Bưởi Diễn ra hoa vào tháng mấy? Kỹ thuật xử lý ra hoa đậu quả ra sao?

Chế phẩm vi sinh / Tin tức / Bưởi Diễn ra hoa vào tháng mấy? Kỹ thuật xử lý ra hoa đậu quả ra sao?

Bưởi Diễn ra hoa vào tháng mấy? Kỹ thuật xử lý ra hoa đậu quả ra sao?

Bưởi Diễn ra hoa vào tháng mấy?” là câu hỏi của rất nhiều người đang trồng loài cây này. Có một vài trường hợp, dù đã trồng rất lâu nhưng cây lại không có hoa, không kết trái xuất hiện. Điều này phần nào khiến nhiều người dân cảm thấy lo lắng, sợ thua lỗ. Chính vì vậy, bài viết hôm nay Chephamvisinh.vn sẽ giải đáp cho các bạn tất cả những thắc mắc, cùng một vài thông tin liên quan hết sức bổ ích.

Bưởi Diễn ra hoa vào tháng mấy? Kỹ thuật xử lý ra hoa đậu quả

Bưởi Diễn là bưởi gì?

Cho những ai chưa biết, trước khi đi vào tìm hiểu “Bưởi diễn Diễn ra hoa vào tháng mấy” thì sau đây sẽ là một vài thông tin về giống cây ăn quả này:

Bưởi Diễn là một giống cây ăn quả cực kỳ phổ biến tại khu vực miền Bắc, dễ trồng, xuất hiện nhiều tại thủ đô Hà Nội. Đây là một giống được lai tạo giữa cam sành với bưởi. Hiện đang được coi như một món đặc sản không thể nào bỏ qua khi đến với đất Bắc.

Giống hoa quả này cực kỳ đặc biệt khi sở hữu vẻ ngoài trông hệt như cam sành nhưng kích thước to hơn khá nhiều, khi chín thì ruột sẽ chuyển sang màu vàng nhạt. Thường được chia thành 2 loại: tôm (vỏ) vàng hoặc tôm (vỏ) xanh. Bưởi diễn có giá trị trưng bày cao vào dịp Tết, bảo quản được lâu, càng héo, xuống nước, hướng vị sẽ càng ngọt.

Bưởi Diễn là bưởi gì?

Đặc điểm của bưởi Diễn

Không chỉ đơn giản là một loại cây ăn trái độc đáo, đặc sản của khu vực miền Bắc mà giống hoa quả này còn có một vài đặc điểm nổi bật, rất đáng chú ý:

  • Một gốc cây bưởi Diễn có thể cho ra từ 50 đến 70 trái mỗi năm, cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao, tốt cho sức khỏe.

  • Hiện đang ngày càng phổ biến, được nhiều người đem về nhân giống, làm thành vườn trái cây kinh tế, kinh doanh rất nhiều tại miền Bắc. Nổi tiếng đến mức trở thành 1 trong 3 loại trái cây đặc sản của khu vực Hà Nội, được nhắc đến thông qua câu ca dao “Cam Canh, bưởi Diễn, hồng Xuân Định”.

  • Được đánh giá như một giống cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cực kỳ cao, được nuôi trồng phổ biến tại nhiều khu vực như Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hưng Yên. Tuy nhiên, không đâu cho được những trái bưởi Diễn chất được bằng nơi đất Canh Diễn – nguồn gốc của giống bưởi này. Một phần do có điều kiện đất đai, địa lý phù hợp để nuôi trồng. Mặt còn lại nhờ vào tay nghề của người chăm sóc đầy kinh nghiệm, am hiểu về giống bưởi này.

Đặc điểm của bưởi Diễn

  • Một quả bưởi Diễn thường nặng từ 8 lạng đến 1 cân. Gốc cây mẹ càng lâu năm tuổi càng cho ra nhiều trái kích thước càng nhỏ, vỏ càng mỏng, hương vị càng ngọt, không đắng, cuốn không khô.

  • Mùa thu hoạch thường rơi vào đúng cận dịp Tết Nguyên đán. Trong dân gian, đây là loại hoa quả quý được dùng dâng lên cho nhà Vua vào thời xưa nên thường được biết đến với cái tên “Bưởi Diễn Tiến Vua”.

Bưởi Diễn ra hoa vào tháng mấy?

Tháng bưởi Diễn ra hoa

Và ngay sau đây sẽ là câu trả lời cho “Bưởi Diễn ra hoa vào tháng mấy?”. Thông thường, giống cây này sẽ ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên đán, tức vào tháng 1 âm lịch hằng năm, rơi vào khoảng tháng 2 hoặc 3 dương lịch (tuy vào từng năm có nhuận hay không). Thế nên, một số hộ gia đình cũng có sở thích, mua một chậu cây nho nhỏ thuộc giống bưởi Diễn Tiến Vua về để trưng trong nhà vào dịp đầu năm.

Bưởi Diễn ra hoa vào tháng mấy?

Tháng thu hoạch bưởi Diễn

Bưởi Diễn hoàn toàn không phải là một giống cây trồng nông nghiệp bởi quá trình nuôi dưỡng cần rất nhiều thời gian, công sức, mỗi năm chỉ có duy nhất một mùa vụ thu hoạch mà thôi. Thường quá trình trồng cây đến khi gặt hái sẽ diễn ra trong vòng 10 tháng. Tức đến tầm tháng 11 âm lịch (tháng 12 dương lịch) đã có thể tiến hành hái và đem đi bán, tiêu dùng được rời. Tuy nhiên, với ai không có nhiều am hiểu, kinh nghiệm, có thể xảy ra trường hợp nở hoa muộn, ra trái chậm, số lượng ít, vị không ngọt,…

Đọc thêm: Cách chăm sóc bưởi diễn đúng kỹ thuật ra nhiều trái

Lý do bưởi Diễn bị ít ra hoa

Chắc hẳn không ít người thắc mắc rằng tại sao khi thu hoạch xong hoặc trồng được một thời gian thì cây bưởi Diễn lại ra ít hoa, không giống với một số nơi. Vậy nên, ngay sau đây sẽ là lời giải đáp chi tiết:

Khí hậu, nhiệt độ

Vào những năm gần đây, nhiệt độ và khí hậu tại nước ta, đặc biệt đối với khu vực miền Bắc đang có nhiều chuyển biến phức tạp, không ổn định, ảnh hướng đến sự phát triển, ra hoa, đậu quả của giống bưởi Diễn. Nếu trong mùa ra hoa (tháng 1 âm lịch hằng năm) gặp phải tiết trời quá rét hoặc bị nồm, nóng, ẩm cao, mưa gió thất thường sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cây mẹ nên khó ra hoa, giảm sản lượng.

Tại sao bưởi diễn ít ra hoa

Giống bưởi Diễn không chuẩn

Một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất nuôi trồng, chất lượng, số lượng ra quả, đó chính là bưởi giống. Nếu không may lựa chọn phải bưởi Diễn giống không đúng chuẩn thì khi cây lớn sẽ rất khó ra hoa, ra rất ít, không đậu được trái. Mặc dù đã được chăm sóc hết sức cẩn thận, tỉ mỉ những vẫn vô cùng ít hoa. Đến mùa thu hoạch, nhìn vào bưởi thì sẽ biết có phải đúng giống muốn trồng hay không ngay.

Kỹ thuật nuôi trồng

Cũng đã nhắc một ít bên trên, việc nuôi trồng bưởi Diễn đòi hỏi cần phải có một kỹ thuật, kinh nghiệm, sự am hiểu cao thì mới đem lại năng suất, thành quả tốt được. Đa số dân “tay ngang” hay mới vào nghề sẽ không để ý lắm với mức độ, khoảng cách trồng trọt, đây cũng có thể là nguyên dẫn đến việc ra ít hoa, không đậu quả. Hãy cố gắng tìm hiểu và học hỏi để tránh bị thất mùa nhé.

Chưa biết cách dùng thuốc trừ sâu hiệu quả

Bưởi Diễn Tiến Vua cực kỳ khó để nuôi trồng do thường hay mắc phải nhiều loại bệnh như loét, chảy mủ, nhện đỏ, sâu vẽ bùa,… Nếu không biết bắt đúng bệnh, dùng đúng thuốc, không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mùa vụ năm nay và cả khoản thời gian sau này. Rất dễ bị chết, thối gốc.

Nguyên nhân bưởi diễn ít ra hoa

Kinh nghiệm, kỹ thuật trồng bưởi Diễn

Bên cạnh vấn đề bưởi diễn ra hoa vào tháng mấy, mọi người cũng cần phải biết được một vài kỹ thuật cũng như kinh nghiệm nuôi trồng giúp tăng năng suất, chất lượng mùa vụ, tránh việc thất thoát, giảm thiểu thiệt hại.

Cách phân bố mật độ trồng cây

Một kinh nghiệm được hầu hết những nông dân giàu kinh nghiệm khi trồng bưởi Diễn truyền lại đó chính là phải thật chú trọng đến mật độ, khoảng cách giữa các gốc cây. Chi tiết như sau:

  • Nếu trồng quá dày đặc, khít, sát nhau thì những gốc cây bưởi Diễn sẽ không có đủ nguồn anh sáng để quang hợp. Các cành sẽ chen lấn, tạo thành nhiều bóng mát. Ánh nắng mặt trời không thể cung cấp tối đa nguồn sáng được. Đồng thời, đất đai cũng không cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cùng một lúc cho quá nhiều gốc cây, ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa, đậu trái.

  • Còn nếu trồng quá thưa thớt, khoảng cách giữa các gốc bưởi Diễn quá xa, tạo khoảng trống rộng rãi, không cản được sức gió. Vào mùa mưa bão hay gió lớn sẽ khiến mầm lộc, hoa, trái nón dễ dàng bị rụng khỏi cảnh. Từ đó dẫn đến thất thoát mùa vụ, ảnh hưởng năng suất ra trái, thu hoạch.

Kinh nghiệm trồng bưởi diễn

Tốt nhất, phải tùy vào chất lượng của đất trồng để quyết định mật độ, khoảng cách giữa các gốc. Nếu đất màu mỡ, tốt thì nên cách nhau từ 4m đến 5m, còn xấu thì cách nhau từ 5m đến 6m mỗi cây.

Kỹ thuật đào gốc, bón lót

Để thực hiện kỹ thuật đào gốc, bón lót, chuẩn bị cho việc trồng cây, hãy làm như sau:

  • Trước trồng cây 1 tới 2 tháng, hãy thực hiện đào hố kích thước 80cm x 80cm x 80cm.

  • Cho vào đó 15kg đến 20kg phân hữu cơ hoại mục trộn với vôi mỗi hố.

  • Dưới ⅓ đáy hố là vôi, ⅔ còn lại sẽ là phân hữu cơ hoai mục.

  • Rồi mới trộn lên, đừng thực hiện việc trộn phân vôi trước khi cho vào hố nhé.

  • Sau đó lắp hố lại, cao hơn mặt đất từ 15cm đến 20cm.

Bưởi diễn rất ưa thích phân đậu tương, bã đậu nành…. Bón các loại phân này, bưởi diễn cho quả rất ngọt

Đọc ngay: Cách ủ phân đậu nành bón cho cây trồng hiệu quả

Cách chọn bưởi Diễn giống

Như đã nói bên trên, việc chọn bưởi diễn giống vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng thành phần, mùa vụ không hề nhỏ tí nào đây. Quyết định cả một năm trồng trọt thành công hay không nữa đấy. Tốt nhất nên lựa chọn như sau:

  • Khi mua nên đến trực tiếp nhà vườn, tìm đến những nơi uy tín, có tên tuổi, đảm bảo được chất lượng của bưởi Diễn giống.

  • Cẩn thận mua phải bưởi Đoan Hùng nhé, 2 loại bưởi này có vẻ ngoài nhìn khá giống nhau. Tuy nhiên sẽ sở hữu một vài điểm khác biệt như: bưởi Đoan Hùng thường có kích thước lớn hơn, vỏ nhẵn, láng hơn rất nhiều, bên ngoài màu vàng rơm, khi ăn có vị chua, hơi đắng, không ngọt bằng giống Diễn.

  • Nên xem qua những gốc cây mẹ trước mua. Kiểm tra cây có bị bệnh, phát triển tốt, hoa, trái đang có tình trạng như thế nào. Nếu gốc xấu, ra không được nhiều mầm lộc, hoa, quả thì hãy bỏ qua.

Cách chọn bưởi diễn giống

Cách tránh nắng cho cây, mầm lộc, hoa, trái

Vào thời điểm tháng 1 âm lịch – mua nở hoa bưởi Diễn hay vào những khoảng thời gian gần mùa thu hoạch, khí hậu có thể rất nóng hoặc lạnh, đặc biệt đối với miền Bắc. Thế nên cần có phương pháp đối phó dành cho tình trạng thời tiết khắc nghiệt như thế này. Thường thì với các gốc cây cần phải đón ánh nắng, thực hiện việc quang hợp nên cần phải có ánh nắng chiều vào nên chỉ cần chú ý đến việc bón phân, tưới nước, cắt tỉa. Còn phần mầm lộc, hoa, quả thì sẽ có biện pháp như sau:

Sẽ có đa dạng cách làm khác nhau, tuy nhiên một phương pháp được khá nhiều nông dân đang thực hiện. Đó là sử dụng những chiếc túi vào bọc mầm lộc, hoa, quả lại sau đó buộc chặt đầu túi giúp không khí được ổn định hơn, tránh việc ánh nắng chiếu vào trực tiếp gây ra hiện tượng bị “cháy”, héo.

Tìm hiểu thêm: Mùa này trồng rau gì? Mùa vụ trồng rau hiện nay

Mong rằng khi đọc đến đây, mọi người đã nắm rõ cho mình câu trả lời về vấn đề bưởi Diễn ra hoa vào tháng mấy cũng như một vài chủ đề liên quan khác. Bên cạnh đó, Chế phẩm vi sinh vẫn khuyên các bạn tìm hiểu thêm và trau dồi thêm thật nhiều kiến thức, kinh nghiệm nuôi trồng khác. Cảm ơn tất cả quý đọc giả vì đã tham khảo bài viết này.

3/5 – (2 bình chọn)

About Đức Bình

Bưởi Diễn ra hoa vào tháng mấy? Kỹ thuật xử lý ra hoa đậu quả ra sao? 1Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic …