Business Analytics là gì? Những kỹ năng cần có của một chuyên viên BA
Các doanh nghiệp hiện nay hầu hết đều trọng dụng vị trí Business Analyst với những người có chuyên môn kỹ thuật cao và kỹ năng xử lý vấn đề tốt. Vậy hôm nay hãy cùng WEONE tìm hiểu Business Analytics là gì và những vấn đề xoay quanh ngành nghề luôn thu hút nhân lực này nhé!
Mục Lục
Business Analytics (BA) là gì?
Business Analyst (BA) là “Chuyên viên Phân tích Kinh doanh” hay phổ biến hơn là “Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ”. Họ là người chịu trách nhiệm phân tích nhu cầu của khách hàng; và các đối tác đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; để tìm hiểu và đề xuất phương pháp giải quyết vấn đề phát sinh. Họ giúp cải thiện cách thức vận hành kinh doanh, giảm thiểu chi phí hoạt động; sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực có giới hạn; và hỗ trợ cho khách hàng tốt hơn. BA không chỉ có riêng trong ngành công nghệ thông tin mà vẫn tồn tại ở những ngành nghề và lĩnh vực khác như ngân hàng, logistics,…
Những chuyên môn chính một chuyên viên Business Analytics cần có là gì?
Management Analyst – Chuyên gia tư vấn quản lý
Chuyên gia tư vấn quản lý là người chuyên đề xuất các cách để cải thiện hiệu quả của công ty hoặc tổ chức. Họ tư vấn cho các nhà quản lý về cách làm cho các tổ chức hoặc công ty có lợi hơn thông qua việc giảm chi phí và tăng doanh thu.
Systems Analyst – chuyên viên phân tích hệ thống
Là người phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh sử dụng technical. Nhóm người này xác định những cải tiến cần thiết của công ty, thiết kế hệ thống để thực hiện những thay đổi đó, đào tạo và chuyển giao cho người khác sử dụng hệ thống.
Data Analyst – chuyên gia phân tích dữ liệu
Là người sẽ thu thập thông tin và kết quả, sau đó trình bày những dữ liệu này ở dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ hoặc bảng biểu và báo cáo lên trên. Tiếp theo họ sẽ sử dụng các dữ liệu này để xác định xu hướng và dựng mô hình để dự đoán những gì có thể xảy ra.
Những kỹ năng cần thiết để trở thành một Business Analytics (BA) thực thụ
1. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng này giữ vai trò quyết định quan trọng đến tính chất công việc đặc thù đối với một BA. Các BA được yêu cầu khá cao về kỹ năng giao tiếp bởi lẽ họ là những người cần trình bày rõ những vấn đề của dự án mình đang làm, trao đổi về yêu cầu với các bên,… Kỹ năng giao tiếp tốt có thể là một trong những tiêu chí quan trọng làm nên thành công của một dự án. Bên cạnh đó khả năng ngoại ngữ và sử dụng văn bản cũng trở thành những yêu cầu cơ bản đầu tiên trong sự nghiệp của một BA.
>>>>> Có thể bạn quan tâm: Leadership là gì? 9 kỹ năng cần có của một Leader tài ba
2. Kỹ năng và chuyên môn công nghệ
Đây có lẽ là điều bắt buộc trong yêu cầu đặt ra với một BA. Để xác định được vấn đề, lỗ hổng, đưa ra giải pháp, BA cần biết những ứng dụng công nghệ đang sử dụng, xem xét chúng trên các nền tảng số và phân tích dựa trên những số liệu cụ thể mà thường sử dụng máy móc để có được. Không chỉ giao tiếp với khách hàng, đối tác đơn thuần mà BA cần làm việc với nhóm kỹ thuật trong công ty, chính vì vậy kiến thức và chuyên môn công nghệ thông tin không thể không có.
3. Kỹ năng phân tích
Đúng như tên gọi “Phân tích kinh doanh”, kỹ năng phân tích cũng là kỹ năng tối thiểu nhất mà một BA cần trang bị trước khi bước chân vào ngành này và trau dồi thêm trong tương lai. Phân tích tốt sẽ giúp cho BA xác định được nhu cầu của khách hàng, hiểu đúng, chính xác để cải thiện sản phẩm. Công việc của BA đôi khi còn cần xem xét qua số liệu, bảng biểu, thống kê, vậy nên nếu thiếu đi kỹ năng phân tích, công việc của BA sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
4. Kỹ năng xử lý vấn đề
Nói đến đây chúng ta thật sự cảm thấy BA là một ngành yêu cầu cao. Nhưng thực tế không chỉ BA mà các ngành khác, bộ phận, vị trí khác cũng có những tiêu chí tương tự như vậy. Ngành công nghệ thông tin luôn có sự biến chuyển không ngừng, thực chất BA cũng như vậy. Trong nhiều tình huống khác nhau, trước những vấn đề tương đối phức tạp và liên quan đến nhiều đối tượng, các BA cần nhanh nhạy, thức thời, nắm bắt và giải quyết tốt những tình huống đó.
>>>>> Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản lý công việc hiệu quả nhất cho doanh nghiệp
5. Kỹ năng quản lý
Lập kế hoạch. Xây dựng mục tiêu. Chỉ đạo nhân sự… Đó có lẽ là những công việc không còn quá xa lạ đối với một chuyên viên phân tích kinh doanh. Để điều phối được khối lượng lớn công việc như vậy, thật không dễ dàng gì với một người không có và không được đào tạo kỹ năng quản lý. Đối với BA, kỹ năng này quan trọng không kém gì việc thành thạo phân tích, xử lý vấn đề, nó sẽ giúp doanh nghiệp được vận hành trôi chảy, hạn chế những khúc mắc và dễ dàng giải quyết nếu gặp khó khăn.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về Business Analytics (Phân tích kinh doanh) là gì và những điều cần có để trở thành một BA thực thụ. Trong bối cảnh có nhiều thay đổi của thị trường và nhiều biến động của đời sống, việc cải thiện các kỹ năng cần thiết, trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm sẽ tạo dựng cho mỗi người một hành trang vững chắc để tiến xa hơn.