Bộ câu hỏi tập huấn an toàn điện – Luật Thùy Dương
CHƯƠNG I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Câu 1: Quy chuẩn an toàn điện quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn điện khi thực hiện những công việc nào?
Đáp án: (c)
a.Khi thực hiện các hoạt động điện lực.
b.Công trình lưới điện, thiết bị điện, trạm biến áp, nhà máy điện áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại (vệ sinh, sửa chữa hotline,…)
c.Công việc quản lí vận hành, thí nghiệm, sửa chữa, xây dựng đường dây dẫn điện, thiết bị điện và các công việc khác theo quy định của pháp luật ở thiết bị điện, hệ thống điện.
d.Tất cả nội dung trên.
Câu 2: Cán bộ của đơn vị điện lực phải tuân thủ các quy định nào dứoi đây khi đến làm việc ở công trình, thiết bị điện, hệ thống điện do khách hang quản lý vận hành?
Đáp án: (a+b)
a.Tuân thủ Quy chuẩn an toàn điện.
b.Tuân thủ các quy định, quy trình liên quan của khách hang.
c.Quy định của đơn vị ban hành.
d.Không phải thực hiện quy định nào.
Câu 3: Người lãnh đạo công việc là ngừoi nào dưới đây?
Đáp án: (b)
a.Là ngừoi chỉ đạo chung khi tiến hành công việc trên thiết bị lưới điện cao áp.
b.Là người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện.
c.Là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng người lao động.
d.Là người chỉ đạo khi thực hiện công việc có nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức điện lực thực hiện.
Câu 4: Người chỉ huy trực tiếp là người nào dưới đây?
Đáp án: (c)
a.Là người chỉ đạo chung khi tiến hành công việc trên thiết bị lưới điện cao áp.
b.Là người chỉ đạo công việc có nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện.
c.Là người có trách nhiệm phân công công việc , chỉ huy và giám sát nhân viên đơn vị công tác trong suốt quá trình thực hiện công việc.
d.Là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng người lao động.
Câu 5: Người cấp phiếu công tác là người nào dưới đây?
Đáp án: (b)
a.Là người của đơn vị công tác được giao nhiệm vụ.
b.Là người của đơn vị trực tiếp quản lý vận hành các thiết bị được giao nhiệm vụ cấp PCT theo quy định của Quy chuẩn an toàn điện.
c.Là người phân công, giao nhiệm vụ khi tiến hành công việc trên lưới điện.
d.Là người chỉ huy khi tiến hành công việc trên thiết bị lưới điện cao áp.
Câu 6: Người cho phép công tác là người nào dưới đây?
Đáp án: (c)
a.Người phân công, giao nhiệm vụ khi làm việc trên lưới điện.
b.Người của đơn vị vận hành làm biện pháp kỹ thuật an toàn chuẩn bị nơi làm việc.
c.Người của đơn vị vận hành thực hiện việc cho phép đơn vị công tác vào làm việc ở tại hiện trường, khi hiện trường công tác đã đủ điều kiện đảm bảo an toàn.
d.Là người phân công, giao nhiệm vụ khi tiến hành công việc trên lưới điện.
Câu 7: Người giám sát an toàn điện là người nào dưới đây?
Đáp án: (c)
a.Người phân công, giao nhiệm vụ khi làm việc trên lưới điện.
b.Người của đơn vị vận hành làm biện pháp kỹ thuật an toàn chuẩn bị nơi làm việc.
c.Người có kiến thức về an toàn điện, được huấn luyện, chỉ định thực hiện việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.
d.Là người phân công, giao nhiệm vụ khi tiến hành công việc trên lưới điện.
Câu 8: Người cảnh giới là người nào dưới đây?
Đáp án: (b)
a.Người chỉ huy trực tiếp có đủ kiến thức về an toàn điện.
b.Người được chỉ định và thực hiện việc theo dõi, cảnh báo an toàn liên quan đến nơi làm việc đối với cộng đồng.
c.Là người có kiến thức về an toàn điện, được huấn luyện, chỉ định thực hiện việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.
d.Là người phân công, giao nhiệm vụ khi tiến hành công việc trên lưới điện.
Câu 9: Theo Quy chuẩn an toàn điện, “đơn vị công tác” được hiểu thế nào?
Đáp án: (b)
a.Gồm một số người cùng tham gia thực hiện một công việc nào đó.
b.Là đơn vị thực hiện việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,…Mỗi đơn vị công tác phải có ít nhất 02 người, trong đó phải có 01 người chỉ huy trực tiếp chịu tráhc nhiệm chung.
c.Gồm tối thiểu hai nhóm trong đó có 01 người chỉ huy trực tiếp chịu tráhc nhiệm chung.
d.Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữ, thí nghiệm, xây lắp v.v. Mỗi đơn vị công tác phải có ít nhất 04 người, trong đó phải có 01 người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm chung.
Câu 10: Theo Quy chuẩn an toàn điện, “đơn vị làm công việc” là gì?
Đáp án: (c)
a.Một số người cùng tham gia thực hiện một hay nhiều công việc nào đó.
b.Là nhóm người có tối hiểu 2 người, trong đó phải có 1 người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm chung khi thực hiện công việc.
c.Là đơn vị có quyền và trách nhiệm cử ra đơn vị công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắm,… .
d.Là nhóm người có kiến thức về an toàn điện, được huấn luyện, chỉ định thực hiẹn việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.
Câu 11: Theo Quy chuẩn an toàn điện, “đơn vị quản lý vận hành” là gì?
Đáp án: (d)
a.Là nhóm người có kiến thức về an toàn điện, được huấn luyện, chỉ định thực hiện việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.
b.Đơn vị trực tiếp làm công việc quản lý, thao tác, điều hành phương thức vận hành các thiết bị điện, đường dây dẫn điện.
c.Nhóm người có tối thiểu 2 người, trong đó một người phải có một người chỉ huy thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm thiết bị điện dó mình quản lý.
d.Là đơn vị trực tiếp thựuc hiện công việc quản lý, vận hành các thiết bị.
Câu 12: Nhân viên đơn vị công tác là người nào dưới đây?
Đáp án: (c)
a.Người thực hiện các biện pháp an toàn chuẩn bị nơi làm việc.
b.Gồm các thành viên của đơn vị công tác có tên trong phiếu công tác.
c.Là người của đơn vị công tác trực tiếp thực hiện công việc do người chỉ huy trực tiếp thực hiện phân công.
d.Là nhóm người có kiến thức về an toàn điện, được huấn luyện, chỉ định thực hiện việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.
Câu 13: Nhân viên vận hành là người nào dưới đây?
Đáp án: (a+b+c+d)
a.Là người tham gia trực tiếp điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện và phân phối điện, làm việc theo chế độ ca kíp.
b.Điều độ viên tại các cấp điều độ.
c.Trường kíp, Trực chính, Trực phụ tại trạm điện.
d.Trực ban vận hành, nhân viên trực thao tác lưới điện phân phối, công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp
Câu 14: Như thế nào thì được gọi “làm việc có điện”?
Đáp án: (d)
a.Làm công việc trên thiết bị lưới điện mà không cắt điện.
b.Làm công việc trên thiết bị lưới điện mà thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn.
c.Làm công việc trên thiết bị lưới điện mà không cắt điện và không cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn.
d.Là công việc làm ở thiết bị đang mang điện, có sử dụng các trang bị, dụng cụ chuyên dùng.
Câu 15: Như thế nào gọi là “làm việc có cắt điện hoàn toàn”?
Đáp án: (c)
a.Làm việc ở thiết bị lưới điện đã tắt điện.
b.Làm việc ở thiết bị lưới điện đã tắt điện và đã thực hiện đủ biện pháp kỹ thuật an toàn.
c.Là công việc làm ở thiết bị điện đã được cắt điện từ mọi phía (kể cả đầu vào của đường dây trên không và đuầ cáp), các lối đi ra phần phân phối ngoài trời hoặc thông sang phòng bên cạnh đang có điện đã khóa cửa; trong trường hợp đặc biệt thì chỉ có nguồn điện hạ áp để tiến hành công việc.
d.Làm công việc trên thiết bị lưới điện mà không cắt điện và không cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn.
Câu 16: Như thế nào được gọi là “làm việc có cắt điện một phần”?
Đáp án: (c)
a.Làm việc ở thiết bị lưới điện đã cắt hết điện nhưng lại ở gần các thiết bị khác.
b.Làm việc ở thiết bị điện đã cắt nhưng gần các thiết bị cao áp đang mang điện.
c.Là công việc làm ở thiết bị chỉ có một phần được cắt điện để làm việc hoặc thiết bị được cắt điện hoàn toàn nhưng các lối đi ra phần phân phối ngoài trời hoặc thông sang phòng bên cạnh có điện vẫn mở cửa.
d.Làm việc trên thiết bị lưới điện mà không cắt điện và không cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn.
Câu 17: Làm công việc ở độ cao nài thì được gọi là làm việc trên cao?
Đáp án: (a)
a.Làm việc từ độ cao 2,0m trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc của chân người thực hiện công việc.
b.Làm việc từ độ cao 3,0m trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc của chân người thực hiện công việc.
c.Làm việc từ độ cao 1,5m trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc của chân người thực hiện công việc.
d.Là làm việc ở độ cao mà người lao động phải sử dụng thang di động.
Câu 18: Phương tiện bảo vệ cá nhân là gì?
Đáp án: (a)
a.Là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà ngừoi lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
b.Là các trang bị bảo hộ lao động do người sử dụng lao động cấp cho người lao động theo quy định của pháp luật.
c.Là các trang bị phương tiện nhằm phòng tránh những tác động của các yêu tố nguy hiểm, độc hại, làm tổn hại đến sức khỏe người lao động.
d.Là các trang bị phương tiện ngừoi lao động tự chế nhằm phòng tránh những tác động của các yếu tố nguy hiểm, làm tổn hại đến sức khỏe người lao động.
