Bùng nổ Vòng Chung kết Sáng tạo trẻ 2022

Đại học Bách khoa Hà Nội

https://hust.edu.vn/uploads/sys/logo-dhbk-1-02_130_191.png

CBO 2667
Các thành viên quán quân The F.I.R.S.T trong Sáng tạo trẻ 2022

Trải qua 8 tháng cùng Sáng tạo trẻ 2022, Quán quân của cuộc thi năm nay gọi tên đội THE F.I.R.S.T với đề án Tàu USV tự hành thông minh!

Vòng Chung kết Sáng tạo trẻ 2022 vừa diễn vào ngày 4/3 tại Hội trường C2 Bách khoa Hà Nội với sự tham gia của 5 đề tài vô cùng độc đáo và ý nghĩa. Với chủ đề “Sáng tạo vì Cuộc sống” (Smart up for life), cuộc thi năm nay hướng tới các sản phẩm ứng dụng có khả năng khởi nghiệp phục vụ cho cuộc sống như giao thông, giáo dục, môi trường, biển đảo, công nghiệp, nông nghiệp, y tế…

Hướng đến việc hỗ trợ tốt nhất phát triển và hiện thực hoá các sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật hữu ích cho cuộc sống, có định hướng khởi nghiệp, cuộc thi đưa ra các tiêu chí về Mục tiêu, Tính mới/tính sáng tạo, Tính khả thi kỹ thuật, Tính khả thi kinh doanh và Nguồn lực thực hiện.
 
HDM00291
Khán giả cổ vũ nồng nhiệt cho các đội chơi tại Sáng tạo trẻ 2022

Trong Vòng Chung kết, mỗi nhóm tham gia cần nhấn mạnh đến sự cần thiết của sản phẩm, dịch vụ đối với nhu cầu khách hàng, cộng đồng và xã hội; nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng; công nghệ sáng tạo, độc đáo cùng tính khả thi của sản phẩm.

Trải qua các phần trình bày và demo sản phẩm đầy thử thách và gay cấn, đội giành vị trí cao nhất trong cuộc thi năm nay là đội THE FIRST với 5 thành viên Nguyễn Xuân Dũng, Văn Đình Hoàng, Võ Trung Kiên, Cao Thị Quỳnh Trâm, Đặng Văn Hoài của nhóm The F.I.R.S.T đến từ Lab “Động lực học và điều khiển”, Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội.
 
“Mọi phát minh khoa học công nghệ đều xuất phát từ đời sống”, Quỳnh Trâm mở đầu trong phần thuyết trình của đội mình trong cuộc thi. Xuất phát từ thực tế 31 triệu người Việt Nam hiện nay không được tiếp xúc với nguồn nước sạch, The F.I.R.S.T chế tạo sản phẩm “Tàu USV tự hành thông minh”, giúp khảo sát địa hình lòng sông hồ và quản lý chất lượng môi trường nước trên phạm vi rộng.

Sản phẩm được các thành viên nghiên cứu rất kỹ lưỡng trong việc đưa ra định hướng phát triển tối ưu nhất trên thị trường, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí và nguồn nhân lực.

Các thành viên The F.I.R.S.T từng gặp khá nhiều khó khăn trong nhiều công đoạn từ thiết kế, chế tạo cơ khí, tới chế tạo mạch điện tử, lập trình nhúng và lập trình giao diện người dùng. Việc nghiên cứu thị trường cũng là một khó khăn lớn bởi đây không phải sản phẩm quen thuộc nhưng có tệp khách hàng mang tính đặc thù cao.

“Chúng tôi cảm thấy biết ơn vì tham gia Sáng tạo trẻ khiến bản thân trưởng thành hơn trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đội The F.I.R.S.T hi vọng có thể hoàn thiện và đưa tàu USV ra thị trường vào năm 2025”, đại diện đội thi trả lời phỏng vấn bên lề cuộc thi.
 
CBO 2706
Hình ảnh các đội chơi trên sân khấu cuộc thi Sáng tạo trẻ 2022

Phát biểu trong sự kiện, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS. Huỳnh Đăng Chính, cho biết: “Chủ trương của Bách khoa Hà Nội là lấy sáng tạo là động lực cho quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên, là nền tảng của khởi nghiệp với nòng cốt nghiên cứu khoa học”.

Số lượng đề tài nghiên cứu gắn liền với xã hội của sinh viên Bách khoa Hà Nội ngày càng tăng, trung bình trên 100 sản phẩm/năm. Theo ông, khích lệ tính sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên sẽ tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng, kết nối với doanh nghiệp và quốc tế.
 
CBO 2307
Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS. Huỳnh Đăng Chính phát biểu tại sự kiện

Cuộc thi Sáng tạo trẻ là một ví dụ sinh động trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Bách khoa Hà Nội, với hành trình đi từ ý tưởng, phát triển sản phẩm đến thương mại hóa. Mục tiêu của cuộc thi nhằm tạo môi trường hỗ trợ học tập, nghiên cứu thông qua trải nghiệm sáng tạo của người học tại các trường đại học, qua đó thúc đẩy hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật tạo ra các sản phẩm hữu ích trong cuộc sống. Bên cạnh đó, Sáng tạo trẻ cũng là diễn đàn chia sẻ, hỗ trợ và thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp giữa các trường đại học, doanh nghiệp và xã hội.

Cuộc thi do Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì, phối hợp với các tổ chức và doanh nghiệp, các trường đại học khối kỹ thuật và các đơn vị chuyên môn lần đầu vào năm 2017. Sáng tạo trẻ năm 2023 nhận được sự quan tâm đồng hành từ Công ty Cổ phần đầu tư Cetech và Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo BKFund. Các đơn vị đồng hành đã tích cực hỗ trợ trong công tác tổ chức cuộc thi, đào tạo các đội thi và hỗ trợ ươm tạo đưa sản phẩm ra thị trường, tăng cường sự kết nối giữa các sản phẩm sáng tạo và thực tiễn cuộc sống xã hội.

Tổng giá trị giải thưởng và hỗ trợ phát triển sản phẩm của cuộc thi năm nay lên đến 600 triệu đồng. Trải qua hành trình 8 tháng, cuộc thi thu hút 200 lượt sinh viên tham dự chương trình huấn luyện, thiết lập với 12 đề tài được tài trợ để phát triển thành sản phẩm trong Vòng Triển khai. Sau khi các vòng tranh tài kết thúc, 5 đội chơi tham gia Vòng Chung kết có thể nhận được hỗ trợ chi phí đầu tư và ươm tạo lên tới gần 250 triệu với mục đích tiếp tục phát triển sản phẩm để mang các đề tài thú vị này được ứng dụng thực tế.

 

Giải Nhất
– THE FIRST – Đề án tàu USV tự hành thông minh
Sản phẩm được ra đời với mục đích giúp khảo sát địa hình lòng sông hồ, tự động hóa mọi công việc nằm trong vấn đề quản lý chất lượng môi trường trên phạm vi rộng; giúp quản lý được một vùng sông nước lớn. Sản phẩm được nghiên cứu rất kỹ để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí và nguồn nhân lực.

Giải Nhì
– I-TECH – Ứng dụng IoT trong giám sát và quản lý hàng hoá vận chuyển trong logistics
I-Tech đưa ra một sự đột phá về sản phẩm là ứng dụng mô hình truyền dữ liệu không dây thông minh trong việc theo dõi thời gian thực của môi trường trong container lạnh chở thực phẩm. Sản phẩm ứng dụng công nghệ IOT vào quá trình vận chuyển trong Logistic nhằm cảnh báo sự cố và tối ưu hóa rủi ro, cũng như chi phí vận chuyển.

