Business Intelligence là gì? Giải mã tất cả về Business Intelligence

1. Khái niệm của Business Intelligence là gì?

Business Intelligence hay viết tắt là BI, được hiểu là Kinh doanh thông minh. Business Intelligence là một dạng công nghệ giúp chuyển dữ liệu thành các thông tin có ích, cung cấp thông tin từ đó đưa ra các chiến lược, chiến thuật kinh doanh cho doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của Business Intelligence chính là thu thập thông tin từ nhiều nguồn tin khác nhau, sau đó loại bỏ những thông tin không cần thiết, xử lý những dữ liệu thô thành dữ liệu có ích. BI sẽ giúp người dùng sử dụng dữ liệu thông tin một cách hiệu quả và thông minh hơn.

Khái niệm của Business Intelligence là gì? Khái niệm của Business Intelligence là gì?

2. Những điều bạn cần biết về Business Intelligence là gì?

2.1. Thành phần trong cấu trúc của Business Intelligence

Business Intelligence có cấu trúc gồm nhiều phần chính

2.1.1. Data Sources của BI

Data Sources hay chính là dữ liệu thô, dữ liệu ban đầu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Data Sources xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau như HRM, CRM, phần mềm kinh doanh, website thương mại điện tử, Facebook,… Data Source có thể là bất cứ hệ quản trị nào như DB2, MySQL, MSSQL. Dữ liệu này thường sẽ được thiết kế theo mô hình đang được sử dụng phổ biến – mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ.

2.1.2. Data Warehouse của BI

Data Warehouse chính là kho giữ liệu, nơi lưu trữ tất cả dữ liệu bao gồm cả dữ liệu thô và dữ liệu đã được xử lý. Data Warehouse có nhiệm vụ thực hiện các truy vấn và phân tích, thường chứa lượng dữ liệu lớn. Dữ liệu trong Data Warehouse được lấy trong nhiều nguồn như tệp, nhật ký ứng dụng, nhật ký giao dịch. Kho dữ liệu này tập trung tổng hợp một lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn để phân tích là chắt lọc. Data Warehouse chính là cốt lõi của BI .

cấu trúc của Business Intelligence Cấu trúc của Business Intelligence

2.1.3. Integrating Server của BI

Đây là phần mềm trung gian của Business intelligence được vận hành công cụ ETL để thực hiện việc chuyển những dữ liệu Data Sources vào Data Warehouse. Công cụ ETL có 2 loại chính là loại xử lý các dữ liệu nội bộ và loại kéo các dữ liệu từ các nguồn dữ liệu giao tiếp như Facebook, Google. Loại ETL xử lý các dữ liệu nội bộ chủ yếu chỉ cần kết nối với các cổng DBMS của doanh nghiệp. Loại ETL lấy dữ liệu ngoài cần maintain nhiều và cần hiểu biết chuyên sâu về API. 

2.1.4. Analysis Server và Reporting Server của BI

Dựa trên các dữ liệu đã được xử lý, Analysis Server chịu trách nhiệm thực hiện các cube đã được thiết kế để tiến hành đọc và trả kết quả dữ liệu từ DWH. Sau đó sẽ nhận được output từ đó tiếng hành report dữ liệu. Reporting Server là nơi tập trung quản trị các report trên nền web, các report này có thể được đưa vào ứng dụng web hoặc được sử dụng.

2.1.5. Data Mining và Data Presentation của BI

Data Mining là quy trình lấy thông tin và các dữ liệu đã được qua xử lý sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó đưa ra được các quyết định có lợi cho các hoạt động kinh doanh của công ty. Và cuối cùng Data Presentation sẽ tổng hợp dữ liệu và báo cáo kết quả dưới dạng biểu đồ hoặc đồ thị để dễ sử dụng nhất với nhu cầu người dùng.

2.2. Quy trình thực hiện của Business Intelligence

Quy trình thực hiện của Business Intelligence gồm nhiều bước. Bước đầu,BI sẽ tổng hợp tất cả dữ liệu từ nhiều nguồn và đưa vào phân tích dữ liệu. Business Intelligence sẽ khai thác dữ liệu, sử dụng các cơ sở dữ liệu, thống kê để tìm các dữ liệu có ích trong các tập dữ liệu chung. Tiếp theo, dữ liệu sẽ được phân tích mô tả và truy vấn. BI sẽ sử dụng phân tích dữ liệu để tìm xem xảy ra điều gì và tìm các câu trả lời từ tệp dữ liệu. Tiếp đến, Business Intelligence sẽ chuyển hóa các dữ liệu đã được xử lý thành dạng biểu diễn trực quan như các biểu đồ, đồ thị để dễ dàng sử dụng. Cuối cùng, Business Intelligence sẽ chia sẻ những dữ liệu đã phân tích cho các bên liên quan để từ đó đưa ra kết luận và quyết định.

Quy trình thực hiện của Business Intelligence Quy trình thực hiện của Business Intelligence

2.3. Đối tượng sử dụng của Business Intelligence

Business Intelligence không có giới hạn về đối tượng sử dụng, ban quản trị (Executives), Business Decision Makers, khách hàng, phân tích viên,… đều có thể sử dụng. 

Tuy nhiên có một số ngành nghề rất cần sử dụng, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Business Intelligence. Doanh nghiệp thuộc ngành kinh doanh hàng hóa tiêu dùng hoặc F&B thì việc sử dụng Business Intelligence là vô cùng cần thiết. Những ngành nghề phát triển dựa trên nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thì BI đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết và xử lý dữ liệu khách hàng.

Đối tượng sử dụng của Business Intelligence Đối tượng sử dụng của Business Intelligence 

2.4. Điểm mạnh của Business Intelligence

2.4.1. Business Intelligence thay thế cho việc ước lượng thông tin

Hầu hết các doanh nghiệp ngày nay khi đưa ra các quyết định thì nhà lãnh đạo thường ước lượng thông tin và số liệu. Việc ước lượng có rất nhiều sai số và rủi ro. Khi áp dụng hệ thống BI có thể cung cấp thông tin mang tính tổng hợp và độ chính xác cao, luôn luôn cập nhật kịp thời thậm chí còn có thể dự đoán được trước số liệu trong tương lai.

2.4.2. Business Intelligence phân tích và đánh giá chính xác tình hình của doanh nghiệp

Bằng việc phân tích các số liệu, BI nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, những điểm mạnh, đâu là những điểm yếu tạo của doanh nghiệp từ đó xác định được chiến lược, chiến thuật để phát huy điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để duy trì và phát triển doanh nghiệp. Không chỉ vậy, BI giúp cho doanh nghiệp dễ dàng nhìn thấy số liệu và so sánh các chỉ số của doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp đối thủ cùng ngành khác để cạnh tranh.

Điểm mạnh của Business Intelligence Điểm mạnh của Business Intelligence

2.4.3. Business Intelligence có thể chia sẻ khắp nội bộ công ty nhanh chóng

BI có thể cung cấp quyền truy cập cho tất cả mọi người đến các thông tin, dữ liệu, chỉ số từ các phòng ban, vị trí khác nhau để việc ra quyết định chính xác và kịp thời hơn. Mọi phòng ban, vị trí làm việc trong công việc đều có khả năng truy cập và tìm kiếm dữ liệu thông tin trong BI tuỳ theo mức độ công việc của nhân viên. Dữ liệu từ BI có thể gửi đến tất cả phòng ban nội bộ doanh nghiệp nhanh chóng mà bảo mật, đảm bảo thông tin gửi đi chính xác và kịp thời.

3. Công dụng của Business Intelligence là gì?

3.1. Business Intelligence giúp tăng tốc quá trình làm việc của doanh nghiệp

Việc xử lý các dữ liệu thông tin là việc vô cùng mất thời gian mỗi khi một doanh nghiệp giải quyết một vấn đề. Với sự hỗ trợ của Business Intelligence thì việc xử lý những dữ liệu sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng, dữ liệu thông tin sau cùng sẽ có độ chính xác cao.

3.2. Business Intelligence giúp dự báo và tối ưu hoá hoạt động

Mọi doanh nghiệp đều thành công hay không đều dựa vào các chỉ số hoạt động. Có rất nhiều chỉ số KPI có thể lựa chọn để áp dụng trong chiến lược. Business intelligence sẽ giúp dự báo hoạt động dựa vào việc phân tích dự đoán (predictive analytics) và phần mềm trí tuệ nhân tạo có thể dễ dàng giúp doanh nghiệp tránh được việc đưa ra quyết định kinh doanh không phù hợp và tốn thời gian.

3.3. Business Intelligence giúp tối ưu hoá chi phí

Business intelligence là phần mềm trí tuệ nhân tạo nên việc bỏ chi phí cho lần sử dụng sẽ đỡ tốn kém và hiệu quả hơn nhiều. Không chỉ vậy, Business intelligence còn hỗ trợ ước tính chi phí cho hoạt động để giúp doanh nghiệp tránh đưa ra quyết định sai gây tổn thất về chi phí và đưa ra mức kinh phí tối ưu nhất.

Công dụng của Business Intelligence là gì? Công dụng của Business Intelligence là gì?

3.4. Business Intelligence giúp đưa ra chất lượng dữ liệu hiệu quả 

Một trong những lợi ích rõ ràng nhất của Business intelligence đối với doanh nghiệp là nó đưa ra chất lượng dữ liệu cuối cùng cao. Chất lượng dữ liệu nâng cao là một lợi ích mạnh mẽ của Business intelligence. 

– Truy cập không hạn chế: Các trang Business intelligence có thể truy cập được trên nhiều loại thiết bị không bị hạn chế. Điều này giúp bạn có thể đưa ra các quyết định quan trọng dựa trên dữ liệu mọi lúc, mọi nơi.

– Độ tinh khiết: Khi các công cụ Business intelligence hiện đại hoạt động bằng cách sử dụng số liệu có tính trực quan cao, bạn có thể chịu trách nhiệm về dữ liệu đảm bảo rằng các chỉ số được cung cấp liên quan 100% đến sự thành công của doanh nghiệp. Những công cụ trực quan này hoạt động theo một hệ thống lọc và quản lý dữ liệu cực kỳ hiệu quả. Kết quả là các quyết định của bạn sẽ chính xác và bạn sẽ không bao giờ phải lãng phí thời gian cho những dữ liệu không cần thiết.

– Bao hàm tổ chức: Bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh các trang tổng quan theo nhu cầu cụ thể và trích xuất thông tin từ vô số liệu, dữ liệu. Mọi người trong doanh nghiệp có thể trực tiếp cải thiện hiệu suất của họ bằng phân tích dữ liệu mang lại lợi ích to lớn cho toàn bộ tổ chức. Trang tổng quan mang tính bao trùm giá trị tổng thể của dữ liệu doanh nghiệp

– Khả năng mang lại cảm hứng bằng dữ liệu: Nếu có thể kể một câu chuyện truyền cảm hứng có liên quan bằng dữ liệu của mình, bạn có thể đưa ra thông tin quan trọng theo nhiều cách đến với khán giả. Trang thông minh có thể giúp cho việc kể chuyện bằng dữ liệu có thể truy cập rộng rãi, dễ dàng. 

Bài viết trên là những chia sẻ, giải đáp thắc mắc về khái niệm Business intelligence là gì? Hy vọng rằng bài viết trên sẽ hữu ích và giúp được bạn thành công trong công việc.