Business License Là Gì ? Dịch Nghĩa Của Từ Business Licence

Giấy phép kinh doanh là gì? Đối tượng nào được cấp giấy phép kinh doanh? Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu? Để hiểu các vấn đề trên hãy cùng Luật suckhoedoisong.edu.vn tìm hiểu bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Business license là gì

Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là giấy cho phép các các nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện một cách hợp pháp. Là giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở kinh doanh và đó là cơ sở giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý trật tự về điều kiện xã hội về điều kiện kinh doanh dễ dàng hơn.

*

Giấy phép kinh doanh là gì?

Theo Luật doanh nghiệp, với các doanh nghiệp trong nước thì ngành nghề đăng ký sẽ không bị hạn chế ngoài trừ kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

Giấy phép kinh doanh để làm gì?

– Nhà nước bắt buộc các cơ sở kinh doanh phải đăng ký kinh doanh. Khi đăng ký và đủ điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh thì mới được coi là kinh doanh hợp pháp.

Những đối tượng được cấp giấy phép kinh doanh

Đối tượng được cấp giấy phép kinh doanh là:

– Là tổ chức doanh nghiệp trong nước kinh doanh có điều kiện.

– Là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định các điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh ).

Giấy phép kinh doanh có những bản chất gì?

Để hiểu giấy phép kinh doanh là gì chúng ta phải hiểu được bản chất của giấy phép kinh doanh, sau đây là những bản chất của giấy phép kinh doanh:

– Là quyền kinh doanh của cá nhân, tổ chức khi đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh;

– Là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho cấp phép hoạt động;

– Là cơ chế đề nghị, cấp.

Địa điểm cấp giấy phép kinh doanh

Dưới đây là một số nơi xin cấp giấy phép kinh doanh mà chúng tôi đã tổng hợp lại:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại.

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện sở tại.

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Phòng đăng ký đầu tư Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại.

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy: Cục cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sở tại.

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các cơ quan được ủy quyền cấp.

– Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm: Cục an toàn thực phẩm.

– Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội sở tại.

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám: Sở y tế Tỉnh/Thành phố sở tại.

– Giấy phép sản xuất thuốc thú y: Cục thú y sở tại.

– Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học): Sở giáo dục Tỉnh/Thành phố sở tại.

– Giấy phép dạy nghề của cơ sở: Sở lao động thương binh và Xã hội tỉnh/Thành phố sở tại.

Xem thêm: Cpi Là Gì? Cách Tính Chỉ Số Cpi Là Gì ? Cách Tính Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Cpi

– Giấy phép kinh doanh nhập khẩu: Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.

– Giấy phép kinh doanh xuất khẩu: Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.

– Giấy phép quảng cáo: Sở văn hóa thông tin và truyền thông.

– Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.

– Giấy phép bán buôn rượu: Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.

– Giấy phép bán lẻ rượu: Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.

– Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp: Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.

– Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: Sở Giao thông vận tải Tỉnh/Thành phố sở tại.

– Giấy phép khuyến mãi theo chương trình: Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.

– Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động: Sở lao động thương binh và Xã hội tỉnh/Thành phố sở tại.

– Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế: Sở văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh/Thành phố sở tại.

– Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa: Sở văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh/Thành phố sở tại.

Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh

*

Hồ sơ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể:

Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh

– Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

– Sổ hộ khẩu;

– Bản thỏa thuận góp vốn thành lập hộ kinh doanh;

– Bản sao chứng thực cá nhân của chủ hộ kinh doanh, cá nhân tham gia góp vốn vào hộ kinh doanh;

– Tờ khai đăng ký thuế.

Hồ sơ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ công ty;

– Giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp;

– Danh sách thành viên hay danh sách cổ đông sáng lập;

– Bản sao chứng thực của chủ sở hữu công ty, thành viên hay cổ đông sáng lập;

– Bản quyết định thành lập công ty.

Nội dung của giấy phép kinh doanh

Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của bạn mà nội dung và loại giấy phép sẽ khác nhau. Tuy nhiên giấy phép kinh doanh thường có các nội dung cơ bản sau:

– Tên doanh nghiệp;

– Mã số doanh nghiệp;

– Địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp;

– Người đại diện theo luật pháp;

– Dịch vụ, hàng hóa, sản phẩm kinh doanh và phân phối;

– Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

– Phạm vi hoạt động kinh doanh;

– Thời hạn của giấy phép;

– Các nội dung khác được cập nhật.

Một số câu hỏi liên quan đến giấy phép kinh doanh

Câu hỏi 1: Giấy phép kinh doanh có tên tiếng anh là gì?

Trả lời: Tên tiếng anh của giấy phép kinh doanh là: “Business license”

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tiếng anh là gì? Tên Tiếng anh là ‘Business Registration Certificate’

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tiếng Anh: Enterprise Registration Certificate;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tiếng Anh: Investment Registration Certificate;

Câu hỏi 2: Tại sao trên giấy phép kinh doanh hiện tại không cập nhật ngành nghề kinh doanh?

Trả lời: Khi luật doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực thi hành thì việc cập nhập ngành nghề kinh doanh lên giấy phép đăng ký kinh doanh được lược bỏ.

Câu hỏi 3: Thời hạn của giấy phép kinh doanh là bao lâu?

Trả lời: Thời hạn của giấy phép sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi vào giấy phép. doanh nghiệp trong nước thì có thời hạn cấp theo quy định của pháp luật,và theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành.

Xem thêm: Siêu Hình Học ( Metaphysics Là Gì, Metaphysics Là Gì, Siêu Hình Học

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể thông thường là 50 năm hoặc tùy theo nhu cầu đăng ký của cơ sở, Khi hết thời hạn thì chủ cơ sở tiến hành thủ tục gia hạn.