Câu 19: Các công việc khi tiến hành trên thiết bị, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị mang điện, bao gồm cả vùng ảnh hưởng nguy hiểm bởi cảm ứng điện, đều phải thực hiện theo chế độ gì dưới đây?
Đáp án: (a+b)
a.Theo lệnh công tác.
b.Theo phiếu công tác.
c.Theo sự phân công của người có thẩm quyền.
d.Theo sự phân công của người chỉ huy trực tiếp.
Câu 20: Trước khi thực hiện công việc cần phải kiểm tra lại những nội dung nào dưới đây?
Đáp án: (c)
a.Kiểm tra lại toàn bộ tên, ký hiệu của thiết bị, đường dây, đường cáp phù hợp với những nội dung đã điền ở Phiếu công tác.
b.Kiểm tra lại toàn bộ tên, ký hiệu của thiết bị, đường dây, đường cáp phù hợp với những nội dung đã điền ở Lệnh công tác.
c.Kiểm tra lại số người
d.Kiểm tra lại dụng cụ an toàn.
Câu 21: Người có thẩm quyền sẽ được phép giao việc gì đối với người chưa được huấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu Quy trình này và các quy trình khác có liên quan?
Đáp án: (c)
a.Làm công việc không có điện.
b.Giao việc khi có đủ các biện pháp an toàn nơi làm việc.
c.Cấm ra mệnh lệnh hoặc giao công việc cho người chưa được huấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu Quy trình này và các quy trình khác có liên quan.
d.Giao làm việc việc cùng người đã được huấn luyện.
Câu 22: Những mệnh lệch không đúng Quy chuẩn an toàn điện và các quy trình khác, nguy cơ mất an toàn cho người hoặc thiết bị thì người nhận lệnh có quyền gì dưới đây?
Đáp án: (a+b)
a.Có quyền không chấp hành.
b.Được quyền báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra lệnh và/hoặc cấp có thẩm quyền.
c.Thực hiện nếu người ra lệnh vẫn thực hiện yêu cầu.
d.Chấp hành và báo cáo với cấp trên.
Câu 23: Khi phát hiện tổ chức, đơn vị, cá nhân vi phậm Quy chuẩn an toàn điện và các quy trình liên quan khác, có nguy cơ gây mất an toàn đối với người hoặc thiết bị thì anh, chị phải làm gì?
Đáp án: (c+d)
a.Phải lập tức ngăn chặn và báo cáo với cấp có thẩm quyền.
b.Không ngăn chặn nếu không đúng chức năng nhiệm vụ.
c.Phải lập tứ ngăn chặn.
d.Báo cáo với cấp trên trực tiếp và/hoặc cấp có thẩm quyền.
Câu 24: Người trực tiếp làm công tác quản lý vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, sửa chữa, xây lắp điện phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe?
Đáp án: (d)
a.Đủ sức khỏe do người sử dụng lao động công nhận.
b.Có giấy chứng nhận sức khỏe đủ tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng, huyết áp.
c.Có giấy chứng nhận sức khỏe đủ tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng.
d.Đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về lao động.
Câu 25: Nhân vân mới tuyển dụng phải đủ điều kiện gì dưới đây mới được giao nhiệm vụ?
Đáp án: (c+d)
a.Phải được huấn luyện, kèm cặp để có trình độ kỹ thuật và an toàn theo yêu cầu của công việc.
b.Phải qua thời gian kèm cặp của nhân viên có kinh nghiệm.
c.Phải kiểm tra bài viết đạt yêu cầu về các quy định an toàn lao động.
d.Phải được kiểm tra kiến thức về an toàn theo quy định, đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
Câu 26: Những đối tượng nào dưới đây phải được huấn luyện, kiểm tra Quy chuẩn an toàn điện mỗi năm một lần?
Đáp án: (a+b+c+d)
a.Trưởng, phó và nhân viên phòng kỹ thuật, phòng an toàn điện;
b.Trưởng, phó và nhân viên làm công tác vận hành, thao tác lưới điện;
c.Trưởng, phó và nhân viên làm công tác sửa chữa, xây lắp điện;
d.Trạm trưởng, trạm phó trạm biến áp; Kỹ thuật viên, kỹ sư, công nhân trực tiếp làm các công việc trực ca trạm điện, nhân viên làm thí nghiệm thiết bị điện, cắt điện nhắc nợ, treo tháo công tơ,…).
Câu 27: Khi phát hiện có người bị điện giật thì phải làm các bước nào dưới đây?
Đáp án: (b+c)
a.Khẩn cấp gọi người có chuyên môn đến cứu.
b.Người phát hiện phải tìm biện pháp nhanh nhất để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
c.Và cứu chữa người bị nạn theo phương pháp được huấn luyện.
d.Nắm vào quần áo của nạn nhân để kéo ra.
Câu 28: Người nào dưới đây có nhiệm vụ đề ra các biện pháp an toàn lao động, tổ chức kiểm tra và giám sát thực hiện các biện pháp an toàn đó trong đơn vị mình, đồng thời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những biện pháp an toàn mình đề ra?
Đáp án: (c+d)
a.Cán bộ an toàn các cấp.
b.An toàn vệ sinh viên.
c.Giám đốc, Phó giám đốc đơn vị trực tiếp sử dụng lao động.
d.Người quản lý, điều hành trực tiếp các công trường, phân xưởng hoặc các bộ phậ tưởng đương.
Câu 29: Người làm công tác an toàn các cấp có nhiệm vị gì dưới đây?
Đáp án: (a)
a.Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị tổ chức kiểm tra, giám sát và trực tiếp kiểm điểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ Quy chuẩn an toàn điện bao gồm việc thực hiện các biện pháp an toàn đã đề ra trong quá trình thực hiện công tác của đơn vị mình.
b.Xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động.
c.Tổ chức công tác kiểm tra.
d.Quản lý theo dõi thiết bị.
Câu 30: Người làm công tác an toàn các cấp có quyền gì dưới đây?
Đáp án: a+b
Trong trường hợp phát hiện có vi phạm thì được quyền lập biên bản vi phạm
Xét thấy vi phạm này có thể dẫn đến tai nạn hoặc hư hỏng thiết bị thì có quyền đình chỉ công việc để thực hiện đầy đủ, đúng các biện pháp an toàn, đồng thời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình
Đề xuất khen thưởng người làm tốt công việc
Phối hợp với công đoàn cùng cấp để kiểm tra an toàn
Câu 31: Trong trường hợp đơn vị công tác vi phạm biện pháp an toàn, bị phát hiện, lập biên bản, đình chỉ công việc, khi nào thì được tiếp tục công việc?
Đáp án: (d)
Phải cấp lại phiếu công tác
Ngừng làm việc chờ ý kiến chỉ đạo của người sử dụng lao động trực tiếp đơn vị mình
Chỉ tiếp tục công việc khi được cán bộ àn toàn chấp thuận
Chỉ được tiếp tục tiến hành công việc sau khi đã làm đủ, đúng các quy định về an toàn.
CHƯƠNG II
THAO TÁC THIẾT BỊ
Câu 32: Thao tác đóng, cắt điện ở thiết bị điện cao áp phải do ít nhất mấy người thực hiện?
Đáp án c+d
Ít nhất phải do một người thực hiện
Ít nhất phải do ba người thực hiện
Ít nhất do hai người thực hiện
Trường hợp đặc biệt và có quy trình thao tác riêng.
Câu 33: Người thao tác phải có bậc mấy an toàn điện trở lên?
Đáp án: (b)
Phải có bậc 2 an toàn điện trở lên.
Phải có bậc 3 an toàn điện trở lên.
Phải có bậc 4 an toàn điện trở lên.
Không quy định.
Câu 34: Người giám sát thao tác phải có bậc mấy an toàn điện trở lên?
Đáp án: (c)
Phải có bậc 2 an toàn điện trở lên.
Phải có bậc 3 an toàn điện trở lên.
Phải có bậc 4 an toàn điện trở lên.
Phải có bậc 5 an toàn điện.
Câu 35: Cấm đóng, cắt điện bằng sào thao tác và dao cách ly thao tác trực tiếp tại chỗ hoặc thay dây chì đối với thiết bị ở ngoài trời khi nào?
Đáp án: (a+b)
Trong lúc mưa to nước chảy thành dòng trên thiết bị, dụng cụ an toàn.
Trong lúc đang có giông sét.
Trong lúc có mưa.
Bắt đầu có giông.
Câu 36: Dao cách ly được phép thao tác trong những điều kiện(về điện) nào sau đây?
Đáp án: (a+b)
Không điện.
Thao tác có điện khi dòng điện thao tác nhỏ hơn dòng điện cho phép theo quy trình vận hành của dao cách ly.
Đơn vị Điều độ vận hành cho phép.
Không quy định, được phép thao tác theo lệnh cấp có thẩm quyền quản lý vận hành.
Câu 37: Trường hợp đặc biệt được phép thay dây chì của máy biến áp, máy biến điện áp vào lúc khí hậu ẩm ướt với điều kiện nào?
Đáp án: (a+b)
Sau khi đã cắt dao cách ly phía cao áp của máy biến áp, máy biến điện áp.
Sau khi đã cắt toàn bộ phía hạ áp của máy biến áp, máy biến điện áp.
Không cho phép.
Phải được cấp có thẩm quyền quản lý vận hành phê duyệt.
Câu 38: Những trường hợp nào thì nhân viên vận hành được phép cắt các máy cắt, thao tác dao cách ly mà không phải có lệnh theo tác hoặc phiếu thao tác? Sau khi thao tác nhân viên vận hành phải tiếp tục thực hiện những công việc gì?
Đáp án: (a+b+c+d)
Nếu xảy ra tai nạn, sự cố hoặc có thể gây ra mất an toàn cho người
Hư hỏng thiết bị
Sau đó phải báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên, người phụ trách trực tiếp và truyền đạt lại cho những nhân viên có liên quan biết nội dung những việc đã làm
Phải ghi đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành
Câu 39: Trường hợp thao tác có liên quan đến sự cố, tai nạn thì các phiếu thao tác có liên quan phải được lưu bao nhiêu lâu?
Đáp án: (d)
Lưu ít nhất 01 tháng
Lưu ít nhất 02 tháng
Lưu ít nhất 03 tháng
Lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị
Câu 40: Trong khi thao tác, nếu nghi ngờ động tác vừa thực hiện phải thực hiện những quy định gì?
Đáp án: (a+b)
Ngừng ngay thao tác để kiểm tra lại toàn bộ.
Nếu không có bất thường thì mới tiếp tục tiến hành thao tác.
Báo cáo ngay cấp có thẩm quyền quản lý vận hành
Báo cáo ngay người ra lệnh thao tác.
Câu 41: Trong khi thao tác, nếu xuất hiện cảnh báo hoặc có những trục trặc về thiết bị và những hiện tượng bất thường thì phải thực hiện những quy định gì?
Đáp án: (b+d)
Báo cáo ngay người ra lệnh thao tác
Phải ngừng ngay thao tác
Báo cáo ngay cấp có thẩm quyền quản lý vận hành
Kiểm tra và tìm nguyên nhân trước khi thực hiện các thao tác tiếp theo
Câu 42: Nếu thao tác sai hoặc sự cố thì phải thực hiện những quy định gì?
Đáp án: (a+b+c)
Ngừng ngay việc thực hiện theo phiếu thao tác
Báo cáo cho người ra lệnh biết
Việc thực hiện tiếp thao tác phải tiến hành theo một phiếu thao tác mới hoặc theo quy trình xử lý sự cố
Báo cáo ngay người ra lệnh thao tác
Câu 43: Sau khi thao tác cắt điện để làm việc, ở bộ phận truyền động của dao cách ly, khóa điều khiển của máy cắt,…phải treo biển báo làm gì? Và phải thực hiện những quy định gì?
Đáp án (a+c+d)
Cấm đóng điện! Có người đang làm việc
Cấm vào! Điện áp cao nguy hiểm chết người
Khóa tay truyền động
Cử người canh gác nếu cần thiết
Câu 44: Đóng, cắt dao cách ly tại chỗ trực tiếp bằng tay phải sử dụng trang bị, dụng cụ an toàn gì?
Đáp án: (a+b)
Mang găng tay cách điện cao áp và đi ủng cách điện cao áp
Phải đừng trên ghế cách điện.
Mang găng tay cách điện cao áp
Đứng trên sàn thao tác.
Câu 45: Những quy định để được đóng, cắt dao cách ly (hoặc cầu chì tự rơi) trên cột với cấp điện áp ≤ 35kV bằng sào cách điện?
Đáp án: (a+d)
Khi điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ hơn 3,0m,
Khi điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ hơn 2,5m,
Khi điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ hơn 3,5m,
Người thao tác phải mang găng tay cách điện
Câu 46: Trong mọi trường hợp, những ai sau đây phải chịu trách nhiệm về việc thao tác các thiết bị?
Đáp án: (a+b+c+d)
Người ra lệnh thao tác
Người giám sát thao tác
Người thao tác
Người nhận chuyển lệnh thao tác (nếu có)
Câu 47: Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc phải cắt điện bao gồm những biện pháp nào dưới đây?
Đáp án: (a)
Cắt điện, ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc, kiểm tra không còn điện; Đặt nối đất, làm rào chắn; Treo biển báo, tín hiệu; Trường hợp cắt điện hoàn toàn thì không phải làm rào chắn?
Kiểm tra không còn điện, đặt tiếp đất, treo biển báo tín hiệu?
Cắt điện và ngăn chặn điện trở lại nơi làm việc, đặt nối đất, treo biển báo?
Cắt điện và kiểm tra không còn điện, đặt nối đất, treo biển báo?
Câu 48: Khoảng cách an toàn đến cấp điện áp từ trên 1 kV đến 15 kV là bao nhiêu?
Đáp án: (d)
1,0m?
1,5m?
0,8m?
0,7m?
Câu 49: Khoảng cách an toàn đến cấp điện áp từ 15kV đến 35kV là bao nhiêu?
Đáp án: (a)
1,0m?
1,5m?
2,5m?
0,7m?
Câu 50: Khoảng cách an toàn đến cấp điện áp từ 35kV đến 110 kV là bao nhiêu?
Đáp án: (b)
1,0m?
1,5m?
2,5m?
4,0m?
Câu 51: Khoảng cách an toàn đến cấp điện áp 220kV là bao nhiêu?
Đáp án: (c)
1,0m
1,5m
2,5m
4,5m
Câu 52: Khoảng cách từ rào chắn đến phần đang mang điện với cấp điện áp từ 1 đến 15kV là bao nhiêu?
