Business Consultant Là Gì? Công Việc, Vai Trò, Và Kỹ Năng Cần Có
Điều hành một doanh nghiệp để ngày càng phát triển là một thử thách đối với các chủ doanh nghiệp, do họ luôn có quá nhiều công việc để thực hiện. Do đó, có một người “đồng đội” hỗ trợ và giúp sức là một điều cần thiết và giúp họ không phải tự mình tìm hiểu mọi thứ. Và vị trí này không ai khác chính là Business Consultant.
Vậy Business Consultant là gì, hay công việc Business Consultant làm gì để giúp doanh nghiệp phát triển, hãy cùng Glints tìm hiểu nhé.
Business Consultant là gì?
Business Consultant là một chuyên viên tư vấn kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp và các cấp quản lý để giúp cải cách các hoạt động kinh doanh và đưa công ty vượt qua khó khăn, tăng doanh thu và phát triển.
Nếu công ty gặp trở ngại về chiến lược, các hoạt động kinh doanh nội tại, doanh thu, lợi nhuận, hoặc các vấn đề về nhân sự mà không thể giải quyết được, họ sẽ cần đến một Business Consultant.
Ngoài Business Consultant, Consultant cũng là một thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng để nói đến một đội ngũ tư vấn viên của một tổ chức. Đây là một tập thể có vai trò hỗ trợ, đưa ra giải pháp, những lời thuyết phục, cách giải quyết vấn đề phù hợp, bảo đảm có những phương án hiệu quả cho khách hàng.
Business Consultant là gì?
Đọc thêm: Business Development Executive Là Gì? Tiềm Năng Ra Sao?
Business Consultant là làm công việc gì?
Business Consultant là chuyên viên tư vấn, đưa ra các ý tưởng giúp công ty cải thiện tình hình khó khăn hiện tại, định hướng đường lối, đưa ra những hướng dẫn trực quan và phù hợp.
Business Consultant thường trau dồi kiến thức về nhiều lĩnh vực, để có góc nhìn đa chiều, hiểu rõ về nguồn lực kinh doanh và thị trường. Một người ở vị trí này sẽ có tầm nhìn, và có kỹ năng giải quyết vấn đề để đưa ra các giải pháp tối ưu nhất cho tổ chức.
Một Business Consultant sẽ đưa ra giải pháp tối ưu cho tổ chức
Những công việc chủ yếu mà một chuyên gia tư vấn phát triển cần làm có thể là:
- Tiến hành đánh giá vấn đề công ty gặp phải. Phân tích dữ liệu để tìm ra nguồn gốc vấn đề.
- Đưa ra ý kiến, lời khuyên và phương án để xử lý vấn đề đó.
- Đề xuất chiến lược, thiết lập kế hoạch và định hướng phát triển ngắn hạn hoặc dài hạn để công ty đưa ra những quyết định đúng đắn.
- Lập kế hoạch thu hút lợi nhuận bằng cách mở rộng thị trường kinh doanh.
- Hỗ trợ khách hàng/công ty thực hiện các kế hoạch, phương án.
- Những tư vấn viên giỏi sẽ giúp tổ chức nhìn ra giá trị của công ty để phát huy tối đa tiềm năng.
Các công việc chính của một Business Consultant là gì?
Công việc Business Consultant phù hợp với ai? Yêu cầu đối với Business Consultant là gì?
Để trở thành Business Consultant giỏi, bạn cũng cần có những kỹ năng và tố chất cần thiết. Cùng Glints xem qua những yêu cầu dưới đây để xem bản thân mình có phù hợp không nhé.
Có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn
Để mang lại những giá trị cho tổ chức một cách hiệu quả, một Business Consultant cần nắm vững những kiến thức chuyên môn, và trau dồi kinh nghiệm qua nhiều năm. Có thể học hỏi kiến thức mới cho nhiều lĩnh vực, để dễ dàng tư vấn và định hướng cho công ty.
Ngoài ra, từ kinh nghiệm và kiến thức có được, bạn cũng có thể dễ dàng quan sát, nắm bắt vấn đề và đưa ra những cách xử lý đúng đắn và tối ưu hơn, giảm tải những rủi ro ở mức thấp nhất cho tổ chức.
Biết cách xây dựng lòng tin
Một Business Consultant cần thể hiện sự chuyên nghiệp của mình, hòa đồng, thân thiện, tập trung xây dựng các mối quan hệ nhờ vào lòng tin và sự tôn trọng.
Khi xây dựng được niềm tin với khách hàng, bạn cũng sẽ dễ dàng thuyết phục họ hơn với những phương án của mình.
Giao tiếp tốt
Bất kể công việc nào cũng đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt. Business Consultant làm việc trực tiếp với khách hàng nên kỹ năng giao tiếp là không thể thiếu.
Bạn sẽ cần vận dụng kỹ năng này để tạo ấn tượng đầu tiên tốt với khách hàng, truyền đạt ngôn từ khéo léo và linh hoạt để từ chối hoặc thương lượng, tư vấn, nêu định hướng có sức thuyết phục hơn và tạo thiện cảm tốt hơn với khách.
Giao tiếp tốt là kỹ năng quan trọng mà Business Consultant cần có
Biết quản lý, cân bằng thời gian
Kỹ năng quản lý thời gian là “chìa khóa vàng” để giúp bạn hệ thống và quản lý lại cuộc sống của mình. Sắp xếp thời gian một cách hợp lý giúp bạn chủ động hơn trong công việc, cân bằng cuộc sống cá nhân và công việc.
Có thời gian nghỉ ngơi vừa đủ để mang lại nguồn năng lượng mới, tăng năng suất làm việc cho ngày mới. Không chỉ vậy còn giúp bạn hạn chế những thói quen xấu, giảm áp lực trong công việc và rèn luyện khả năng quyết định tốt hơn.
Biết tự chủ cảm xúc
Một Business Consultant sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng, vì vậy nhu cầu của mỗi cá nhân cũng thay đổi.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng, ngoài những khách hàng dễ thuyết phục, đôi lúc chúng ta cũng sẽ gặp những khách hàng khó tính. Dù trong trường hợp nào, bạn đều cần phải tự chủ cảm xúc của mình, tránh để cảm xúc ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng, cản trở sự hiệu quả của công việc.
Một phong thái bình tĩnh cùng thái độ niềm nở, vui vẻ, nhiệt tình, một cảm xúc lạc quan tích cực sẽ giúp bạn “đi xa” trong ngành. Tuyệt đối không tỏ vẻ tức giận trong những lúc bất đồng, bởi việc xây dựng mối quan hệ tốt cũng là “đòn bẩy” giúp bạn thăng tiến sau này.
Đọc thêm: Bánh Xe Cảm Xúc Là Gì? Lý Thuyết, Cách Sử Dụng, Và Ứng Dụng Thực Tế
Xây dựng các mối quan hệ xã hội
Business Consultant luôn cần mở rộng các mối quan hệ để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, nên việc xây dựng và kết nối với những người xung quanh là điều cần thiết.
Ngoài ra do đặc thù công việc của Business Consultant thường tiếp xúc chủ yếu với khách hàng và dễ có khoảng cách với đồng nghiệp khác nên thường trở nên “đơn độc” trong các buổi liên hoan của công ty.
Do vậy, một Business Consultant cần dành thời gian tạo sự kết nối với những mối liên kết bên ngoài để có cơ hội tiếp xúc với những khách hàng mới và tự bản thân không thấy lẻ loi.
Không ngại di chuyển
Vì cần tiếp xúc với khách hàng, bạn phải di chuyển đến nơi hẹn thường xuyên. Có nghĩa là bạn sẽ phải di chuyển từ nơi này sang nơi khác rất nhiều. Một Business Consultant thành công sẽ xem việc di chuyển nhiều là đặc quyền của họ, mang đến những trải nghiệm mới ở những nơi trú mới, không ngại di chuyển để đạt được mục tiêu cuối cùng của công ty.
Cơ hội nghề nghiệp cho vị trí Business Consultant là gì?
Một Business Consultant “tài ba” sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất, tăng trưởng doanh thu và đạt được nhiều thành công nổi bật.
Với số lượng các công ty, doanh nghiệp “start-up” mọc lên khá nhiều, nghề Business Consultant cũng trở nên phổ biến và có nhu cầu tuyển dụng khá cao. Hơn hết, ngành này xuất hiện ở đa lĩnh vực, như tài chính, công nghệ thông tin, giao dục, với nhiều trách nhiệm khác nhau, nhưng vai trò chính vẫn không thay đổi.
Nghề nghiệp của một Business Consultant sẽ mang lại cho bạn như cơ hội tốt.
- Sự chủ động: Tư vấn viên không phải là nhân viên cần ngồi tại văn phòng, di chuyển thường xuyên để gặp khách nên bạn có thể linh hoạt trong cách làm việc và thời gian.
- Trải nghiệm mới: Vị trí không chịu sự ràng buộc bởi công ty, gặp nhiều khách hàng mỗi ngày, tiếp cận nhiều vấn đề mỗi ngày, do vậy sẽ trau dồi được kinh nghiệm mới, trải nghiệm những điều mới mẻ và học được nhiều thứ mỗi ngày.
- Thu nhập tốt: Mức lương của Business Consultant cũng là một mức lương tốt. Theo thống kê, trung bình của nghề Consultant khoảng 16 triệu/tháng. Ngoài ra, làm việc với khách hàng hoặc mang về hiệu quả cho công ty, bạn còn nhận hoa hồng hay các mức thưởng khác khá hậu hĩnh.
Đọc thêm: Business Developer là gì?
Kết luận
Hy vọng với những thông tin mà Glints chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc Business Consultant là gì và làm gì. Nếu bạn cảm thấy hứng thú và có niềm đam mê với việc tư vấn thì đừng chần chừ nữa nhé, hãy bắt đầu tìm hiểu ngay cơ hội trong nghề Business Consulting.
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả