Bỏng – Chấn thương; Ngộ độc – Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia

Sau khi giảm đau đầy đủ, vết thương được làm sạch bằng xà phòng và nước, đồng thời loại bỏ tất cả các mảnh vụn rời ra. Nước rửa nên ở nhiệt độ phòng hoặc ấm hơn để tránh gây hạ thân nhiệt. Các bọng nước bị vỡ trừ những vết nhỏ trên lòng bàn tay, ngón tay, và lòng bàn tay, sẽ được lấy đi. Các bọng nước không vỡ có thể được giữ nguyên, nhưng cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh tại chỗ. Với bệnh nhân được chuyển đến trung tâm bỏng, có thể dùng băng gạc khô (kem bỏng có thể gây cản trở việc đánh giá vết thương ở cơ sở tiếp nhận), bệnh nhân được giữ ấm và giảm đau tương đối bằng thuốc opioid đường tĩnh mạch.

Sau khi vết thương được làm sạch và được đánh giá bởi bác sĩ điều trị cuối cùng, vết bỏng có thể được điều trị tại chỗ. Đối với những vết bỏng dày cục bộ, chỉ cần điều trị đơn độc bằng thuốc tại chô một cách thích hợp. Tất cả các vết bỏng dày cục bộ sâu và bỏng dày toàn phần nên được điều trị bằng cắt bỏ và ghép da, nhưng trong các phương pháp điều trị tạm thời, thuốc bôi tại chỗ là thích hợp.

Điều trị tại chỗ có thể là bằng

  • Thuốc mỡ kháng khuẩn (ví dụ, 1% bạc sulfadiazine, mafenide axetat)

  • Băng gạc thương mại kết hợp bạc (ví dụ: băng gạc bạc tinh thể nano giải phóng bền vững)

  • Băng vết thương sinh tổng hợp (còn được gọi là sản phẩm da nhân tạo)

Băng bạc chỉ nên được xem xét đối với vết bỏng một phần độ dầy của da có độ ẩm đáng kể ở vết thương vì quá trình hoạt hóa bạc cần vết thương ẩm. Sulfadiazine bạc có thể gây giảm bạch cầu thoáng qua. Một số (nhưng không phải tất cả) băng xơ ngâm tẩm bạc phải được giữ ẩm nhưng có thể không cần thay thường xuyên như 7 ngày một lần (để giảm thiểu đau đớn liên quan đến việc chăm sóc vết thương lặp đi lặp lại).

Thuốc mỡ bôi tại chỗ phải được thay hàng ngày. Các sản phẩm da nhân tạo và băng tẩm bạc không cần thay đổi thường xuyên nhưng có thể dẫn đến sự ăn mòn cơ bản đòi hỏi phải loại bỏ, đặc biệt khi vết thương ở sâu. Chi bị bỏng cần phải được nâng cao lên. Băng ép như băng thun quấn nên được sử dụng để giảm phù nề và cải thiện quá trình lành vết thương.

Có thể cần phải phẫu thuật cắt sẹo vảy (rạch sẹo) của những sẹo vảy co thắt để có thể mở rộng phần ngực hoặc đảm bảo tưới máu chi. Tuy nhiên, sẹo vảy co thắt hiếm khi đe doạ khả năng sống còn của chi ở trong vài giờ đầu tiên, do đó, nếu có thể chuyển đến trung tâm bỏng trong thời gian đó, thì phẫu thuật rạch sẹo có thể được hoãn lại cho đến khi đó. Nếu không thể chuyển viện kịp thời, nên thực hiện phẫu thuật cắt bỏ mô hoại tử có ý kiến của trung tâm tư vấn bỏng.