Business Model Canvas là gì? 4 lợi ích của mô hình Canvas trong lập đề xuất kinh doanh

Business Model Canvas là lựa chọn của rất nhiều công ty để thay cho Đề án Kinh doanh (Business Plan). Sự đơn giản, dễ ứng dụng và phản ánh trực quan tình hình doanh nghiệp từ Business Model Canvas đang trở thành một trong những công cụ phổ biến của giới khởi nghiệp và nhà điều hành. Nếu bạn vẫn còn chưa nắm rõ nó là gì, ứng dụng ra sao, cùng bắt đầu từ những góc nhìn cơ bản qua bài viết này nhé! 

Business Model Canvas là gì

Business Model Canvas (mô hình Canvas) là gì? 

Business Model Canvas (BMC) là một công cụ xây dựng mô hình bán hàng được thiết kế bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigneur. Mục đích chính của BMC là cung cấp thông tin về các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, từ đó cho ra cái nhìn khái quát và chính xác về tình hình kinh doanh. 

Với BMC, những hoạt động bán hàng sẽ được phân tích qua 9 thành tố, tương đương với 9 trụ cột hình thành nên một tổ chức doanh nghiệp bài bản. 

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã áp dụng mô hình kinh doanh Canvas nhằm hỗ trợ quá trình phân tích tình hình nội bộ và tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề tạo lợi nhuận. Những thương hiệu lớn nổi tiếng như Apple, Uber, BMW,…cũng đang áp dụng và rất thành công khi dùng mô hình này.

9 thành tố của Business Model Canvas 

Để cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp, 9 yếu tố trong Business Model Canvas được xác định như sau: 

  1. Phân khúc khách hàng: Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng. Những đối tượng này có thể nằm trong thị trường ngách (niche market), thị trường đại chúng (mass market) hoặc thị trường hỗn hợp (multi – sided market).
  2. Giải pháp giá trị: Theo yếu tố này, các giá trị được doanh nghiệp đưa ra bắt buộc phải dựa trên căn cứ nhu cầu và vấn đề của đối tượng khách hàng. Tức là doanh nghiệp cần bán những sản phẩm mà khách hàng cần.
  3. Các kênh truyền thông: Đây là cách thức đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng. Các kênh truyền thông phổ biến mà doanh nghiệp có thể sử dụng là: kênh phân phối gián tiếp (đại lý bán hàng, cửa hàng của đối tác…) và kênh bán hàng trực tiếp (đội bán hàng trực tiếp, gian hàng trên mạng, điểm bán hàng trực tiếp)…
  4. Quan hệ khách hàng: Doanh nghiệp cần xác định các mối quan hệ muốn thiết lập. Đồng thời, doanh nghiệp phải phát triển và duy trì mối quan hệ này với các đối tượng khách hàng.
  5. Dòng doanh thu: Đây là yếu tố mô tả nguồn lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ các đối tượng khách hàng.
  6. Nguồn lực chính: Nguồn lực chính là tài nguyên chiến lược quan trọng của doanh nghiệp. Để tạo ra được các giá trị đã nêu trên, bạn cần phải có nguồn lực chính để duy trì việc kinh doanh. Đó có thể là những nguồn lực tri thức, nguồn lực vật lý, nhân lực và tài chính.
  7. Hoạt động chính: Đây là yếu tố mô tả các hoạt động phát triển, sản xuất cũng như cung cấp dịch vụ đến với phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp cần triển khai để duy trì việc kinh doanh.
  8. Đối tác chính: Đây là yếu tố mô tả các đối tác, tổ chức hoặc các nhà cung cấp sẽ giúp đỡ doanh nghiệp trong việc duy trì và phát triển kinh doanh. Các đối tác chính bao gồm đối tác chiến lược giữa các công ty không phải là đối thủ của nhau, hoặc đối tác giữa các công ty là đối thủ của nhau…
  9. Cơ cấu chi phí: Yếu tố này sẽ mô tả các chi phí mà doanh nghiệp cần có để duy trì và phát triển kinh doanh.

Dưới đây là một vài ví dụ về Business Canvas Model mẫu tiếng Anh và tiếng Việt:

  • Mô hình Business Canvas Model tiếng anh

mô hình canvas là gì

  • Mô hình Business Canvas Model tiếng việt

ví dụ về mô hình business model canvas

Cách ứng dụng mô hình Canvas 

Thông thường, mô hình kinh doanh Canvas sẽ được in ra trên một tờ giấy lớn trong mỗi buổi bàn bạc về định hướng công ty. Những người tham gia buổi họp có thể cùng động não và tranh luận về các ô thành tố này và ghi chú lại nó.

Với hình thức này, Business Canvas Model thúc đẩy sự hiểu biết, thảo luận, sáng tạo và đo đạc. Trong quá trình thảo luận, các yếu tố trong mô hình kinh doanh Canvas phản ánh một cách có hệ thống về mô hình kinh doanh. Những vấn đề đặt ra trong 9 ô thành tố giúp mọi người so sánh một số biến thể và ý tưởng mới cho mô hình bán hàng, từ đó đưa ra những quyết định hiệu quả nhất. 

4 lợi ích của việc ứng dụng mô hình Canvas

Tư duy trực quan: Mô hình kinh doanh Canvas mang đến một cái nhìn trực quan để cân nhắc và đưa ra quyết định. 9 ô thành tố sẽ là một bản phân tích gọn gàng về những vấn đề chính ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Nhanh chóng, tiện lợi: Mô hình này có thể được in ra và ứng dụng bất kỳ lúc nào, nơi đâu trong doanh nghiệp. Bạn có thể in mô hình Canvas ra một tấm poster, nhân sự có thể dùng các mảnh giấy nhớ để dán lên đó những từ khóa chính và theo dõi tác động của chúng tới mô hình bán hàng trong tương lai.

Nắm được mối quan hệ giữa các yếu tố chủ chốt trong một doanh nghiệp: Mô hình kinh doanh Canvas cho phép bạn hiểu được sự tác động của các yếu tố trong một doanh nghiệp. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy những thay đổi, ảnh hưởng của các phòng ban với nhau dưới những quyết định mới của doanh nghiệp.

Lưu thông đơn giản: Canvas là công cụ di động thuận tiện, cho phép truy cập và sẻ chia dễ dàng. bạn sẽ đơn giản vẽ lại một mô hình Canvas đầy đủ, hoặc dễ dàng là truyền tay nhau giữa mọi người để ai cũng có thể nắm được ý chính cũng như bổ sung thêm thông tin nếu quan trọng.

Trên đây là một vài thông tin về mô hình Business Model Canvas. Vì bản chất mô hình này không khó sử dụng nên bạn có thể in ra và thử dùng nó ngay trong buổi họp đánh giá, định hướng tiếp theo. Đây là cách nhanh và hiệu quả nhất để biết mô hình này có phù hợp với doanh nghiệp của bạn không. Chúc bạn tìm được những phương thức quản lý và các mô hình đánh giá doanh nghiệp phù hợp! 

Có thể bạn quan tâm: 

Agile management là gì? Cách thức triển khai hiệu quả