Business Park: Tầm nhìn mới cho mô hình đô thị hiện đại

Business Park: Tầm nhìn mới cho mô hình đô thị hiện đại

Lượt xem: 2047

25/08/2021

Chia sẻ

Business Park là mô hình đô thị hiện đại tất yếu cần phải xây dựng ở nhiều khu vực trong nước, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm. Vậy, Business Park là gì? Mô hình này có đặc điểm gì? Tham khảo thêm bài viết sau đây để hiểu rõ về mô hình này tại sao lại trở thành xu hướng đô thị trong tương lai!

Business Park là gì?

Business Park là tên gọi chung của khu công nghiệp – Industrial Park; khu nghiên cứu khoa học – Science Research Park; khu công nghệ cao – Hi-tech Technology Park; khu văn phòng – Office Park; khu thương mại và các khu vực chức năng khác.

Các khu vực chức năng này bao gồm Warehouse/ Distribution Park, Logistics Park, Incubator Park hay Corporate Park.

Từ những bộ phận trên, có thể thấy mô hình này chính là sự kết hợp hài hòa giữa hai khái niệm: công viên – park và khu thương mại – business.

Công viên – park là khu vực được trang trí cảnh quan, tiện ích nhằm mục đích vui chơi, giải trí, thể thao cho con người. Trong khi thương mại – business lại là nơi được quy hoạch và thiết kế theo dạng các nhóm văn phòng, nhà xưởng nhằm phục vụ cho các hoạt động, trao đổi, hợp tác liên quan đến khoa học, công nghệ cao.

Đến nay, Business Park đã phát triển vượt bậc, tạo nên một mô hình đô thị hiện đại, lý tưởng, bao gồm tất cả các hoạt động cơ bản của con người như sống, học tập, làm việc và nghỉ ngơi.

Ngoài ra, còn được hiểu với một khái niệm tương tự đó là “cộng đồng phát triển” mang tính chuyên biệt. Được hình thành và phát triển dựa trên cấu trúc tổng thể hợp nhất, bao gồm các công trình liên hoàn đa chức năng, phục vụ nhiều nhu cầu sinh hoạt, sản xuất khác nhau từ xưởng sản xuất, văn phòng, phòng nghiên cứu đến công viên, trung tâm thương mại,…

Business Park chính là sự kết hợp hài hòa giữa hai khái niệm công viên và khu thương mại (Mẫu đô thị hiện đại tại Central and Eastern Europe)

Business Park chính là sự kết hợp hài hòa giữa hai khái niệm công viên và khu thương mại (Mẫu đô thị hiện đại tại Central and Eastern Europe)

Lịch sử hình thành Business Park

Sau khi đã làm quen với khái niệm, để hiểu hơn về mô hình này, mời doanh nghiệp cùng điểm qua các mốc lịch sử hình thành và phát triển nhé!

Các mốc hình thành và phát triển

  • Ra đời từ năm 1950, khái niệm Business Park vào thời điểm đó được dùng để chỉ các chương trình hợp tác về học bổng, nghiên cứu và việc làm với một số công ty được triển khai bởi trường Đại học Stanford (California, Hoa Kỳ).

  • Tại chương trình này, trường Đại học Stanford đã cung cấp một phần diện tích đất của mình cho các công ty công nghệ cao, nhằm đem lại lợi ích nghiên cứu cho trường.

  • Đến năm 1951, những hợp đồng đầu tiên được ký kết và đó chính là Thung lũng Silicon – Business Park đầu tiên, thành công nhất trên thế giới.

  • Đến cuối những năm 1960, trường Đại học Trinity (thuộc Đại học Cambridge, Anh) cũng “sao chép” thành công mô hình này và thành lập nên Khu nghiên cứu khoa học Cambridge đầu tiên ở nước này.

  • Ý tưởng về việc xây dựng mô hình “cộng đồng phát triển” đã trở thành làn sóng mạnh mẽ, tạo động lực phát triển kinh tế cho nhiều quốc gia thời bấy giờ. Trong đó có thể kể đến là Khu nghiên cứu khoa học công nghệ Sophia Antipolis Science – Technology Park tại Riviera, Pháp được thành lập vào cuối năm 1960, thành phố khoa học Tsukuba Science City tại Nhật Bản vào năm 1970,…

Thung lũng Silicon - “Cộng đồng phát triển” đầu tiên, thành công nhất trên thế giới

Thung lũng Silicon – “Cộng đồng phát triển” đầu tiên, thành công nhất trên thế giới

Mô hình “cộng đồng phát triển” ngày nay

Trải qua 4 thế hệ hình thành, phát triển vượt bậc, đến nay, mô hình đã, đang và sẽ trở thành một không gian làm việc đa chức năng. Đồng thời, linh hoạt cho mọi hoạt động sản xuất, thương mại và sinh hoạt của con người.

Có thể nói, Business Park chính là động lực phát triển kinh tế, xã hội của nhiều cộng đồng, nhất là những khu vực đang trong quá trình đô thị hóa. Bên cạnh đó cũng trở thành mô hình chuẩn trong việc quy hoạch, phát triển đô thị của các thành phố hiện đại.

Các thế hệ Business Park

Mô hình Business Park từ khi hình thành cho đến thời điểm hiện tại đã trải qua 4 thế hệ.

Business Park thế hệ thứ nhất

Trong thế hệ thứ nhất, mô hình này chỉ dừng lại ở các khu công nghiệp nằm ở ven đô thị, bao gồm các nhóm công trình phục vụ cho sản xuất công nghiệp hay kho bãi. Tuy nhiên, khi đưa vào hoạt động, người ta nhận thấy rằng Business Park ở giai đoạn này chỉ đơn thuần là xây dựng cơ sở hạ tầng, phân chia lô đất, tạo cảnh quan và cuối cùng là “bán” chúng.

Nhận thấy mô hình này còn thiếu hụt các chức năng công cộng khác như cửa hàng, quán cà phê,… Vì vậy, Business Park thế hệ thứ hai bắt đầu ra đời với những cải tiến nhằm bổ sung cho thế hệ thứ nhất.

“Cộng đồng phát triển” thế hệ thứ nhất

“Cộng đồng phát triển” thế hệ thứ nhất

Business Park thế hệ thứ hai

Mô hình “cộng đồng phát triển” ở giai đoạn hai có xu hướng lấp đầy các khoảng trống còn lại ở vành đai đô thị. Đồng thời nâng cao chất lượng, xóa bỏ ảnh hưởng xấu của các khu công nghiệp lạc hậu. Điều này góp phần tạo nên sự tương thích đồng bộ giữa hệ thống giao thông vận tải và các khu công nghiệp.

Thế hệ thứ hai này có các chức năng công cộng cơ bản như trường học, cửa hàng, trung tâm giải trí,… Tuy nhiên, mật độ đồng nhất và tiêu chuẩn hóa của các khu đô thị lại không có nhiều không gian để tạo dựng cảnh quan và thiếu sự liên kết đối với một đơn vị phát triển.

Đó cũng chính là lý do khiến Business Park thế hệ thứ ba ra đời.

Business thế hệ thứ ba

Bước vào giai đoạn này, mô hình đô thị bắt đầu chuyển đến các khu đất rộng nằm ở xa trung tâm thành phố hoặc gần sân bay. Dựa trên các quy tắc xây dựng Business Park cơ bản được hình thành ở 2 thế hệ trước để tạo thành những khu đô thị nhỏ mới với diện tích vô cùng rộng lớn.

Bước vào thế hệ thứ ba này, Business Park đã đem lại không ít lợi ích cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế khu vực nhờ đa dạng các loại hình việc làm, kinh doanh, công nghệ hiện đại,…

Cùng với sự nỗ lực không ngừng của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong Business Park mà thế hệ thứ tư bắt đầu ra đời.

