- đồng nghiệp trong tương lai để trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm thực chiến.
Suy cho cùng, business analyst là một ngành khó, theo đuổi vị trí này phải có khả năng đa nhiệm, giải quyết cùng lúc bài toán kỹ năng và chuyên môn. Vậy nên việc đặt nền móng vững chắc cho kiến thức và kỹ năng ban đầu chính là hành trang chinh phục hành trình trở thành business analyst.
Có thể bạn quan tâm: