Bộ 25 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh.pdf (đề thi học sinh giỏi) | Tải miễn phí

Bộ 25 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh

pdf

Số trang Bộ 25 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh
55
Cỡ tệp Bộ 25 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh
7 MB
Lượt tải Bộ 25 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh
18
Lượt đọc Bộ 25 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh

298

Đánh giá Bộ 25 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh

4.1

(

4

lượt)

557 MB18

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 55 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Chủ đề liên quan

Tài liệu tương tự

Nội dung

BỘ 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
CẤP TỈNH

MỤC LỤC
1. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2020-2021 có đáp án Phòng GD&ĐT Nghi Sơn
2. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2020-2021 có đáp án – Sở
GD&ĐT Bình Phước
3. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2020-2021 có đáp án – Sở
GD&ĐT Phú Thọ
4. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2020-2021 – Phòng
GD&ĐT TP Bà Rịa
5. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2020-2021 – Sở GD&ĐT
Bình Định
6. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2020-2021 – Sở GD&ĐT
Đăk Lăk
7. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2020-2021 – Sở GD&ĐT
Hà Nam
8. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2020-2021 – Sở GD&ĐT
Hải Dương
9. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2020-2021 – Sở GD&ĐT
Kiên Giang
10. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2020-2021 – Sở GD&ĐT
Nghệ An (Bảng B)
11. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2020-2021 – Sở GD&ĐT
Ninh Bình
12. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2020-2021 – Sở GD&ĐT
Phú Yên
13. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2020-2021 – Sở GD&ĐT
Quảng Ngãi
14. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2020-2021 – Sở GD&ĐT
Thanh Hóa
15. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2019-2020 – Sở GD&ĐT
Cà Mau
16. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2019-2020 – Sở GD&ĐT
Điện Biên

17. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2019-2020 – Sở GD&ĐT
Hải Dương
18. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2019-2020 – Sở GD&ĐT
Kiên Giang
19. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2019-2020 – Sở GD&ĐT
Lâm Đồng
20. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2019-2020 – Sở GD&ĐT
Lào Cai
21. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2019-2020 – Sở GD&ĐT
Quảng Trị
22. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2019-2020 – Sở GD&ĐT
Thái Nguyên
23. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2019-2020 – Sở GD&ĐT
Yên Bái
24. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án – Sở
GD&ĐT Bắc Ninh
25. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án – Sở
GD&ĐT Thanh Hóa

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ NGHI SƠN
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN 9 – BÀI SỐ 2
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang; gồm 02 phần, 06 câu)

PHẦN I . ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới đây:
(1) Tôi tên là Nick Vujicic. Khi bắt tay vào viết quyển sách này, tôi hai mươi
bảy tuổi. Khác biệt với hầu hết mọi người, tôi không tay, không chân ngay từ lúc mới lọt
lòng. Hoàn cảnh nghiệt ngã tưởng đã có lúc nhấn chìm tôi nhưng rồi khát vọng sống
mãnh liệt đã giúp tôi chiến thắng số phận (…)
(2) Nếu tôi thất bại, tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại,
bạn sẽ cố làm lại chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là
chúng ta tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh
mẽ chứ?
(3) Bạn sẽ gặp khó khăn, bạn có thể khuỵu ngã và cảm thấy như thể mình không
còn sức mạnh để đứng dậy được nữa. Tôi biết cảm giác đó. Tất cả chúng ta đều biết cảm
giác đó. Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng khi chiến thắng những dốc
ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà
chúng ta có được. Điều thực sự quan trọng chính là những thông điệp sống bạn chia sẻ với
tất cả mọi người trong hành trình cao đẹp và cái cách bạn kết thúc hành trình ấy.
(4) Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình. Hãy đến với
nhau, những món quà dành cho chúng ta là rất đáng ngạc nhiên.
(Trích “Cuộc sống không giới hạn” của Nick Vujicic)
Câu 1 (0,5 điểm): Trong đoạn (1), tác giả đã nói đến hoàn cảnh nghiệt ngã mà
mình gặp phải là gì? Điều gì đã giúp tác giả vượt qua hoàn cảnh ấy?
Câu 2 (1,5 điểm): Trong câu “Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng
nhưng khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và
càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được” ở đoạn (3), tác giả đã sử dụng
phép tu từ nào? Ý nghĩa của phép tu từ đó? Theo tác giả, “khi chiến thắng những dốc
ghềnh của cuộc sống” phần thưởng ta nhận được là gì?
Câu 3 (2,0 điểm): Câu nói “Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của
chính mình” trong đoạn (4) cho thấy tác giả là người như thế nào?
Câu 4 (2,0 điểm): Thông qua cụm từ “Hãy đến với nhau”, tác giả muốn nhắn nhủ
điều gì tới mọi người?
PHẦNII. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm): Có ý kiến cho rằng:
Giá trị lớn nhất của một trái tim biết yêu thương là sự chân thành.
(C. Dikens)
Bằng một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ gì về ý kiến trên.

Câu 2 (10,0 điểm):
Trong văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi (Ngữ văn 9, tập 2,
trang 14) có câu: “Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của
tâm hồn”.
Bằng bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu (Ngữ văn 9, tập 1) anh (chị) hãy làm
sáng tỏ nhận định trên. Liên hệ với bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu (Ngữ văn 8, tập 2)
để thấy rõ hơn “cách sống của tâm hồn” mà những nghệ sĩ lớn đã mang đến cho thời
đại của họ.
Hết
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên học sinh: ……………………………………………………………………………..; Số báo danh: ………………………….

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ NGHI SƠN

Phần Câu
I

1

2

3
4

II

1

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN
HSG LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN 9 – BÀI SỐ 2
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)

Yêu cầu cần đạt

Điểm
6,0
– Trong đoạn (1), tác giả đã nói đến hoàn cảnh nghiệt ngã mà mình gặp 0,5
phải là: không tay, không chân ngay từ lúc mới lọt lòng.
– Điều giúp tác giả vượt qua hoàn cảnh ấy là khát vọng sống mãnh liệt.
– Trong câu “Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng khi 0,5
chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn,
và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được” ở đoạn (3),
tác giả đã sử dụng phép tu từ ẩn dụ: Dốc ghềnh của cuộc sống.
Ý nghĩa của phép tu từ ẩn dụ: chỉ những khó khăn, thách thức, khắc 0,5
nghiệt… trong cuộc sống.
– Theo tác giả, “khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống”, phần 0,5
thưởng ta nhận được là: chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng
hơn những cơ hội mà chúng ta có được.
Câu nói “Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình” 2,0
trong đoạn (4) cho thấy tác giả là người yêu đời, yêu cuộc sống, yêu
thương mọi người…
Thông qua cụm từ “Hãy đến với nhau”, tác giả muốn nhắn nhủ mọi 2,0
người: Hãy xích lại gần nhau hơn, quan tâm, chia sẻ, động viên, giúp
đỡ, yêu thương nhau nhiều hơn…
Viết đoạn văn NLXH
4,0
Yêu cầu chung: Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn; có đủ các phần mở
đoạn, phát triển đoạn, kết thúc đoạn. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể viết theo những cách khác nhau nhưng
cần tập trung làm rõ các ý sau:
1. Giải thích:
– Trái tim biết yêu thương: là sự quan tâm đến người khác, biết chia se
tình cảm của mình với những người xung quanh.
– Sự chân thành: là tình cảm được biểu hiện một cách tự nhiên; không
giả dối, vụ lợi.
=> giá trị lớn nhất của một trái tim biết yêu thương chính là sự chân
thành. Đó là tình cảm cao quý và đáng trân trọng nhất trong mối quan
hệ, đối xử giữa con người với con người trong cuộc sống.
2. Bàn luận:
– Vì sao một trái tim cần biết yêu thương
+ Cuộc sống của con người chỉ có ý nghĩa khi đặt trong các mối quan hệ
với gia đình và xã hội. Con người luôn cần được quan tâm, giúp đỡ của
người khác. Ngược lại bản thân mỗi người cũng phải biết quan tâm giúp

