Bồn cầu bị nghẹt đầy nước – Cách xử lý an toàn, hiệu quả
Bồn cầu bị nghẹt đầy nước đầy nước phải làm sao? Đây là vấn đề thường gặp ở nhiều hộ gia đình, nhà vệ sinh công cộng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Khi gặp vấn đề này, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các đơn vị hút hầm cầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cách xử lý khác có thể áp dụng ngay tại nhà chỉ với vài phút và các bước thực hiện đơn giản.
Vậy đó là những cách nào? Tham khảo nội dung bài viết dưới đây để biết nhé!
Mục Lục
Dấu hiệu nhận biết bồn cầu bị nghẹt đầy nước
- Xuất hiện bọt khí, mùi hôi khó chịu, thỉnh thoảng nghe có tiếng sôi ục ục.
- Nước tràn ngược lên lòng bồn cầu.
- Nước xả chậm hoặc không xả nước.
Nguyên nhân bồn cầu bị nghẹt đầy nước
Với những sản phẩm bồn cầu mới, tình trạng bồn cầu bị nghẹt đầy nước hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, khi bồn cầu đã được sử dụng một thời gian thì rất dễ bị nghẹt do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Dòng nước xả yếu
Dòng nước xả yếu đồng nghĩa với việc chất thải sẽ không được đẩy xuống hầm cầu một cách hoàn toàn và gây ra hiện tượng nghẹt. Do đó, khi lắp đặt bồn cầu, bạn nên lưu ý tránh những vị trí có dòng chảy yếu.
Sử dụng giấy vệ sinh quá nhiều
Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng bồn cầu bị nghẹt đầy nước. Do đó, cần có biện pháp sử dụng giấy vệ sinh hợp lý, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng
Khi sử dụng giấy vệ sinh, bạn nên ưu tiên chọn những loại được làm từ chất liệu mềm, mịn, dễ phân hủy để tránh hiện tượng vón cục, gây tắc nghẽn đường ống.
Đường ống dẫn chất thải gặp sự cố
Mặc dù khá hiếm gặp nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bồn cầu bị nghẹt đầy nước. Để hạn chế đường ống hư hỏng do bị hoen rỉ, ăn mòn, bạn không nên đổ thức ăn thừa có chứa dầu mỡ hoặc hóa chất gây hại vào bồn cầu.
Cách thông bồn cầu nghẹt đầy nước không dùng hóa chất
Bồn cầu bị nghẹt làm sao? Xử lý bồn cầu bị nghẹt bằng hóa chất là giải pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, các thành phần có trong hóa chất sẽ làm cho đường ống bị ăn mòn, đồng thời gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, áp dụng các biện pháp xử lý nghẹt bồn cầu không dùng hóa chất, cụ thể là bằng những nguyên liệu, vật dụng thông dụng như: baking soda, pittong cao su, muối, nước rửa chén,… luôn được ưu tiên hơn.
1. Dùng pittong thông nghẹt
Một cách xử lý bồn cầu bị nghẹt tại nhà đơn giản phải kể đầu tiên là dùng pittong thông nghẹt. Sử dụng pittong cao su là cách làm phổ biến nhất hiện nay được áp dụng ngay tại nhà. Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị chỉ là một pittong cao su và thực hiện theo các bước như sau:
- Ngâm đầu cao su của pittong vào nước ấm để tăng khả năng giãn nở và áp sát khi đặt vào bồn cầu.
- Đặt pittong cao su vào bồn cầu và áp sát vào vị trí thoát chất thải sao cho nước ngập đầu pittong.
- Tạo áp lực để đẩy các vật gây tắc nghẽn bồn cầu trong ống dẫn chất thải.
- Xả nước để làm sạch bồn cầu. Đồng thời, vệ sinh sạch sẽ pittong cao su.
- Thực hiện lại một lần nữa nếu vẫn còn tình trạng bồn cầu nghẹt nước.
2. Sử dụng baking soda và giấm
Nếu bồn cầu bị nghẹt đầy nước, bạn có thể xử lý nhanh chóng ngay tại nhà với baking soda và giấm. Đây là những nguyên vật liệu thông dụng, giá rẻ, dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng tiện lợi, tạp hóa, siêu thị,…để xử lý hầm cầu bị đầy nước.
Cách thông bồn cầu bị nghẹt bằng baking soda và giấm như sau:
- Chuẩn bị một chậu nước ấm (khoảng 3 lít). Lưu ý: Không nên dùng nước quá nóng vì sẽ làm bong tróc, nứt lớp sứ của bồn cầu.
- Cho 1 cốc baking soda và 2 cốc giấm vào chậu nước. Sau đó khuấy cho dung dịch tan đều.
- Đổ chậu nước đã hòa tan vào bồn cầu.
- Chờ từ 5 – 10 phút bạn sẽ thấy hiệu quả thông nghẹt vượt trội.
3. Sử dụng muối và bột nở
Cách xử lý bồn cầu bị nghẹt đầy nước này khá đơn giản, áp dụng tại nhà sẽ giúp tiết kiệm chi phí tối ưu, đồng thời hiệu quả rất cao. Để thực hiện, bạn chỉ cần trộn theo tỷ lệ 1:1 giữa muối và bột nở. Sau đó, cho hỗn hợp vào bồn cầu, đợi khoảng 5 tiếng và xả nước.
Lưu ý: Trong 5 tiếng chờ hỗn hợp phát huy tác dụng thông nghẹt bồn cầu, bạn tuyệt đối không được xả nước. Chính vì thế, một mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng chính là thực hiện vào ban đêm trước khi đi ngủ để không ảnh hưởng đến nhu cầu cá nhân.
4. Sử dụng nước rửa chén
Nước rửa chén luôn có sẵn trong mọi gia đình. Do đó, việc sử dụng để thông bồn cầu bị nghẹt đầy nước rất tiện lợi, bạn có thể áp dụng ngay mà không mất nhiều thời gian, chi phí. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần cho 2 bát nước vào nồi, thêm 5 – 10ml nước rửa chén. Sau đó, đun sôi hỗn hợp và đổ vào bồn cầu. Cuối cùng, bạn xả nước để các chất bẩn, dầu mỡ, cặn bã có thể trôi sạch.
Lưu ý: Bạn nên đổ trực tiếp vào vị trí thoát chất thải, tránh vây ra xung quanh làm hư hại lớp men bồn cầu.
5. Dùng lò xo thông nghẹt, móc treo quần áo
Thông tắc vệ sinh bồn cầu bị nghẹt bằng móc treo quần áo và lò xo thông nghẹt. Đây là những vật dụng mà bạn có thể sử dụng khi phát hiện có vật cứng bị mắc kẹt.
- Đối với lò xo thông nghẹt: Bạn nên chọn loại có kích thước dài nhất để đảm bảo có thể tìm đến vị trí vật cứng bị mắc kẹt. Khi chạm được tới vật cứng, bạn xoay lò xo theo chiều kim đồng hồ đến khi lò xo nén chặt thì buông tay ra. Lúc này, lực đẩy mạnh từ lò xo sẽ giúp vật cứng bị đẩy xuống hầm cầu.
- Đối với móc treo quần áo: Bạn nên ưu tiên chọn loại làm từ chất liệu inox để đảm bảo độ cứng. Cách thức thực hiện thông bồn cầu bị nghẹt rất đơn giản, bạn chỉ cần đẩy móc vào vị trí thoát chất thải, càng sâu càng tốt để đẩy vật cứng xuống hầm cầu.
Lưu ý: Khi xử lý bồn cầu nghẹt đầy nước bằng móc treo quần áo hoặc lò xo thông nghẹt, bạn nên trang bị găng tay, khẩu trang để đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh.
Những lưu ý khi xử lý nghẹt bồn cầu
Để việc xử lý bồn cầu nghẹt đầy nước hiệu quả, an toàn và đảm bảo vệ sinh, khi thực hiện, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây.
Trang bị đồ bảo hộ
Mặc dù áp dụng các biện pháp xử lý thông cầu bị nghẹt tại nhà không dùng hóa chất nhưng chất bẩn từ bồn cầu vẫn có thể bắn vào da, mắt của bạn. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như mắt kính, khẩu trang, bao tay,…
Kiểm tra tình trạng bồn cầu trước khi thông tắc
Khi bồn cầu nghẹt đầy nước, bạn cần kiểm tra tình trạng hiện tại của bồn cầu và xác định nguyên nhân. Nếu tình trạng tắc nghẽn không quá nặng, bạn có thể áp dụng các cách thông bồn cầu bị nghẹt nêu trên. Tuy nhiên, nếu tình trạng đã nghiêm trọng, bạn nên liên hệ với đơn vị hút hầm cầu để được hỗ trợ kịp thời.
Lót khăn lau hoặc giấy báo xung quanh bồn cầu
Để hạn chế tối đa tình trạng nước bẩn, chất thải trong bồn cầu văng ra sàn nhà trong quá trình xử lý bồn cầu bị đầy, bạn nên lót khăn lau hoặc giấy báo xung quanh.
Biện pháp phòng ngừa bồn cầu bị nghẹt đầy nước
Bồn cầu bị nghẹt gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày. Do đó, để hạn chế tình trạng bồn cầu bị nghẹt đầy nước, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Khi lắp đặt bồn cầu, cần kiểm tra đường ống dẫn nước để đảm bảo nguồn nước và tốc độ xả trong quá trình sử dụng.
- Vệ sinh bồn cầu thường xuyên, ít nhất 2 – 3 lần/tuần. Đồng thời, ưu tiên sử dụng loại giấy mềm, dễ phân hủy.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để kịp thời phát hiện bồn cầu bị nghẹt.
- Không bỏ bất cứ vật dụng gì vào bồn cầu, đặc biệt là những vật dụng sau: khăn giấy ướt, tăm bông, băng keo, thuốc lá, dầu mỡ.
Trên đây là những biện pháp hiệu quả, đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà khi bồn cầu bị nghẹt đầy nước. Bên cạnh đó, nếu đang có nhu cầu lắp đặt bồn cầu mới, đảm bảo chất lượng, chính hãng, giá tốt, bạn hãy liên hệ ngay với Trí Việt để được hỗ trợ tư vấn, báo giá và giao hàng nhanh chóng nhé!