Business Account là gì? Có bao nhiêu loại Business Account?
Doanh nghiệp cần một hệ thống để quản lý tiền của mình. Business Account là đang được đánh giá giải pháp tốt nhất. Đây là loại tài khoản được sử dụng để theo dõi số dư tiền mặt, tiền nợ doanh nghiệp và trả lương cho nhân viên. Vậy cụ thể Business Account là gì? Có bao nhiêu loại Business Account? Các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Business Account là gì?
Định nghĩa Business Account
Business Account (Tài khoản doanh nghiệp) là một loại tài khoản tài chính được sử dụng cho mục đích kinh doanh. Loại tài khoản này thường được mở và duy trì bởi một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.
Về cơ bản, Business Account giống như tài khoản ngân hàng cá nhân nhưng được doanh nghiệp sử dụng để thanh toán hóa đơn, mua tài sản và hàng tồn kho, trả lương nhân viên hoặc dùng cho các hoạt động khẩn cấp khác.
Tài khoản này sẽ cung cấp cho chủ sở hữu doanh nghiệp một cách đơn giản để tách tiền cá nhân của họ khỏi dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp.
Với Business Account, bạn sẽ có quyền truy cập vào nhiều tính năng hơn được thiết kế đặc biệt cho hoạt động hàng ngày. Ví dụ: tài khoản có thể đi kèm với tích hợp phần mềm lập hóa đơn để thanh toán hóa đơn dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian đối chiếu.
Đối với doanh nghiệp nhỏ, bạn cần hiểu thông tin chi tiết về Business Account để xác định tài khoản phù hợp trước khi ký kết với một tổ chức tài chính.
Phân loại Business Account
Checking Account
Checking Account là tài khoản rất quan trọng của một doanh nghiệp. Tài khoản này cho phép doanh nghiệp theo dõi tất cả các giao dịch tiền mặt. Số tiền được lưu trữ bên trong sẽ được sử dụng cho các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Việc duy trì tài khoản này đúng cách có thể giúp doanh nghiệp chứng minh cho ngân hàng mình cần tài trợ để mở rộng hoặc tăng hạn mức tín dụng.
Savings Account
Savings Account (Tài khoản tiết kiệm) là một lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp của bạn nếu bạn đang có thêm tiền mặt và muốn tích lũy tiền lãi từ tài sản của mình. Tài khoản này là nơi các doanh nghiệp có thể lưu trữ các khoản tiền nhàn rỗi và có thể sử dụng để kiếm lãi từ các hoạt động khác.
Merchant Accounts
Các doanh nghiệp chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng sẽ cần có Merchant Accounts (Tài khoản người bán) để nhận tiền. Tài khoản người bán cũng chấp nhận thanh toán trực tuyến thông qua nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như thẻ tín dụng hoặc PayPal.
Nhìn chung, đây là một lợi ích hấp dẫn và thuận tiện cho khách hàng. Merchant Accounts được thiết lập thông qua ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.
QUẢNG CÁO
Payroll Account
Sử dụng Payroll Account để trả lương cho nhân viên giúp việc theo dõi dòng tiền dễ dàng hơn cho các mục đích thuế và kế toán. Không phải tất cả các doanh nghiệp đều cần một Payroll Account riêng, nhưng từ quan điểm kế toán, việc sử dụng tài khoản này giúp mọi việc dễ dàng hơn.
Các loại tài khoản được liên kết với Business Account
Accounts Payable
Accounts Payable là danh sách các khoản mà doanh nghiệp nợ các chủ nợ. Ví dụ về các loại tài khoản này bao gồm tài sản thế chấp, hạn mức tín dụng được dùng để mở rộng cho doanh nghiệp. Tài khoản này khác với các loại tài khoản kinh doanh thông thường vì chúng là tài khoản dài hạn. Các khoản thanh toán trên Accounts Payable thường được giải ngân từ Checking Account.
Receivable Accounts
Receivable Accounts (Tài khoản phải thu) thể hiện số tiền mà các khách hàng hoặc doanh nghiệp khác nợ doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, tiền không được gửi vào tài khoản này mà phải gửi vào Checking Account của doanh nghiệp.
Lợi ích khi sử dụng Business Account
Giúp tách biệt tài khoản doanh nghiệp và tài khoản cá nhân
Có một tài khoản dành riêng cho doanh nghiệp có thể giúp chủ sở hữu phân chia rõ ràng 2 nguồn tài chính, tránh gây nhầm lẫn khi đến kỳ xử lý.
Phương thức thanh toán linh hoạt
Với Merchant Accounts, bạn có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ từ khách hàng. Điều này rất quan trọng nếu bạn điều hành một cửa hàng trực tuyến và đảm bảo doanh số bán hàng được cải thiện.
Tuân thủ Sở thuế vụ
Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn và tập đoàn, Business Account là bắt buộc. Ngay cả đối với các doanh nghiệp nhỏ, tài khoản này có thể giúp đảm bảo tuân thủ Sở thuế vụ và đơn giản hóa việc nộp thuế.
Tạo sự chuyên nghiệp
Việc cung cấp chi tiết tài khoản ngân hàng cá nhân để khách hàng thanh toán có thể khiến doanh nghiệp của bạn không được uy tín và chuyên nghiệp. Business Account có thể giúp khách hàng tin tưởng hơn vào doanh nghiệp của bạn.
Cách chọn Business Account cho doanh nghiệp
Các yếu tố cần thiết để chọn Business Account cho doanh nghiệp
Khi chọn ngân hàng để mở Business Account, có một số yếu tố bạn nên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định, bao gồm:
- Phí cố định: Tài khoản doanh nghiệp sẽ phí hàng tháng hoặc hàng quý cho giao dịch ngân hàng của họ.
- Phí giao dịch: Những khoản phí này được tính cho việc xử lý tiền chuyển vào và rút khỏi tài khoản.
- Internet Banking: Mặc dù hầu hết các tài khoản doanh nghiệp đều cung cấp dịch vụ Internet Banking, nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đảm bảo dịch vụ này có trên tài khoản của bạn.
- Lãi suất: Lãi suất khi mở tài khoản cao có thể đảm bảo lợi nhuận cho khoản tiết kiệm của bạn
- Ưu đãi: Một số ngân hàng có thể cung cấp một số chương trình ưu đãi đặc biệt liên quan đến lãi suất hoặc các dịch vụ ngân hàng miễn phí.
- Chi nhánh: Chọn chi nhánh ngân hàng gần với trụ sở doanh nghiệp để dễ dàng gửi tiền hoặc thực hiện các giao dịch khác.
Mở Business Account cần chuẩn bị những gì?
Để mở tài khoản doanh nghiệp, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp một số tài liệu. Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn có sẵn những thông tin sau trước khi đăng ký:
- Giấy tờ đăng ký kinh doanh: Các ngân hàng cần đảm bảo tính hợp pháp của doanh nghiệp trước khi cho phép mở một tài khoản. Do đó, bạn cần mang theo giấy đăng ký kinh doanh để chứng minh tính hợp lệ của doanh nghiệp.
- Nhận dạng cá nhân (CMND/CCCD/Hộ chiếu): Bất kỳ ai đang mở tài khoản đều cần ID. Tên trên ID cũng phải khớp với tên được đính kèm trong giấy đăng ký kinh doanh để chứng minh mối liên hệ pháp lý giữa doanh nghiệp và chủ tài khoản được ủy quyền.
- Bằng chứng về nơi cư trú: Giống như tài khoản ngân hàng cá nhân, tài khoản doanh nghiệp ở Việt Nam phải được mở bởi người có quốc tịch Việt Nam.
- Chi tiết doanh nghiệp: Bao gồm địa chỉ đã đăng ký, thông tin liên hệ,…Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần cung cấp bằng chứng về doanh thu hàng năm hoặc các bảng sao kê, hóa đơn và lịch sử tín dụng ngân hàng trong sạch.
Như vậy, những thông tin trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin về Business Account cũng như các lưu ý khi mở tài khoản cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết là là một nguồn kiến thức hữu ích với bạn. Hẹn gặp lại ở những chủ đề thú vị kế tiếp nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Mở Business Account trong bao lâu?
Thông thường sẽ mất từ 1 đến 4 tuần để mở Business Account. Vì ngân hàng sẽ cần thực hiện một số bước kiểm tra để xác nhận danh tính, doanh nghiệp của bạn.
Tuy nhiên, thời gian mở tài khoản còn tùy thuộc vào các ngân hàng khác nhau. Ngoài ra, nếu trước đó bạn đã đăng ký một tài khoản thông thường cũng sẽ giúp rút ngắn thời gian.
Có thể chuyển đổi Business Account được không?
Một số ngân hàng cho phép bạn chuyển tất cả các khoản sang tài khoản doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
Doanh nghiệp lớn có thể không cần sử dụng Business Account?
Bạn sẽ không thể sử dụng tài khoản cá nhân của mình thay cho tài khoản doanh nghiệp nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp lớn. Tài khoản của bạn có thể bị đóng nếu thực hiện quá nhiều giao dịch kinh doanh.
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh - Điện thoại: 0364 333 333
Tổng đài miễn phí: 1800 6734 - Email: [email protected]
- Website: www.tino.org