Đáp án: (a)
0,35m
0,6m
1,0m
0,7m
Câu 53: Khoảng cách từ rào chắn đến phần đang mang điện với cấp điện áp từ 15 đến 35kV là bao nhiêu?
Đáp án: (b)
0,35m
0,6m
1,0m
0,7m
Câu 54: Khoảng cách từ rào chắn đến phần mang điện với cấp điện áp từ 35kV đến 110 kV là bao nhiêu?
Đáp án: (b)
0,35m
1,5m
1,0m
0,7m
Câu 55: Yêu cầu cắt điện để làm công việc phải thực hiện những công việc nào dưới đây?
Đáp án: (a+b+c+d)
Phần thiết bị tiến hành công việc phải được nhìn thấy rõ đã cách ly khỏi các phần có điện từ mọi phía bằng cách cắt dao cách ly, tháo cầu chỉ, tháo đầu cáp, tháo dây dẫn.
Ngoại trừ trạm GIS, tủ hợp bộ, thiết bị đóng cắt kiểu kín và thiết bị đóng cắt của lưới hạ áp
Cấm cất điện để làm việc bằng máy cắt, dao phụ tải và dao cách ly có bộ truyền động tự động
Phải ngăn chặn được những nguồn điện cao, hạ áp qua các máy biến áp lực, máy biến áp đo lường, máy phát điện khác có điện người trở lại gây nguy hiểm cho người làm việc.
Câu 56: Cắt điện là do người nào đảm nhiệm dưới đây?
Đáp án: (a+c+d)
Cắt điện do nhân viên vận hành đảm nhiệm
Người của đơn vị công tác
Cấm ủy nhiệm việc thao tác cắt, đóng cho người của đơn vị công tác, trừ trường hợp người thực hiện thao tác đã được huấn luyện, kiểm tra công nhận chức danh vận hành và được phép của đơn vị quản lý vận hành
Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho nhân viên vận hành nắm vững sơ đồ và vị trí thực tế của thiết bị để ngăn ngừa khả năng nhầm lẫn, gây nguy hiểm cho đơn vị công tác
Câu 57: Người giám sát thao tác sau khi thao tác cắt điện máy cắt, dao cách ly phải treo biển nào dưới đây?
Đáp án: (a)
Người giảm sát thao tác phải treo biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” ở các bộ phận truyền động của các máy cắt, dao cách ly, …mà từ đó có thể đóng điện đến nơi làm việc
Người giám sát thao tác phải treo biển: “Dừng lại có điện nguy hiểm chết người” ở các bộ phận truyền động của các máy cắt, dao cách ly,…mà từ đó có thể đóng điện đến nơi làm việc
Người giám sát thao tác phải treo biển: “Cấm vào có điện áp cao nguy hiểm chết người” ở các bộ phận truyền động của các máy cắt, dao cách ly,…mà từ đó có thể đóng điện đến nơi làm việc
Người giám sát thao tác phải treo biển: “Cấm lại gần có điện nguy hiểm chết người” ở các bộ phận truyền động của các máy cắt, dao cách ly,…mà từ đó có thể đóng điện đến nơi làm việc
Câu 58: Người thực hiện thao tác phải thực hiện kiểm tra không còn điện theo trình tự và quy định như thế nào dưới đây?
Đáp án: (a+b+c+d)
Người thực hiện thao tác cắt điện phải tiến hành kiểm tra không còn điện ở các thiết bị đã cắt điện
Kiểm tra không còn điện bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của thiết bị cần thử như bút thử điện, còi thử điện; phải thử ở tất cả các pha và các phía ào, ra cửa thiết bị
Cấm căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị không còn điện, nhưng nếu đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì phải xem như thiết bị vẫn có điện;
Phải kiểm tra thiết bị thử điện ở nơi có điện trước, sau đó mới thử ở nơi không còn điện
Câu 59: Thực hiện làm tiếp đất nơi làm việc có cắt điện, vị trí nối đất phải thực hiện như thế nào?
Đáp án: (a+b+c+a+d)
Phải nối đất ngay sau khi kiểm tra không còn điện
Nối đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có khả năng dẫn điện đến
Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần còn mang điện
Đảm bảo cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất
Câu 60: Tại hiện trường nối đất phải thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn nơi làm việc cho đơn vị công tác?
Đáp án: (a+b+c+d)
Tại hiện trường làm việc, người cho phép tổ chức thực hiện việc nối đất tạo vùng làm việc
Người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nối đất di động
Người cho phép và người chỉ huy trực tiếp phải khẳng định rĩ các vị trí đã nối đất để tạo vùng an toàn sao cho đơn vị công tác nằm trọng trong vùng bảo vệ của nối đất
Các nối đất tạo vùng an toàn khi làm việc chỉ được tháo dỡ khi có sự đồng ý của người chỉ huy trực tiếp
Câu 61: Khi cắt điện làm việc ở trạm biến áp phân phối hoặc tủ phân phối để thực hiện công việc phải tiến hành nối đất như thế nào?
Đáp án: (a+b+c)
Phải nối đất ở thanh cái và mạch đầu trên đó sẽ tiến hành công việc
Trường hợp chuyển sang làm việc ở mạch đầu khác thì mạch đấu sẽ làm việc phải nối đất, trong trường hợp này chỉ được làm việc trên mách đấu có nối đất.
Khi sửa chữa thanh cái có phân đoạn thì trên mỗi phân đoạn có một bộ nối đất
Khi sửa chữa thanh cái có phân đoạn thì trên mỗi phân đoạn phải có một bộ nối đất, tại hai đầu phân đoạn
Câu 62: Khi làm việc trên đường dây (cả cao áp và hạ áp) đã cắt điện hoặc đang xây dựng mới gần đường dây đang vận hành được thực hiện như thế nào?
Đáp án: (a+b+c)
Tại vị trí làm việc phải có nối đất dây dẫn.
Được phép làm ở vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc, nếu nối đất tại vị trí làm việc cản trở đến công việc hoặc khó thực hiện.
Khi công việc có tháo rời dây dẫn thì phải nối đất ở hai phía chỗ định tháo rời trước khi tháo
Không quy định phải có nối đất dây dẫn tại vị trí làm việc. Chỉ bắt buộc nối đất phía có khả năng dẫn điện đến
Câu 63: Đối với đường cáp ngầm phải đặt nối đất như thế nào?
Đáp án: (a+b+c+d)
Phải đặt nối đất hai đầu của đoạn cáp tiến hành công việc
Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì trong thời gian thực hiện công việc đó phải có nối đất ở đầu cáp còn lại
Trường hợp làm việc tại vị trí đấu các đầu cáp chuyển tiếp thì phải đặt nối đất tại đầu còn lại của các sợi cáp
Khi thử nghiệm cáp ngầm (thử cao áp, đo cách điện, thử thông mạch,…) cho phép tháo nối đất hai đầu nhưng phải cử người giám sát ở đầu cáp còn lại.
Câu 64: Đối với đường dây bọc, nếu tại vị trí công tác không có đầu nối hoặc đầu nối bảo đảm kín(cách điện), và nếu không tháo rời dây dẫn thì phải đặt nối đất như thế nào?
Đáp án: (a+b)
Ở các điểm nối dây dẫn liền kề.
Nếu thực hiện giải pháp khác, thì giải pháp này và vị trí tiếp đất phải được xác định ngay từ khi khảo sát
Cho phép không phải nối đất
Xin phép không phải nối đất của cấp có thẩm quyền dơn vị quản lý đối với đường dây bọc trên
Câu 65: Đối với cáp vặn xoắn và dây bọc hạ áp phải đặt nối đất như thế nào?
Đáp án (a + b + c)
Cần tạo các điểm để khi thực hiện công việc đơn vị công tác có vị trí thực hiện tiếp đất thuận lợi và chặn được các nguồn điện tới vị trí làm việc.
Trường hợp làm việc trên đường dây hạ áp cho phép làm nối đất di dộng bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính và nối với đất
Trong trường hợp không thực hiện được nối đất, thì công tác này được xem là công tác hotline (đơn vị công tác phải thực hiện theo quy trình đảm bảo an toàn riêng được cấp cps thẩm quyền phê duyệt)
Xin phép không phải nối đất của cấp có thẩm quyền đơn vị quản lý đối với đường cáp vặn xoắn và dây dây bọc hạ áp trên
Câu 66: Với điện áp từ 35kV trở xuống, những thiết bị cắt điện để công tác nhưng cho phép không cần nối đất phải thỏa mãn đồng thời các yêu cầu như thế nào?
Đáp án: (a+b+c+d)
Thiết bị có cấu trúc gọn, quan sát toàn bộ dễ dàn.
Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống điện bằng cầu dao (1 pha và 3 pha), FCO mà đứng tại chỗ nhìn thấy rõ, chắc chắn không có hiện tượng rò điện
Chắc chắn không có hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trên thiết bị đó
Được sự cho phép của cấp có thẩm quyền
Câu 67: Những công việc nào được phép tạm thời tháo gỡ dây nối đất trong thời gian tiến hành các công việc này?
Đáp án: (a+b+c+d)
Đo kiểm tra điện trở nối đất
Đo các thông số của thiết bị, đường dây mà bắt buộc không được nối đất
Củng cố lại nối đất của thiết bị, đường dây
Củng cố lại nối đất của hệ thống nối đất toàn trạm
Câu 68: Đặt và thao nối đất phải thực hiện như thế nào?
Đáp án: (a+b+c+d)
Đặt và tháo nối đất do 02 người thực hiện, trong đó một người phải có bậc an toàn điện từ bậc 4 trở lên, người còn lại từ bậc 3 trở lên
Nếu đấu vào nối đất của cộc hoặc hệ thống nối đất chung thì phải cạo sạch rỉ chỗ đầu nối đất và phải bắt bằng bu lông, cấm vặn xoắn
Khi đặt nối đất phải lắp một đầu dây nối đất với đất trước, sau đó lắp đầu còn lại vào thiết bị, đường dây; tháo nối đất làm theo trình tự ngược lại. Khi lắp/tháo nối đất di động người lắp/tháo phải dùng sào và găng cách điện
Khi thực hiện thao tác đặt nối đất trên cột điện, người làm nối đất phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định của Quy trình và không để dây nối đất va chạm vào người
Câu 69: Khi có nhiều đơn vị công tác trong cùng một phạm vi có cắt điện, thì việc đặt nối đất phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
Mỗi đơn vị công tác phải làm nối đất độc lập cho đơn vị công tác của mình
Đặt nối đất chung cho cả phạm vi có cắt điện
Đặt nối đất chung sao cho toàn bộ các đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất chung
Nối đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có khả năng dẫn điện đến
Câu 70: Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản của dây nối đất di động?
Đáp án: (b+c+d)
Dây nối đất là dây bằng đồng hoặc hợp kim mềm và có lớp bọc bảo vệ
Dây nối đất là dây chuyên dùng, bằng đồng hoặc hợp kim nhiều sợi, mềm và có lớp bọc bảo vệ
Dây nối đất chống đóng điện nhầm từ nguồn điện đến phải chịu được tác dụng điện động và nhiệt động khi có dòng ngắn mạch nhưng tiết điện không được nhỏ hơn 16mm2 đối với lưới điện phân phối, 35mm2 đối với lưới điện truyền tải
Dây nối đất chống điện áp cảm ứng phải chịu được dòng điện do điện áp cảm ứng sinh ra, tiết diện không được nhỏ hơn 10mm2
Câu 71: Rào chắn tạm thời do đơn vị nào thực hiện?
Đáp án: (a)
Do đơn vị quản lý vận hành thiết lập
Do đơn vị công tác thiết lập
Đơn vị quản lý vận hành làm thủ tục cho phép đơn vị công tác thiết lập
Câu 72: Những quy định đặt rào chắn tạm thời?
Đáp án: (a+b+c+d)
Tạo ranh giới an toàn cho nhân viên đơn vị công tác khi làm việc gần vùng nguy hiểm của thiết bị đang mang điện
Trong quá trình làm việc, nhân viên đơn vị công tác không được chạm hoặc vướt qua vùng được tạo bởi các rào chắn
Rào chắn phải được thiết lập một cách chắc chắn. Cấm sử dụng vật liệu dẫn điện , vật ẩm ướt làm rào chắn
Khi làm việc gần khu vực có điện áp đến 22kV, nếu rào chắn có khả năng vào phần mang điện thì phải sử dụng rào chắn bằng vật liệu cách điện phù hợp với cấp điện áp làm việc
Câu 73: Biện pháp đảm bảo AT đặt rào chắn tạm thời cho đơn vị công tác?
Đáp án: (a+b+c+d)
Người đặt rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách điện
Thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của người có bậc 5 an toàn điện
Hệ thống rào chắn tạm thời không được chặn lối thoát hiểm cho người làm việc có nguy hiểm xảy ra
Nếu không đảm bảo, phải chuyển sang điều kiện làm việc cắt điện hoàn toàn
Câu 74: Quy chuẩn an toàn điện quy định về treo biển báo như thế nào?
Đáp án: (a+b+c+d)
a.Ở bộ phận truyền động của máy cắt, dao cách ly mà từ đó đóng điện nơi làm việc, treo biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”. Trên rào chắn tạm thời phải treo biển cảnh báo: “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”. Trường hợp đặc biệt phải treo thêm tín hiệu cảnh báo khác.
b. Ở thiết bị phân phối điện trong nhà, trên rào lưới hoặc cửa sắt của các ngăn bên cạnh và đối diện với chỗ làm việc phải treo biển cảnh báo: “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”
c. Nếu ở các ngăn bên cạnh và đối diện không có rào lưới hoặc cửa và các lối đi mà người làm việc không được đi qua thì phải dùng rào chắn tạm thời ngăn lại và treo biển cảnh báo :” Dừng lại! Có điện ngay nguy hiểm chết người”.
d. Tại nơi làm việc, sau khi làm nối đất phải treo biển chỉ dẫn “Làm việc tại đây!”. Trong thời giàn làm việc cấm di chuyển hoặc tháo các rào chắn tạm thời và biển báo, tín hiệu
CHƯƠNG IV
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC ĐỂ ĐẢM BẢO
AN TOÀN KHI TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC
Câu 75: Biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn khi làm việc ở thiết bị bao gồm những nội dung gì?
Đáp án: (a+b+c+d)
Khảo sát, lập biên bản hiện trường, lập phương án thi công và biện pháp an toàn (nếu cần thiết). Đăng ký công tác.
Làm việc theo PCT hoặc LCT
Cho phép làm việc tại hiện trường. Giám sát an toàn trong thời gian làm việc
Những biện pháp, tổ chức khác như: nghỉ giải lao, nghỉ hết ngày làm việc và bắt đầu ngày tiếp theo; thay đổi người khi làm việc, kết thúc công việc, trao tr