Business Park thế hệ thứ tư

Ở giai đoạn này, tất cả các đơn vị phát triển đều được liên kết, đặt gần nhau với khả năng tự chủ, độc lập riêng rẽ như một khu đô thị bền vững. Tại đây, mạng lưới nhà ở, trường học các cấp, công trình phục vụ công cộng đều được chú trọng phát triển. Từ đó, tạo nên một sự phát triển “tự trị” hoàn toàn so với thành phố, khu vực mà nó trực thuộc (trong khuôn khổ tuân thủ pháp luật Nhà nước Việt Nam).

Business Park thế hệ thứ tư

Business Park thế hệ thứ tư

Quy hoạch Business Park

Business Park được quy hoạch là một mô hình phát triển bền vững, hướng đến sự hòa nhập giữa việc sử dụng đất, giao thông vận tải, xử lý chất thải cùng nhiều hạ tầng kỹ thuật cần thiết khác. Các yếu tố này tồn tại và phát triển dựa trên mối quan hệ tổng thể thống nhất, tạo cơ hội sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng, vật liệu, khai thác hợp lý tài nguyên có hạn trong tự nhiên. Đồng thời hạn chế sự bành trướng của đô thị.

Trong không gian của một Business Park hiện đại đòi hỏi phải có sự hội tụ đầy đủ của các yếu tố đô thị truyền thống (như nhà ở, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng cơ bản khác) và hiện đại (như khu thương mại, văn phòng làm việc, khu vực sản xuất, nghiên cứu công nghệ cao,…)

Bên cạnh đó, Business Park cũng được quy hoạch theo hướng đề cao sức khỏe và bảo vệ môi trường bằng cách khuyến khích các hoạt động di chuyển công cộng, hạn chế lưu lượng phương tiện cá nhân đáng kể.

Mô hình Business Park luôn chú trọng đến các giải pháp quy hoạch linh hoạt, triệt để địa hình, địa mạo, cảnh quan môi trường thay vì vuông vức, ô cờ hay tuyến song song. Việc phân chia đất trong Business Park thường tuân theo đặc điểm tự nhiên, khả năng tạo liên kết linh hoạt.

Ưu điểm của Business Park

Mô hình đô thị tất yếu Business Park từ khi ra đời đến nay đã từng bước đem lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng, kinh tế khu vực và đất nước. Mô hình “cộng đồng phát triển” càng thành công, chất lượng kinh tế, đời sống càng được nâng cao.

Bởi đây chính là động lực phát triển kinh tế, xã hội, giúp cân bằng lợi ích cộng đồng trong việc đem đến môi trường sống và làm việc lý tưởng. Tích hợp làm việc và sinh sống trong cùng một khu vực, giảm thiểu lãng phí thời gian di chuyển, ô nhiễm môi trường do khí thải từ phương tiện cá nhân hàng ngày.

Có thể nói, để nền kinh tế phát triển, chất lượng đời sống người dân được nâng cao thì việc xây dựng mô hình Business Park trong tương lai là xu hướng tất yếu.

Một số mẫu Business Park

Cùng điểm qua một số mẫu Business Park phát triển tại Việt Nam hiện nay:

Mô hình đô thị phát triển Bình Dương

Mô hình đô thị phát triển Bình Dương

Mô hình đô thị phát triển Hòa Lạc

Mô hình đô thị phát triển Hòa Lạc

Mô hình Business Park Thành phố Hồ Chí Minh

Mô hình Business Park Thành phố Hồ Chí Minh

Business Park mặc dù chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam, nhưng mô hình này đang được quy hoạch triển khai song song với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Hy vọng với những thông tin trên, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về “bức tranh” kinh tế của nước ta hiện nay để có những đường lối trong kinh doanh, sản xuất phù hợp.