Bộ luật hình sự là gì ? Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là gì ?
Luật hình sự là ngành luật (hệ thống các quy phạm pháp luật) xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định các hình phạt có thể áp dụng đối với người phạm tội.
Tìm hiểu các quy định ngành luật hình sự:
Là ngành luật độc lập, luật hình sự có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng.
Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội phát sinh khi có hành vi phạm tội xảy ra. Trong quan hệ xã hội này, hai chủ thể có địa vị pháp lí khác nhau. Nhà nước có quyền buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình. Người phạm tội có nghĩa vụ chấp hành các biện pháp cưỡng chế hình sự mà Nhà nước đã áp dụng đối với họ. Mặt khác, người phạm tội cũng có quyền yêu cầu Nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế đúng luật, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Đó cũng chính là nghĩa vụ của Nhà nước. Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là phương pháp quyền uy nhà nước. Là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật hình sự có nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ Nhà nước, xã hội cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; giáo dục, cải tạo người phạm tội cũng như giáo dục mọi công dân ý thức tuân theo pháp luật.
Các nguyên tắc chung mà ngành luật hình sự tuân thủ là nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc có lỗi, nguyên tắc phân hoá và cá thể hoá trách nhiệm hình sự…
Hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự có thể chia thành hai phần. Những quy phạm để cập những vấn đề chung về tội phạm và hình phạt tạo thành phần chung của luật hình sự. Những quy phạm trong đó quy định các tội phạm cụ thể cũng như các khung hình phạt áp dụng cho những tội cụ thể đó tạo thành phần riêng (phần các tội phạm) của luật hình sự.
3. Phân tích khái niệm luật hình sự ?
Luật hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật có đối tượng và phương pháp điều chỉnh đặc biệt, tuân theo các nguyên tắc và thực hiện các nhiệm vụ riêng. Với tính chất là ngành luật, luật hình sự được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định những hành vi nguy hiểm cho xặ hội bị coi là tội phạm và quy định hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt có thể áp dụng cho các tội phạm đó. Gắn với luật hình sự là hiện tượng tội phạm và biện pháp trách nhiệm đối với hiện tượng đó. Hình phạt và biện pháp hình sự phi hình phạt tuy cùng thuộc các biện pháp hình sự nhưng hình phạt vẫn được xem là biện pháp hình sự đặc trưng có tính “truyền thống”. Do vậy, thường có sự “vô tình” đồng nhất giữa hình phạt với các biện pháp hình sự. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là phát triển biện pháp hình sự phi hình phạt cùng với hạn chế hình phạt. Luật hình sự Việt Nam cũng đang theo xu hướng này.
Khái niệm luật hình sự có thể được dùng để chỉ ngành luật nhưng cũng có thể được hiểu là một trong những hình thức văn bản quy phạm pháp luật – luật (hoặc bộ luật) của ngành luật hình sự. Luật hình sự còn có thể được dùng để chi môn khoa học nghiên cứu ngành luật hình sự.
Với hai nội dung như vậy mà ngành luật này có tên gọi gắn với một trong hai nội dung đó – tội phạm hoặc hình phạt. Ví dụ: Trong tiếng Anh, ngành luật này thường được gọi là Criminal Law (pháp lụật hay ngành luật về tội phạm); còn trong tiếng Đức, ngành luật này lại thường được gọi là Strafrecht (pháp luật hay ngành luật về hình phạt). Trong tiếng Việt, hình sự có nghĩa là sự trừng ttị, trừng phạt và ngành luật hình sự cũng có nghĩa là ngành luật về trừng phạt hay về hình phạt.
Quy phạm pháp luật của ngành luật hình sự được hình thành qua các quy định của pháp luật. Đó là các quy định chung về tội phạm và hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt, là các quy định về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt cụ thể. Các quy định này đều phải được thể hiện ở hình thức văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hay nói cách khác, các quý định về tội phạm và hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt phải do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành vì tính đặc biệt của các quy định này.
Như đã trình bày, bên cạnh nội dung quỵ định hình phạt, ngành luật hình sự còn quy định các biện pháp hình sự khác không phải là hình phạt mà thường được gọi là biện pháp hình sự phi hình phạt. Trong các Bộ luật hình sự Việt Nam, các biện pháp này có tên gọi là Các biện pháp tư pháp; các biện pháp giám sát, giáo dục và được coi là các biện pháp hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt. Các biện pháp phi hình phạt này có xu hướng phát triển trong luật hình sự của các nước cũng như của Việt Nam. Tuy nhiên, hình phạt vẫn là biện pháp cưỡng chế hình sự chính và có tính đặc trưng của ngành luật hình sự. Do vậy, khi nói về ngành luật hình sự, các tài liệu thường chỉ nói đến hình phạt. Bộ luật hình sự Việt Nam khi xác định nhiệm vụ của mình cũng chỉ viết: “… Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt”. (Điều 1 Bộ luật hình sự) Tuy nhiên, khi định nghĩa khái niệm tội phạm, Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 không đề cập đến tính “chịu hình phạt” như một số tài liệu mà đã đề cập đến đặc điểm “bị xử lý hình sự” của tội phạm. Thẹo đó, “chịu hình phạt” chỉ là một nội dung của “bị xử lý hình sự”; hình phạt chỉ là một loại của biện pháp hình sự.
Với nội dung xác định tội phạm và quy định hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt, ngành luật hình sự có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh đặc biệt.
4. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là gì ?
Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự trước hết là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội. Khi có sự kỉện tội phạm xảy ra – một loại quan hệ xã hội đặc biệt giữa Nhà nước và chủ thể đã gây ra sự kiện tội phạm đó được phát sinh. Ngành luật hình sự điều chỉnh quan hệ xã hội này qua việc xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí của hai chủ thể – Nhà nước và người phạm tội, Trong quan hệ này, người phạm tội có nghĩa vụ pháp lí phải chịu Trách nhiệm hình sự, trong đó có hình phạt cồn Nhà nước có quyền buộc người phạm tội phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí đó. Đối với người phạm tội, Nhà nước có qưyền buộc họ phải chịu Trách nhiệm hình sự; đối với xã hội, Nhà nước có ttách nhiệm xử lí nghiêm minh những người đã thực hiện hẳnh vi phạm tội để bảo đảm ttật tự xã hội, trấn áp tội phạm. Người phạm tội, tuy có nghĩa vụ pháp lí phải chịu Trách nhiệm hình sự nhưng cũng có quyền yêu cầu Nhà nước chỉ được buộc mình chịu Trách nhiệm hình sự đúng với quy định của pháp luật.
Với việc quy định Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, luật hình sự Việt Nam đã mở rộng phạm vi chủ thể phải chịu Trách nhiệm hình sự và do vậy cũng mở rộng đối tượng điều chỉnh của mình. Theo đó, ngành luật hình sự cũng điều chỉnh quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại phải chịu Trách nhiệm hình sự. Trong quan hệ này, Nhà nước có quyền và nghĩa vụ đối với pháp nhân thương mại phải chịu Trách nhiệm hình sự tương tự như đối với người phạm tội. Trái lại, pháp nhân thương mại phải chịu Trách nhiệm hình sự cũng có nghĩa vụ và quyền tương tự như người phạm tội.
Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xầ hội có tính đặc thù. Quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự không những không cần thiết cho Sự tồn tại và phát triển của xã hội mà ttái lại, xã hội đã phải chịu sự tác động xấu khi quàn hệ xã hội này phát sinh. Các quan hệ xã hội cần thiết cho xã hội được các ngành luật khác điều chỉnh như quan hệ sở hữu được ngành luật dân sự điều chỉnh, quan hệ Vợ chồng được ngành luật hôn nhân và gia đình đỉều chỉnhi V.V. đều không phải là đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự nhưng có thể là đối tượng bào vệ của ngành luật hình sự- khi bị xâm hại ở mức độ nhất định. Các ngành luật khác có thể vừa điều chỉnh và vừa bảo vệ cùng nhóm các quan hệ xã hội nhất định, còn ngành luật hình sự chỉ đỉều chỉnh một loại quan hệ xã hội – quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội cũng như với pháp nhân thương mại phải chịu Trách nhiệm hình sự và bảo vệ nhiều loại quan hệ xã hội khác được các ngành luật khác điều chỉnh. Với lí do này mà quy phạm pháp luật hình sự có thể được coi là quy phạm pháp luật bảo vệ mà không phải là quy phạm pháp luật điều chỉnh. Quy phạm pháp luật hình sự không chỉ xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự mà còn là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người có phải là tội phạm hay không. Là tiêu chuẩn đánh giá hành vi của con người, quy phạm pháp luật hình sự tuy không trực tiếp điều chỉnh xử sự của con người trong cuộc sống hàng ngày như các ngành luật khác (mà chỉ điều chỉnh xử sự của Nhà nước và người phạm tội cũng như pháp nhân thương mại phải chịu Trách nhiệm hình sự sau khi có sự kiện tội phạm xảy ra) nhưng vẫn có tác động điều chỉnh xử sự đó của con người. Quy phạm pháp luật hình sự xác định tội phạm, quy định hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt và qua đó gián tiếp “cấm đoán” việc thực hiện những hành vi bị coi là tội phạm – những hành vi đã được quy định ưong luật hình sự. Với lí do này mà quy phạm pháp luật hình sự còn có thể được coi là quy phạm pháp luật cẩm đoán và sự cấm đoán này gián tiếp điều chỉnh xử sự của con người theo hướng ưánh thực hiện hành vi phạm tội. Bên cạnh các quy phạm pháp luật có tính “cấm đoán” như vậy, luật hình sự cũng có một số quy phạm pháp luật “cho phép” như là sự bổ sung để đảm bảo tính hoàn chỉnh của hệ thống quy phạm pháp luật hình sự. Ví dụ: Cho phép gây thiệt hại khi phải phòng vệ v.v..
5. Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là gì ?
Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng điều chỉnh cũng như nội dung quyền, nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hình sự, có thể rút ra phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là phương pháp mệnh lệnh – phục tùng. Trong quan hệ pháp luật hình sự, Nhà nước có quyền buộc người phạm tội phải chịu Trách nhiệm hình sự, phải chịu hình phạt; người phạm tội có nghĩa vụ pháp lí phải thực hiện Trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt và việc chấp hành này không thể tránh khỏi vì nó được bảo đảm bằng cưỡng chế của Nhà nước.
Trong trường hợp pháp nhân thương mại cùng phải chịu Trách nhiệm hình sự với cá nhân về tội phạm đã xảy ra, Nhà nước có quyền buộc pháp nhân thương mại phải chịu hình phạt; pháp nhân thương mại có nghĩa vụ pháp lí phải chấp hành hình phạt.
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là phương pháp mệnh lệnh – phục tùng. Theo đó, các quy phạm pháp luật hình sự đều có cách thức tác động chung là bắt buộc người phạm tội cũng như pháp nhân thương mại trong trường họp nhất định phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí là Trách nhiệm hình sự.
Qua đó, quy phạm pháp luật hình sự cũng gián tiếp điều chỉnh hành vi của con người trong cuộc sống hàng ngày với cách thức tác động là cấm đoán.
Như đã trình bày, trong luật hình sự còn có một số quy phạm pháp luật mà cách thức tác động là cho phép (được thực hiện quyền nhất định như quyền phòng vệ chính đáng V.V.). Tuy nhiên, cách thức tác động cấm đoán và cho phép đều không phải là cách thức tác động đặc trưng của ngành luật hình sự.
Tóm lại, phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là phương pháp mệnh lệnh – phục tùng và cách thức tác động đặc trưng là bắt buộc.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.6162, để được luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến. Trân trọng cảm ơn!