Business Analyst Cần Học Gì? Kỹ Năng Và Kiến Thức Để Làm Một BA Thành Công
Khi các doanh nghiệp tìm cách tăng hiệu quả và giảm chi phí, Business Analyst đã trở thành một thành phần quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp.
Vậy, Business Analyst cần học gì để có thể đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong công ty như vậy? Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan ngành Business Analyst
Business Analyst (BA) là những người có nhiệm vụ sử dụng dữ liệu để hình thành những hiểu biết sâu sắc về kinh doanh và đề xuất những thay đổi trong doanh nghiệp và các tổ chức khác. BA có thể xác định các vấn đề trong hầu hết mọi bộ phận của tổ chức, bao gồm các quy trình CNTT, cơ cấu tổ chức hoặc phát triển nhân viên.
Các BA sẽ xác định các lĩnh vực kinh doanh có thể được cải thiện để tăng hiệu quả và củng cố các quy trình kinh doanh.
Ở vị trí công việc của mình, họ cần phải hợp tác chặt chẽ với những bộ phận khác trong toàn bộ hệ thống phân cấp kinh doanh để truyền đạt những phát hiện của họ và giúp thực hiện các thay đổi.
Tổng quan ngành Business Analyst.
Nhiệm vụ cụ thể của một BA bao gồm:
- Xác định và ưu tiên các nhu cầu và yêu cầu chức năng và kỹ thuật của tổ chức
- Sử dụng SQL và Excel để phân tích các tập dữ liệu lớn
- Diễn giải các biểu đồ, bảng và các yếu tố trực quan hóa dữ liệu khác
- Tạo các mô hình tài chính để hỗ trợ các quyết định kinh doanh
- Hiểu các chiến lược, mục tiêu và yêu cầu kinh doanh
- Lập kế hoạch kiến trúc doanh nghiệp (cấu trúc của một doanh nghiệp)
- Dự báo, lập ngân sách và thực hiện cả phân tích phương sai và phân tích tài chính
Business Analyst cần học gì?
Business Analyst là một ngành nghề yêu cầu rất nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Vì vậy để có thể trở thành một BA, bạn cần phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản tại các trường đại học hoặc trung tâm đào tạo.
Vậy hiện tại, chúng ta có thể học ngành gì để trở thành một BA, hãy cùng đọc tiếp nhé.
Ngành Công nghệ thông tin (CNTT)
Ngành đầu tiên có thể đào tạo BA bài bản đó là ngành Công Nghệ Thông Tin. Khi theo học ngành này, bạn sẽ được lựa chọn các chuyên ngành khác nhau như kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm, an toàn thông tin, mạng máy tính, v.v.
Sinh viên theo học CNTT khi theo đuổi vị trí Business Analyst tại các doanh nghiệp sẽ có lợi thế khi hiểu rõ về các kiến thức liên quan đến kỹ thuật như cách xây dựng, vận hành, phát triển và bảo trì các hệ thống phần mềm. Các bạn cũng có chuyên môn để có thể xây dựng phần mềm giải quyết những vấn đề trong thực tế.
Điều bạn cần học hỏi thêm khi từ công nghệ thông tin chuyển sang phân tích kinh doanh, đó là những kiến thức liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh, kinh tế, cũng như các kỹ năng mềm như giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, v.v.
Đọc thêm: Ngành Công Nghệ Thông Tin Học Trường Nào Là Phù Hợp Nhất
Ngành hệ thống thông tin quản lý
Sinh viên theo học ngành hệ thống thông tin quản lý sẽ được đào tạo các kiến thức về:
- Kinh tế
- Công nghệ thông tin
- Hệ thống thông tin quản lý
- Các kỹ năng mềm trong kinh doanh
Theo đó, sinh viên ngành hệ thống thông tin quản lý sẽ có kiến thức bài bản về cả kinh doanh, công nghệ, phương pháp quản trị, phân tích dữ liệu, vận hành hệ thống thông tin, v.v.
Chính vì vậy, những BA được đào tạo từ ngành Hệ thống thông tin quản lý là những người có nhiều thuận lợi khi theo đuổi nghề phân tích kinh doanh sau này.
Học gì để làm business analyst?
Nhóm ngành kinh tế – quản lý
Ngoài hai nhóm ngành nói trên, sinh viên học ngành kinh tế – quản lý cũng có thể trở thành một BA sau này. Nhóm ngành kinh tế – quản lý có thể bao gồm các chuyên ngành như quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, v.v.
Lợi thế của sinh viên nhóm ngành kinh tế – quản lý là việc được đào tạo bài bản các kiến thức liên quan đến quản trị, kinh doanh, và tài chính. Vì vậy, họ có thể hiểu sâu về các vấn đề kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên nhược điểm của các sinh viên nhóm ngành này là việc họ sẽ thiếu các kiến thức nền tảng liên quan đến CNTT. Do đó, họ sẽ gặp khó khăn khi làm những việc đòi hỏi các kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật.
Trau dồi các kỹ năng nào để làm BA?
Ngoài những kỹ năng chuyên môn, một BA còn luôn phải rèn luyện các kỹ năng mềm để thực hiện công việc hiệu quả hơn. Một số kỹ năng mà bất kỳ BA nào cũng nên học hỏi và trau dồi thường xuyên là:
Giao tiếp, mở rộng mối quan hệ
Vì BA cần tiếp xúc với rất nhiều người ở những bộ phận khác nhau, nên kỹ năng giao tiếp, mở rộng mối quan hệ là một kỹ năng rất quan trọng.
Ngoài ra, một BA cũng nên có kỹ năng trình bày và diễn đạt một cách hiệu quả để có thể tổ chức và điều hành những buổi họp quan trọng. Bên cạnh đó, khả năng đàm phán, thương lượng và ứng xử là những kỹ năng thiết yếu.
Khả năng phân tích dữ liệu
Khả năng phân tích dữ liệu là một kỹ năng vô cùng cần thiết đối với một BA.
Nếu không có kỹ năng này, bạn sẽ không thể hiểu được các số liệu đang muốn nói gì và đưa ra các thông tin đúng và giá trị cho doanh nghiệp trong chiến lược kinh doanh của công ty.
Nhạy bén
Một BA giỏi không chỉ cần có kiến thức chuyên môn, mà còn cần phải luôn nhạy bén trong kinh doanh. Với khả năng này, bạn sẽ hiểu được chiến lược kinh doanh của công ty, của những đối thủ cạnh tranh cũng như giúp doanh nghiệp đưa ra được chiến thuật phù hợp với nhu cầu thị trường.
Business analyst cần trau dồi cả các kỹ năng cần thiết.
Tư duy phản biện
Tư duy phản biện sẽ giúp các BA luôn đặt ra câu hỏi cho bản thân mình, cho doanh nghiệp và cho những tác động từ bên ngoài. Với tư duy phản biện, BA sẽ có thể đánh giá, phân tích và lựa chọn giải pháp đúng đắn trước khi đưa ra chiến lược cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, tư duy phản biện còn giúp BA hiểu cặn kẽ về những mong muốn của khách hàng.
Đối mặt, giải quyết vấn đề
Có thể coi BA là một người luôn phải đi giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Vì vậy, ở vị trí của BA, ta luôn phải đối mặt với các vấn đề, làm rõ các vấn đề và đưa ra giải pháp khả thi.
Đọc thêm: Cách Giải Quyết Vấn Đề Và Ra Quyết Định Chỉ Với 6 Bước 6 Kỹ Năng
Lời kết
Trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu về nghề Business Analyst và biết được một Business Analyst cần học gì. Glints hi vọng bài viết đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về Business Analyst và giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn khi theo đuổi con đường nghề nghiệp này nhé!
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả