Bố mẹ chở con đi du xuân không đội mũ bị phạt bao nhiêu?
Đầu xuân năm mới, các gia đình đều cùng nhau đi chúc Tết người thân, bạn bè. Vậy trường hợp bố mẹ chở con không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu?
4. Chỉ có 1 mũ bảo hiểm: Để người chở hay người ngồi sau đội?
3. Bố mẹ trở con từ từ 14 tuổi trở lên không đội mũ bảo hiểm
1. Bố mẹ trở con dưới 6 tuổi không đội mũ bảo hiểm
Tại khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
Theo quy định trên, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được phép chở tối đa 01 người lớn và 01 trẻ em dưới 14 tuổi. Tức là nếu bố mẹ “kẹp 3” chở con dưới dưới 06 tuổi bằng xe máy thì không bị phạt lỗi chở quá số người quy đinh.
Đối với lỗi không đội mũ bảo hiểm, cả người điều khiển và người ngồi trên xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách nếu không sẽ bị xử phạt hành chính.
Tuy nhiên, Nghị định 100 năm 2019 lại loại trừ không xử phạt 03 trường hợp không đội mũ bảo hiểm sau là: Chở người bệnh đi cấp cứu, chở trẻ em dưới 06 tuổi và áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Căn cứ các quy định trên, trẻ em dưới 06 tuổi thì không bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Bố mẹ chở con dưới 06 tuổi trên xe máy mà con không đội mũ thì cũng không bị phạt. Cả gia đình chỉ bị phạt khi có bố hoặc mẹ không đội mũ bảo hiểm.
Bố mẹ chở con không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu? (Ảnh minh họa)
2. Bố mẹ trở con từ 6 – 14 tuổi không đội mũ bảo hiểm
Như đã nêu, bố mẹ chở con dưới 14 tuổi thì không bị phạt về lỗi chở quá số người quy định. Tuy nhiên, nếu một trong 03 người không đội mũ bảo hiểm thì có thể bị xử phạt hành chính như sau:
STT
Đối tượng không đội mũ bảo hiểm
Mức phạt theo Nghị định 100/2019, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021
1
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy
400.000 – 600.000 đồng
2
Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện
400.000 – 600.000 đồng
3
Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện
400.000 – 600.000 đồng
Trường hợp chỉ người điều khiển phương tiện đội mũ mà người ngồi sau không đội thì bị phạt thêm lỗi chở người không đội mũ bảo hiểm với mức phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
3. Bố mẹ trở con từ từ 14 tuổi trở lên không đội mũ bảo hiểm
Trong trường hợp này, nếu chở 3 mà có người không đội mũ bảo hiểm, cả gia đình sẽ bị phạt như sau:
– Lỗi chở quá số người quy định: Phạt tiền từ 80.000 -100.000 đồng.
– Lỗi không đội mũ bảo hiểm, tương tự như trường hợp trên:
-
Người điều khiển không đội: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng
-
Người được chở không đội: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng
-
Chỉ người điều khiển phương tiện đội mũ mà người ngồi sau không đội thì bị phạt thêm lỗi chở người không đội mũ bảo hiểm với mức phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
Lỗi không đội mũ bảo hiểm bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng (Ảnh minh họa)
4. Chỉ có 1 mũ bảo hiểm: Để người chở hay người ngồi sau đội?
Tất cả những người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy định. Nếu không thực hiện đúng, cả người điều khiển và người ngồi sau đều bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính
Nếu người ngồi trước không đội mũ bảo hiểm thì chỉ bị phạt một lỗi với mức phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.
Nếu người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm thì cả người điều khiển phương và người ngồi sau đều sẽ bị xử phạt.
– Người ngồi sau bị phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.
– Người ngồi trước đội mũ chở người không đội mũ bảo hiểm: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.
Lúc này, số tiền phải nộp phạt được tổng hợp của cả lỗi của người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm và hành vi chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm là 800.000 – 1,2 triệu đồng, gấp đôi lỗi người ngồi trước không đội mũ bảo hiểm.
Như vậy, nếu chỉ có một mũ bảo hiểm, nên để cho người ngồi sau đội để giảm mức phạt.
Trên đây là giải đáp thắc mắc về vấn đề: Bố mẹ chở con không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu? Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn đọc có thể liên hệ ngay đến LuatVietnam theo số 1900.6192 để được tư vấn.