0,5

1,0

đỡ mọi người. Sự sẻ chia đem đến tình yêu thương cho tất cả mọi người
trong mọi quan hệ. Có như vậy, cuộc sống sẽ có ý nghĩa và tốt đẹp hơn.
+ Sự yêu thương luôn đem đến cho người nhận niềm vui, đồng thời
cũng khiến người cho hạnh phúc. Từ đó giúp con người tự nhận thức
được giá trị của mình, giá trị của những người sống xung quanh mình để
điều chỉnh hành vi, thái độ sống
+ Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người đôi lúc ít quan tâm đến
người khác, dẫn đến thái độ thờ ơ với cuộc sống. Vì vậy “ một trái tim
biết yêu thương” sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, tránh được
những việc đáng tiếc xảy ra trong đời sống cá nhân, riêng lẻ của từng
người.
– Vì sao yêu thương cần được thể hiện một cách chân thành:
+ Tình cảm luôn tác động mạnh mẽ đến nhận thức con người. Nếu tình
cảm bị lừa dối hay bị lợi dụng sẽ khiến người nhận tổn thương. Vì vậy,
sự yêu thương cần được thể hiện một cách chân thành
+ Nếu sự yêu thương là giả dối sẽ ngày càng tạo hố sâu trong mối quan
hệ giữa con người với con người.
– Sự yêu thương chân thành là tình cảm cao quý và đáng trân trọng
nhất mà con người cần vươn đến và phải đạt được.
– Con người cần phải sống như thế nào để thể hiện sự yêu thương
chân thành
+ Phải giữ gìn trái tim trong sáng, tình cảm chân thành, sống không vụ
lợi cá nhân. Yêu thương người khác như chính yêu thương bản thân
mình.
+ Tình cảm yêu thương chân thành đó phải được thể hiện bằng những
thái độ, hành động cụ thể, thiết thực với người xung quanh.
3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học

1,0

1,0

0,5

(Lưu ý: Cần tôn trọng những suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề mà thí sinh
đưa ra, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục, không trái với đạo đức và pháp
luật)

2

Bài nghị luận văn học
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận có đầy đủ 3 phần:
Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu về vấn đề nghị luận; Thân
bài triển khai các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát
được nội dung nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp, sắp xếp
các luận điểm theo một trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng
thuyết phục. Có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
* Giái thích nhận định của Nguyễn Đình Thi:
Mỗi tác phẩm văn học là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua
lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Tác phẩm ấy là kết tinh tâm hồn
của người nghệ sĩ. Thông qua tác phẩm, những người nghệ sĩ và đặc
biệt là người nghệ sĩ lớn mang đến cho người đọc ở thời đại họ cách tư
duy, cách sống của những tâm hồn lớn. Vì thế, trong văn bản “Tiếng nói

10,0
0,25

0,25
9,0

1,0

của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi đã khẳng định: “Những nghệ sĩ lớn
đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn”.
* Chứng minh nhận định của Nguyễn Đình Thi là đúng qua bài thơ
“Đồng chí” của Chính Hữu.
– Giới thiệu vài nét về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”.
+ Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống
Pháp. Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh.
+ Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác đầu năm 1948, khi tác giả cùng
đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947).
– Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người
lính cách mạng thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Vẻ đẹp của tình đồng chí: Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng
về hoàn cảnh xuất thân, nảy sinh từ sự cùng chung lí tưởng, gắn bó
trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ. Và tình cảm đó biểu hiện một
cách cao đẹp khi những người lính cảm thông, thấu hiểu cho tâm tư nỗi
lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn nơi chiến trường,
cùng chung chiến hào, kề vai sát cánh chung nhiệm vụ…
+ Hình ảnh những người lính cách mạng trong bài thơ: Đó là những
người lính xuất thân từ tầng lớp nông dân, ra đi từ những vùng quê
nghèo khó, trải qua những gian khổ, thiếu thốn tột cùng nhưng vẫn nở
nụ cười lạc quan. Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí đồng đội keo sơn, gắn
bó, tiếp cho họ sức mạnh để họ chiến đấu và chiến thắng.
– Qua việc ca ngợi vẻ đẹp của tình đồng chí và khắc họa thành công
hình ảnh người lính, Chính Hữu đã mang đến cho thời đại ông một tình
cảm thiêng liêng, cao cả: tình đồng chí. Tình cảm cao đẹp ấy góp phần
làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến, trở thành mối quan hệ mang
tầm vóc thời đại, trở thành cách sống của cả thời đại. Hình ảnh người
lính trong bài thơ cũng trở thành hình tượng đẹp đẽ, mang tâm hồn, tư
tưởng và những phẩm chất của con người Việt Nam trong những năm
tháng gian lao của cuộc kháng chiến chống Pháp.
=> Với bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã ghi dấu ấn rất riêng của ông
trong nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đóng góp của ông không chỉ
đơn giản là một bài thơ viết về tình đồng chí mà còn qua bài thơ ấy, ông
đã đem đến một “cách sống của tâm hồn” cho thời đại của mình. Đúng
như Nguyễn Đình Thi đã nhận định: “Những nghệ sĩ lớn đem tới được
cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn”.
* Liên hệ với bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu để làm rõ hơn
“cách sống của tâm hồn” mà những người nghệ sĩ lớn như Tố Hữu
đã đem đến cho thời đại của họ.
– Giới thiệu vài nét về tác giả Tố Hữu, hoàn cảnh ra đời của bài thơ
“Khi con tu hú”.
– Bài thơ thể hiện một tâm hồn yêu cuộc sống, khát vọng tự do mãnh liệt
của người tù cách mạng trẻ tuổi. Khát vọng tự do và lí tưởng cách mạng
luôn thường trực, cháy bỏng trong tâm tư người tù, thôi thúc người tù
đấu tranh và hành động.
– > Bài thơ cho chúng ta thấy hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng

5,5
1,0

1,5

1,5

1,0

0,5

2,0

0, 5
1,0

0,5

chiến chống Pháp. Trong khắc nghiệt của lao tù, tâm hồn họ vẫn tràn
đầy tự do và sánh sáng. Họ sống có lí tưởng và kiên định với lí tưởng
trong bất kì hoàn cảnh nào.
*Đánh giá chung:
– Hình ảnh người tù cách mạng trong bài thơ “Khi con tu hú” hay
những người lính nông dân trong bài thơ “ Đồng chí” đều là những
khuôn mẫu lí tưởng, những cách sống mà Tố Hữu và Chính Hữu muốn
gửi đến và tạo dựng ở thời đại của họ. Đó là những con người mang tâm
hồn và phẩm chất Việt Nam: yêu cuộc sống, đoàn kết, lạc quan, khát
vọng tự do và say mê trong lí tưởng. Đó là những mối quan hệ keo sơn,
là biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí. Tất cả đã góp phần làm nên
những thời kì lịch sử vẻ vang và hào hùng của dân tộc. Đồng thời, họ
cũng nhắc nhở thế hệ mai sau trân trọng hòa bình, nuôi dưỡng sự lạc
quan và xây dựng ước mơ, lí tưởng mới.
– Hai bài thơ trên đã chứng minh nhận định của Nguyễn Đình Thi
“Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của
tâm hồn” là hoàn toàn chính xác. Nhận định của ông ghi nhận sự cống
hiến của những người nghệ sĩ chân chính. Khẳng định tên tuổi, vai trò
của họ trong việc bồi dưỡng tâm hồn và cách sống của thời đại.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị
luận.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ
nghĩa tiếng Việt
Lưu ý chung:
1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ
nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu
cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi hành văn, ngữ pháp và chính tả.

0,5

0,25
0,25

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH PHƯỚC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
CẤP TỈNH LỚP 9 NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh
phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống
luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời
như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi
qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng
nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó,
sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ
thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng hoặc
sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm,
chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành,
những thử thác và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.
(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 – Nhiều tác giả, NXB Tổng
hợp TP.Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)
a. (1,0 điểm): Cho biết nội dung chính của đoạn văn trên.
b. (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng
nhưng cũng không ít chông gai”.
c. (2,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) giải thích ý nghĩa câu:
“Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn
nhiều lần rướm máu”.
Câu 2. (6,0 điểm): Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
sau: “Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn”
(Marillin Vos Savant)
Câu 3. (10,0 điểm): Nhà thơ Pháp Andre Chanien từng nói: “Nghệ thuậ chỉ làm
nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ”.
Qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải (Ngữ văn 9, tập hai, NXB
Giáo dục, 2004), anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên