Business Unit là gì? – Những thông tin có thể bạn chưa biết

Business unit là một hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các công tác kinh doanh của mình. Đối với các doanh nghiệp xây dựng quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam thì những chiến lược kinh doanh hầu hết được triển khai mang tính tự phát, do đó vẫn còn nhiều bất cập xảy đến. Ở đây business unit là một giải pháp cho vấn đề đó. Vậy định nghĩa business unit là gì? business unit có vai trò ra sao và bao gồm sâu bên trong là những nội dung gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ thôi nào!

1. Tìm hiểu cụ thể khái niệm Business Unit đối với doanh nghiệp

Business unit thực tế là một thuật ngữ chuyên ngành được áp dụng cho lĩnh vực kinh doanh. Tại các doanh nghiệp có nhu cần mở rộng quy mô phát triển hay đổi mới chiến lược kinh doanh thì họ sẽ mở đơn vị Business unit. Tại sao lại vậy? Ở đây chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng Business unit chính là đơn vị, cơ sở nhỏ lẻ hơn của doanh nghiệp, nói chính xác hơn thì business unit là công ty con của doanh nghiệp. Tại công ty con, các khâu điều hành sẽ được hoạt động độc lập tùy theo chiến lược của doanh nghiệp đề ra và đơn vị này hoàn toàn được xây dựng và phát triển bởi vốn lưu động của doanh nghiệp lớn.

Tìm hiểu cụ thể khái niệm Business Unit đối với doanh nghiệp Tìm hiểu cụ thể khái niệm Business Unit đối với doanh nghiệp

Tuy hoạt động của business unit có thể được điều hành độc lập với công ty chủ quản nhưng tất cả những báo cáo tài chính, thu chi, kết quả kinh doanh đều phải gửi lại để kiểm tra, đánh giá từ doanh nghiệp chính.

1.1. Phân loại các hình thái và chức năng của business unit

Không chỉ có mỗi một mục đích là mở rộng quy mô kinh doanh hay đổi mới chiến lược thì doanh nghiệp mới tạo ra những business unit. Như đã nói đến ở trên, tùy vào quy mô và cách thức kinh doanh thì công ty chủ quản mới đề ra những hình thức business unit khác nhau, cùng với đó là cả chức năng khác nhau, nhưng tất cả đều được kiến tạo ra nhằm hỗ trợ cho hoạch định kinh doanh của tập đoàn. 

Phân loại các hình thái và chức năng của business unit Phân loại các hình thái và chức năng của business unit

Nguyên tắc vận hành của business unit được đề theo mô hình quản lý vi mô, Mỗi khi doanh nghiệp phải thực hiện một dự án nào đó mang tính tầm cỡ, chứa nhiều khâu hoạt động quan trọng thì công ty con sẽ ra đời để công ty mẹ tách việc ra cho con, tức là doanh nghiệp sẽ phân loại các hình thái hoạt động vào đúc kết mục đích hoạt động cho business unit. Từ đó, business unit sẽ hoàn tất kế hoạch một cách độc lập, hỗ trợ cho dự án chung của công ty. Sau khi hoàn thành xong dự án đó, Business unit sẽ được xem xét cũng như đề xuất trở thành một công ty độc lập.

Chức năng của Business chính xác vẫn là để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chiến lược kinh doanh lớn, giúp đơn vị chính nâng cao vị thế trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo ổn định các hoạt động của công ty chủ quản chứ không phải chỉ là công cụ giúp doanh nghiệp có thêm lợi nhuận.

Phân tích các chiều hướng hoạch định hoạt động cho business unit Phân tích các chiều hướng hoạch định hoạt động cho business unit

1.2. Phân tích các chiều hướng hoạch định hoạt động cho business unit

Thị trường kinh doanh quốc tế nói chung và đối với Việt Nam nói riêng đều đã phát triển, xuất hiện hình thức business unit. Chẳng hạn như Nestle, P&G hay Unilever. Đây là hai thương hiệu lớn ở nước ngoài và có công ty con tại Việt Nam. Nói đến chính các công ty Việt nam mở quy mô Business unit thì chúng ta có các tập đoàn quen thuộc như Vingroup, Hòa phát hay Masan,…

Để phân tích cụ thể hơn về cách thức vận hành của business unit thì ngay bây giờ bạn hãy hình dung ra chuỗi các kinh doanh của Vingroup với nhiều loại hình khác như như nhà cửa (Vinhomes), cửa hàng bán lẻ (Vinmart) hay ô tô (Vinfast), để điều hành hoạt động của nhiều phân khúc kinh doanh như thế thì tập đoàn Vingroup buộc phải đề ra những chiến lược Business Unit để khoái thác các dự án về các công ty riêng lẻ và vận hành hoạt động độc lập.

Phân tích các chiều hướng hoạch định hoạt động cho business unit Phân tích các chiều hướng hoạch định hoạt động cho business unit

  Ở đây đối với các doanh nghiệp khác cũng vậy, Business unit sẽ là giải pháp hiệu quả nhất hỗ trợ các công ty mở rộng quy mô hơn với chiến lược kinh doanh của mình. Những sản phẩm hay dịch vụ mà business unit thực hiện có thể cùng lĩnh vực với công ty chủ quản hoặc không. Nếu business unit hoạt động với chiều hướng khác thì doanh nghiệp cần phải rót vốn đầu tư vào nguồn nhân lực có chuyên môn sâu cũng như kiến thức đầy đủ về lĩnh vực đó.

Xem thêm: Phân tích mô hình AIDA của Vinamilk

2. Những điều cần lưu ý khi thiết lập Business unit đối với doanh nghiệp

Nếu chẳng hay doanh nghiệp của bạn muốn đưa ra những đề xuất nhằm thiết lập một công ty con – Business unit thì hơn hết, bạn phải hiểu công ty phải cần phải xác định điều gì và lưu ý những điều gì trước khi đưa giải pháp đó vào công cuộc triển khai. Dưới đây là tất cả lưu ý mà bạn phải chú ý đối với vấn đề này.

Những điều cần lưu ý khi thiết lập Business unit đối với doanh nghiệp Những điều cần lưu ý khi thiết lập Business unit đối với doanh nghiệp

2.1. Lập thống kê đánh giá chất lượng công việc từ doanh nghiệp

Trước khi mở rộng quy mô kinh doanh sang một dự án khác, bạn phải xác định dự án đó sẽ chú trọng vào hoạt động gì. Hãy lập một thống kế rõ ràng về các hiệu quả cũng như chất lượng từ những mảng bộ phận, từ đó đề ra những phương pháp tối ưu đối với Business unit nhằm phân tách kinh doanh để đặt trọng tâm phát triển mảng hoạt động đó một cách tốt hơn. 

Một ví dụ đơn giản mà bạn có thể hình dung chẳng hạn như nếu phòng kinh doanh của bạn cùng lúc phải thực hiện công tác Marketing thì hiệu quả selling ở đây sẽ bị giảm xuống và không đảm bảo tính tối ưu cho chính đơn vị marketing. Vì vậy để thay đổi tình hình đó, bạn phải phân tách bộ phận ra thành hai mảng riêng để quản lý hoạt động của cả hai nghiệp vụ một cách chu toàn hơn.

Lập thống kê đánh giá chất lượng công việc từ doanh nghiệp Lập thống kê đánh giá chất lượng công việc từ doanh nghiệp

2.2. Đề ra phương hướng nhằm rót vốn đầu tư hợp lý vào từng business unit

Tiếp đó, sau khi xác định được phương hướng hoạt động của business unit thì bạn phải lập ra một bảng dự toán những chi phí cần thiết để đầu tư cho business unit. Nguồn vốn này cần phải được tính toán một cách hợp lý, tránh để thất thoát hay thiếu thốn. 

Thường thường, để mở một công ty con, bạn cần phải đi khảo sát mặt bằng thực tế nếu cơ sở chính không có đủ diện tích để phân tách. Cùng với đó, doanh nghiệp phải chuẩn bị những trang vật tư, vật liệu, thiết bị cần thiết để xây dựng môi trường làm việc đầy đủ. hợp lý cho business unit. Từ đó mới thiết lập bộ phận nhân sự, tuyển chọn những người có chuyên môn và kiến thức rõ ràng về mảng hoạt động đó. Cuối cùng áp dụng hoạt động cho công ty con đi vào vận hành chính thức. 

Đề ra phương hướng nhằm rót vốn đầu tư hợp lý vào từng business unit Đề ra phương hướng nhằm rót vốn đầu tư hợp lý vào từng business unit

Tất cả những công việc đó đều phải lập báo cáo đầy đủ để đưa ra các chi phí cần thiết, không chỉ dừng lại ở công đoạn đưa vào hoạt động chính thức xong thôi mà phải kiểm tra sát sao theo từng đợt để thanh toán đầu tư một cách hiệu quả nhất.

Vậy là sau tất cả những nội dung được nói đến ở trên đây thì chúng tôi – timviec365.vn hết sức hy vọng rằng các bạn độc giả vừa theo dõi bài viết này sẽ tích lũy được cho mình một khối kiến thức bổ ích. Chúng tôi rất hân hạnh vì nhận được sự đón đọc của các quý độc giả. Xin chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả và luôn thành công trong cuộc sống!

Contact center là gì và tầm quan trọng với doanh nghiệp

Ngoài những thông tin ở trên, phân tích tất cả những nội dung xoay quanh khái niệm Business unit thì ngay dưới đây timviec365.vn cũng có một bài viết khác không kém phần thú vị đề cập đến khái niệm Contact center. Nếu chẳng hay bạn đang có mong muốn tìm hiểu về thông tin này thì hãy ấn vào đường link phía dưới để đón đọc ngay bây giờ nhé!

Contact Center là gì

Chia sẻ: