Bộ nhận diện thương hiệu là gì? Những lợi ích và những bước cơ bản sở hữu bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu có thể được ví như bản “giới thiệu” hoàn chỉnh nhất của doanh nghiệp. Thông qua đó, khách hàng sẽ hiểu hơn, có thiện cảm và tin tưởng hơn doanh nghiệp.Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì? Những yêu cầu cơ bản nào cần có của bộ nhận diện thương hiệu và lợi ích và những bước cơ bản sở hữu bộ phận nhận diện thương hiệu hãy khám phá cùng chúng tôi trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu là toàn bộ những yếu tố như tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc đại diện, typo, phương châm hoạt động, tài liệu Marketing (hoặc Digital Marketing),… được thiết kế nhất quán để giúp định vị doanh nghiệp trên thị trường, giúp khách hàng nhận diện tính cách doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp của bạn với hàng ngàn doanh nghiệp cùng lĩnh vực hoạt động ngoài kia. Yêu cầu tiên quyết của bộ nhận diện thương hiệu là cần có sự liên kết, nhất quán giữa các yếu tố cấu thành nhưng vẫn phải đảm bảo tính thẩm mỹ, thuần phong mỹ tục và không vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, Luật cạnh tranh với các thương hiệu khác.
Những lợi ích khi doanh nghiệp nhận được khi sở hữu bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng
Đồng thời, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu với bộ nhận diện thương hiệu tích cực có thể mang đến cho doanh nghiệp vô cùng nhiều lợi ích tuyệt vời. Theo đó, lợi ích dễ dàng nhận thấy nhất là doanh số bán hàng tăng cao hơn nhiều so với khi chưa có bộ nhận diện thương hiệu. Sở dĩ điều này đạt được là do bộ nhận diện thương hiệu đã đem hình ảnh doanh nghiệp đến với đông đảo khách hàng hơn. Cùng với đó, sự chỉn chu, nhất quán từ những điều nhỏ nhất giúp khách hàng có nhiều thiện cảm với doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp bạn không chỉ có được lòng tin mà còn tạo dựng thành công lòng trung thành giúp họ gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hơn. Không những vậy, khi sở hữu bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng, doanh nghiệp còn nhận được những lợi ích tuyệt vời như:
- Xây dựng được bản sắc thương hiệu. Theo đó, bản sắc thương hiệu là yếu tố giúp doanh nghiệp tạo dấu ấn riêng và giúp khách xác định rõ ràng, ghi nhớ và ấn tượng sâu sắc trong tâm trí. Và những ấn tượng ban đầu chính là tiền đề giúp họ dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn doanh nghiệp của bạn hơn.
- Dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu hơn nhờ những đặc trưng và sự khác biệt tích cực.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực có thể tăng doanh số bán hàng, giúp doanh số bán hàng ổn định và tăng trưởng nhanh chóng hơn.
- Dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn trong việc triển khai các chiến dịch, kế hoạch Marketing mới do đã tiếp cận đúng tệp khách hàng và xây dựng thành công lòng tin với họ trước đó.
- Bắt kịp các xu hướng Marketing mới mẻ trên thế giới và thu hút sự tò mò, thích thú của khách hàng.
Những bước cơ bản để sở hữu bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả nhất cho thiết kế thương hiệu
Bước 1: Tìm hiểu, phân tích khách hàng mục tiêu
Bộ nhận diện thương hiệu là tổng hợp những yếu tố giúp khách hàng dễ dàng nhận diện được thương hiệu dù có đến hàng vạn các đối thủ cùng lĩnh vực ở ngoài kia. Nhưng việc quan trọng đầu tiên bạn cần làm đó là giúp khách hàng biết đến thương hiệu của mình. Sau khi biết, nếu thương hiệu của bạn ấn tượng, họ sẽ tìm hiểu sâu hơn và ghi nhớ kỹ càng. Tuy nhiên để làm được điều này, bộ nhận diện thương hiệu của bạn ấn thương hiệu của bạn ấn tượng thôi là chưa đủ. Nó cần có sự gắn bó chặt chẽ với các khách hàng mục tiêu – những người mà bạn nhắm đến cho các sản phẩm, dịch vụ của mình.
Bước 2: Xây dựng giá trị và Lên ý tưởng cho bộ nhận diện thương hiệu
Không chỉ bộ nhận diện thương hiệu, bất cứ công việc nào liên quan đến sáng tạo đều cần ý tưởng. Ý tưởng độc đáo, sáng tạo và mới mẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực để triển khai công việc. Riêng với bộ nhận diện thương hiệu, ngoài việc có ý tưởng sáng tạo không trùng lặp, bạn cần truyền tải những thông điệp giá trị nhất định. Theo đó, bạn chắc chắn không thể xây dựng bộ nhận diện thương hiệu với màu sắc bắt mắt, những hình ảnh đẹp long lanh nhưng không hề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của mình. Cùng với đó, đừng quên tạo các Slogan, các khẩu hiệu ngắn gọn, xúc tích để mô tả chính xác và định vị thương hiệu trên thị trường.
Bước 3: Lựa chọn màu sắc chủ đạo & Font chữ cho thương hiệu
Màu sắc và Font chữ là một trong những yếu tố dễ thu hút và tạo ấn tượng cho người xem nhất. Do vậy, nếu bạn tận dụng và phát huy được hai yếu tố này khách hàng sẽ ấn tượng với thương hiệu của bạn hơn rất nhiều. Theo đó, màu sắc và Font chữ ấn tượng sẽ giúp khách hàng chú ý đến thương hiệu hơn. Màu sắc và Font chữ nên có sự liên quan với nhau và gắn kết chặt chẽ với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy vậy, chắc chắn không thể bỏ qua sự tiết chế, sự vừa đủ để không tạo cảm giác khó chịu cho khách hàng. Nói như vậy không có nghĩa là bạn chỉ lựa chọn những màu sắc nhẹ nhàng, thanh lịch,… Hãy căn cứ vào tính chất sản phẩm, tinh thần doanh nghiệp, giá trị hướng đến để có thể lựa chọn được màu sắc chủ đạo. Có được màu sắc chủ đạo, bạn có thể căn cứ để tìm các Font chữ liên quan và có thể làm nổi bật lẫn nhau.
Bước 4: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Sau khi có ý tưởng, việc tiếp theo bạn cần thực hiện là khiến chúng có “hình hài” rõ ràng và liên kết chặt chẽ với nhau trong bản thiết kế. Khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, bạn nên tuân thủ chặt chẽ những phác thảo ban đầu để tránh việc làm sai lệch tinh thần của thương hiệu. Tuy nhiên, nếu bạn nảy ra những điểm nhấn nhá nho nhỏ nảy ra trong quá trình thiết kế thì cũng nên thêm vào bản thiết kế để tạo thêm sự ấn tượng cho bộ nhận diện thương hiệu.
Bước 5: Hoàn chỉnh và hướng dẫn sử dụng
Có được bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh, bạn sẽ sẽ đi đến những giai đoạn cuối cùng đó là hoàn chỉnh. Ở công đoạn này, bạn cần chú ý lựa chọn màu sắc, chất liệu cũng như kỹ thuật in ấn để giữ thể hiện chính xác những mong muốn của mình.
Tham khảo thêm:
Lời kết:
Bên trên bài viết là những thông tin hữu ích về bộ phận nhận diện thương hiệu là gì? Và những bước cơ bản sở hữu bộ phận nhận diện thương hiệu rất đang để đọc. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…