Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Giáo dục năm 2019
Decuongtuyentruyen.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Giáo dục năm 2019 gồm 142 câu. Bộ câu hỏi phù hợp cho việc tìm hiệu, học tập và ôn thi viên chức giáo dục, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giáo viên, giảng viên.
Câu 1. Mục tiêu giáo dục nhằm?
a) phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
b) phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
c) phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Đáp án A
Câu 2. Nền giáo dục Việt Nam là?
a) nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
b) nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam.
c) nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, quốc tế, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
Đáp án A
Câu 3. Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý nào?
a) học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
b) học đi đôi với hành, gắn lý luận với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
c) học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Đáp án C
Câu 4. Giáo dục chính quy là?
a) giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân
b) giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
c) cả A và B
đáp án A
Câu 5. Hệ thống giáo dục quốc dân là?
a) hệ thống giáo dục, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
b) hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục tại chức.
c) hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
Đáp án C
Câu 6. Giáo dục mầm non gồm?
a) giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo
b) có nhà trẻ và mẫu giáo
c) Cả a và b
Đáp án A
Câu 7. Giáo dục phổ thông gồm?
a) giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
b) học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
c) cả A và B
Đáp án A
Câu 8. Giáo dục nghề nghiệp đào tạo?
a) trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
b) có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
c) đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác
Đáp án A
Câu 9. Giáo dục đại học đào tạo?
a) trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
b) trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
c) trình độ đại học và sau đại học
Đáp án A
Câu 10. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm
a) Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Giáo dục trung học, Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục đại học
b) Giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông, Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục đại học
c) Giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông, Giáo dục đại học
Đáp án B
Câu 11. Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được ưu tiên?
a) trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá
b) trong việc tuyển dụng học dinh, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo
c) trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí hoạt động
d) trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo
Đáp án D
Câu 12. Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của cơ quan nào?
a) Quốc hội b) Chính phủ. c) Bộ Nội vụ d) Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đáp án B
Câu 13. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học?
a) Chủ tịch UBND cấp huyện b) Chủ tịch UBND cấp tỉnh
c) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo d) Thủ tướng Chính phủ
Đáp án C
Câu 14. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục?
a) Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục thường xuyên
b) Giáo dục nghề nghiệp, trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm.
c) Cả A và B đều đúng
d) Cả A và B đều sai
Đáp án B
Câu 10. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục được phân bổ như thế nào?
a) theo nguyên tắc công khai, dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của từng vùng; bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
b) theo nguyên tắc tập trung, dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của từng vùng; bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
c) theo nguyên tắc công khai, dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của từng vùng; bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Đáp án A
Liên hệ [email protected] hoặc [email protected] hoặc zalo 0935634572 để tải Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Giáo dục năm 2019 để ôn thi viên chức., gồm 142 câu trắc nghiệm có đáp án