Giải Ba
– TRAIVI BKCIM – Máy tận thu xà cừ ngọc trai
Nghề truyền thống “khảm xà cừ” được nhắc đến qua dấu ấn về sản phẩm “Máy tận thu xà cừ ngọc trai” của TRAIVI BKCIM. Sản phẩm mang thông điệp về sự an toàn của người lao động, bảo vệ môi trường, tăng năng suất so với sản xuất thủ công. Máy tận thu xà cừ ra đời với sứ mệnh giúp những người thợ có thể khai thác được lớp xà cừ giá trị này một cách hiệu quả nhất nhằm nâng tầm thương hiệu đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Giải Khuyến khích
– IRONMAN – Exoskeleton suit
Với mục đích giúp ích cho cuộc sống của những người không may gặp khó khăn trong việc di chuyển, những “chiến binh” ấy đã mạnh dạn phát triển ý tưởng nghiên cứu khoa học từ khung xương dưới của người sắt Tony Stark, từ đó cho ra đời sản phẩm mang tên Exoskeleton suit.

– BINCASE – Máy chiếu aLight cảm ứng tiện lợi sử dụng công nghệ đồng bộ tần số quét và xử lý có chọn lọc
Thiết bị “máy chiếu cảm ứng” của nhóm được thiết kế để biến mọi mặt phẳng, từ mặt bàn, mặt tường, sàn nhà, bảng viết … thành một màn hình cảm ứng có thể tương tác được. Sản phẩm có thể được linh hoạt ứng dụng trong nhiều tình huống thực tiễn bởi nó mang lại trải nghiệm thực tế ảo tăng cường đến với người dùng. 

Giải Best Fanclub:
– Nhất: Bincase
– Nhì: Traivi BKCIM

Giải Sản phẩm được yêu thích nhất Vòng Chung kết: TRAIVI BKCIM

Giải Sản phẩm được yêu thích nhất Vòng Triển khai:
– Nhất: TRAIVI BKCIM
– Nhì: BK Lungscare – Iron Man – Bincase

 

Hà Kim – Mai Phương – Lâm Ánh
Ảnh: Phòng TT&QTTH

Vòng Chung kết Sáng tạo trẻ 2022 vừa diễn vào ngày 4/3 tại Hội trường C2 Bách khoa Hà Nội với sự tham gia của 5 đề tài vô cùng độc đáo và ý nghĩa. Với chủ đề “Sáng tạo vì Cuộc sống” (Smart up for life), cuộc thi năm nay hướng tới các sản phẩm ứng dụng có khả năng khởi nghiệp phục vụ cho cuộc sống như giao thông, giáo dục, môi trường, biển đảo, công nghiệp, nông nghiệp, y tế…Hướng đến việc hỗ trợ tốt nhất phát triển và hiện thực hoá các sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật hữu ích cho cuộc sống, có định hướng khởi nghiệp, cuộc thi đưa ra các tiêu chí về Mục tiêu, Tính mới/tính sáng tạo, Tính khả thi kỹ thuật, Tính khả thi kinh doanh và Nguồn lực thực hiện.Trong Vòng Chung kết, mỗi nhóm tham gia cần nhấn mạnh đến sự cần thiết của sản phẩm, dịch vụ đối với nhu cầu khách hàng, cộng đồng và xã hội; nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng; công nghệ sáng tạo, độc đáo cùng tính khả thi của sản phẩm.Trải qua các phần trình bày và demo sản phẩm đầy thử thách và gay cấn, đội giành vị trí cao nhất trong cuộc thi năm nay là đội THE FIRST với 5 thành viên Nguyễn Xuân Dũng, Văn Đình Hoàng, Võ Trung Kiên, Cao Thị Quỳnh Trâm, Đặng Văn Hoài của nhóm The F.I.R.S.T đến từ Lab “Động lực học và điều khiển”, Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội.“Mọi phát minh khoa học công nghệ đều xuất phát từ đời sống”, Quỳnh Trâm mở đầu trong phần thuyết trình của đội mình trong cuộc thi. Xuất phát từ thực tế 31 triệu người Việt Nam hiện nay không được tiếp xúc với nguồn nước sạch, The F.I.R.S.T chế tạo sản phẩm “Tàu USV tự hành thông minh”, giúp khảo sát địa hình lòng sông hồ và quản lý chất lượng môi trường nước trên phạm vi rộng.Sản phẩm được các thành viên nghiên cứu rất kỹ lưỡng trong việc đưa ra định hướng phát triển tối ưu nhất trên thị trường, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí và nguồn nhân lực.Các thành viên The F.I.R.S.T từng gặp khá nhiều khó khăn trong nhiều công đoạn từ thiết kế, chế tạo cơ khí, tới chế tạo mạch điện tử, lập trình nhúng và lập trình giao diện người dùng. Việc nghiên cứu thị trường cũng là một khó khăn lớn bởi đây không phải sản phẩm quen thuộc nhưng có tệp khách hàng mang tính đặc thù cao.“Chúng tôi cảm thấy biết ơn vì tham gia Sáng tạo trẻ khiến bản thân trưởng thành hơn trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đội The F.I.R.S.T hi vọng có thể hoàn thiện và đưa tàu USV ra thị trường vào năm 2025”, đại diện đội thi trả lời phỏng vấn bên lề cuộc thi.Phát biểu trong sự kiện, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS. Huỳnh Đăng Chính, cho biết: “Chủ trương của Bách khoa Hà Nội là lấy sáng tạo là động lực cho quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên, là nền tảng của khởi nghiệp với nòng cốt nghiên cứu khoa học”.Số lượng đề tài nghiên cứu gắn liền với xã hội của sinh viên Bách khoa Hà Nội ngày càng tăng, trung bình trên 100 sản phẩm/năm. Theo ông, khích lệ tính sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên sẽ tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng, kết nối với doanh nghiệp và quốc tế.Cuộc thi Sáng tạo trẻ là một ví dụ sinh động trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Bách khoa Hà Nội, với hành trình đi từ ý tưởng, phát triển sản phẩm đến thương mại hóa. Mục tiêu của cuộc thi nhằm tạo môi trường hỗ trợ học tập, nghiên cứu thông qua trải nghiệm sáng tạo của người học tại các trường đại học, qua đó thúc đẩy hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật tạo ra các sản phẩm hữu ích trong cuộc sống. Bên cạnh đó, Sáng tạo trẻ cũng là diễn đàn chia sẻ, hỗ trợ và thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp giữa các trường đại học, doanh nghiệp và xã hội.Cuộc thi do Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì, phối hợp với các tổ chức và doanh nghiệp, các trường đại học khối kỹ thuật và các đơn vị chuyên môn lần đầu vào năm 2017. Sáng tạo trẻ năm 2023 nhận được sự quan tâm đồng hành từ Công ty Cổ phần đầu tư Cetech và Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo BKFund. Các đơn vị đồng hành đã tích cực hỗ trợ trong công tác tổ chức cuộc thi, đào tạo các đội thi và hỗ trợ ươm tạo đưa sản phẩm ra thị trường, tăng cường sự kết nối giữa các sản phẩm sáng tạo và thực tiễn cuộc sống xã hội.Tổng giá trị giải thưởng và hỗ trợ phát triển sản phẩm của cuộc thi năm nay lên đến 600 triệu đồng. Trải qua hành trình 8 tháng, cuộc thi thu hút 200 lượt sinh viên tham dự chương trình huấn luyện, thiết lập với 12 đề tài được tài trợ để phát triển thành sản phẩm trong Vòng Triển khai. Sau khi các vòng tranh tài kết thúc, 5 đội chơi tham gia Vòng Chung kết có thể nhận được hỗ trợ chi phí đầu tư và ươm tạo lên tới gần 250 triệu với mục đích tiếp tục phát triển sản phẩm để mang các đề tài thú vị này được ứng dụng thực tế.