Blog cho phòng khám: tại sao cần viết blog? và bắt đầu một blog như thế nào?

Mục Lục

Tại sao phòng khám cần viết blog?

Hình 01 – Tại sao phòng khám cần viết blog?

Lý do đầu tiên

Khi Bạn truy cập vào trang web của một trong những phòng khám cạnh tranh thành công hơn mình, Bạn nhận thấy rằng họ đã có blog, đấy là lý do đầu tiên thôi thúc Bạn viết blog!

Lý do thứ hai

Blog như cơ quan ngôn luận cho thương hiệu phòng khám Bạn, để nói với độc giả về những gì họ quan tâm nhất, để nâng cao uy tín của phòng khám và danh tiếng của Bạn. Đây là lý do chính đáng thứ hai thôi thúc Bạn viết blog.

Lý do thứ ba

Các bài viết trên blog sẽ giúp Bạn tăng thêm lưu lượng truy cập vào trang web của mình từ các công cụ tìm kiếm, tăng thêm khả năng họ chọn phòng khám của Bạn để điều trị. Đây là lý do chính đáng thứ ba thôi thúc Bạn viết blog.

Lý do thứ tư

Có blog phòng khám Bạn như có phễu bán hàng [1] (sales funnel for medical practices, hay phễu phòng khám), blog thu hút mọi người vào phễu, blog tác động biến họ thành bệnh nhân tiềm năng [2], blog trợ giúp biến họ thành bệnh nhân thực thụ trả tiền. Đấy là lý do chính đáng thứ tư thôi thúc Bạn viết blog!

Nhưng đó cũng chưa phải là 4 mục đích duy nhất của việc viết blog. Có một blog trên trang web phòng khám còn phục vụ cho nhiều mục đích khác nữa, và Bạn chắc chắn không bị ‘tổn thương’ gì khi bắt đầu viết blog. 

Bắt đầu một blog cho phòng khám như thế nào?

Bắt đầ một blog cho phòng khám như thế nào?

Hình 02 – Bắt đầu một blog cho phòng khám như thế nào?

Bạn nên suy nghĩ về những mục đích của việc viết blog

Một khi trang web phòng khám đã đầy đủ các trang dịch vụ khám chữa bệnh và các trang landing pages [3]; một khi phòng khám đã đầy đủ các nhân lực và đội ngũ y bác sĩ; thì đã đến lúc Bạn suy nghĩ về những mục đích sau của phòng khám mình:

  • Phải làm sao thu hút mọi người biết đến phòng khám?

  • Phải làm sao để mọi người hết nghi ngờ về phòng khám?

  • Phải làm sao để đội ngũ y bác sĩ thể hiện chuyên môn cao?

  • Phải làm sao củng cố và nâng cao danh tiếng của Bạn và các bác sĩ?

  • Phải làm sao để phòng khám giữ chân bệnh nhân?

  • Phải làm sao để phòng khám tăng sự tin tưởng và lòng trung thành của bệnh nhân? …

Có thể phân các mục đích viết blog thành 3 loại

Blog sẽ giúp Bạn giải quyết tất cả các mục đích ‘phòng khám phải làm sao’ như vừa nêu trên. Bạn có thể phân chúng lại thành 3 loại như sau:

  • Reputational:

    blog giúp tạo dựng danh tiếng cho phòng khám Bạn;

  • SEO

    : blog biến thành một công cụ SEO [4] cho phòng khám Bạn;

  • Commercial

    : blog biến thành một bộ phận của phễu phòng khám của Bạn.

Điều quan trọng phải nhận ra rằng mỗi loại như này đều ảnh hưởng đến doanh thu của phòng khám Bạn. Chúng tôi [5] xin trình bày từng loại ngay sau đây nhé.

Reputational – Blog giúp tạo dựng danh tiếng cho phòng khám Bạn

KHÔNG NÊN: Bài viết trên blog không nên ‘khoe khoang’ về thành tích cá nhân; không nên ‘kể lể’ về các sự kiện của riêng Bạn

Các bác sĩ chủ phòng khám thường nghĩ rằng cách tốt nhất để nâng cao danh tiếng của phòng khám là liên tục viết các bài blog quảng bá về chất lượng tốt của phòng khám, về huy chương & thành tích đạt được của các bác sĩ, về những sự kiện mà Bạn tham dự gần đây …

Nhưng những bài blog như này coi chừng đợi hàng tháng trời mà chẳng mấy ai vào đọc, vì mọi người vào blog lại không mấy quan tâm đến thông tin loại này. Trên thực tế, rất có thể mọi người thấy giọng điệu ‘tự sướng’ của Bạn chỉ đơn giản là gây khó chịu, sự khó chịu này thậm chí còn tồi tệ hơn khi Bạn thêm các liên kết đến các trang như vậy trong bài blog của mình. 

Dù Bạn là ai, đã làm gì, thì cũng đừng làm như vậy nhé! Các nội dung như trên Bạn nên đưa chúng vào đúng chỗ như trang chủ, trang giới thiệu, hay trang tin tức & sự kiện của trang web. Mọi bệnh nhân và bệnh nhân tiềm năng chỉ quan tâm đến cách Bạn có thể giải quyết các vấn đề về sức khỏe của họ, Bạn nên tập trung mọi sự chú ý vào bệnh nhân của mình nhé!

Hình 03 – KHÔNG NÊN liên kết đến các nội dung ‘khoe khoang’, các sự kiện riêng tư trong bài blog của Bạn

KHÔNG NÊN: Bài viết trên blog không nên sao chép từ blog khác, không nên dùng đám chữ ‘Lorem Ipsum lorem ipsum’ hay ‘la tinh vô nghĩa’

Nội dung bài blog có chất lượng tốt nhất khi nó được viết bởi tác giả có chuyên môn cao, hay được kiểm duyệt bởi chuyên gia uy tín trong ngành y tế. Nếu Bạn và nhóm bác sĩ phòng khám không có thời gian để viết bài thì Bạn có thể thuê một copywriter viết theo yêu cầu của Bạn.

Nếu không có sự tham gia của một chuyên gia, blog Bạn có thể trở nên ‘vô thưởng vô phạt’; nhưng như thế cũng còn tốt hơn nếu Bạn sao chép từ blog khác, hay dùng đám chữ ‘Lorem Ipsum lorem ipsum’ hay ‘la tinh vô nghĩa’ nhé!

NÊN: Blog phòng khám nên có chuyên môn cao và hữu ích với mọi bệnh nhân tiềm năng

Bạn có thể thấy rằng bài blog như hình dưới đây thể hiện cách bệnh nhân được chăm sóc tốt như thế nào. Blog này Balance My Hormones có các case studies, các thông tin về các dịch vụ, các câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp (FAQs, frequently asked questions) …

Hình 04 – Một bài blog hữu ích về TRT của trang web Balance My Hormones, giới thiệu một liệu pháp chữa trị chứng trầm cảm cho quý ông

Một blog minh họa khác, London Doctors Clinic Blog với slogan News and helpful articles, chuyên môn y tế cao và hữu ích luôn là phương châm hoạt động của blog này.

 

Hình 05 – Một bài blog hữu ích của trang web London Doctors Clinic, viết về thực phẩm tăng cường sức khỏe tinh thần cho mọi người

Có blog ‘chuyên môn cao’ và ‘hữu ích với mọi người’, bệnh nhân tiềm năng tin tưởng rằng Bạn có thể giúp khi họ mắc bệnh. Đây chính xác là lý do giúp Bạn giành được lòng trung thành của các bệnh nhân hiện tại, nâng cao uy tín của phòng khám và danh tiếng của Bạn cùng đội ngũ bác sĩ. 

NÊN: Blog phòng khám nên đăng bài thường xuyên với đa dạng loại nội dung

Bạn nên có kế hoạch mỗi tuần đăng từ 2 hay 3 bài blog mới. Vì blog Bạn chuyên về dịch vụ khám chữa bệnh; nên bài viết cần dễ hiểu, trực quan và sinh động với mọi người. Khi viết blog Bạn cần dùng đa dạng loại nội dung như video, âm thanh, hình ảnh và đồ họa thông tin (infographics); thậm chí có thể sử dụng phong cách truyện tranh (comic book style) nữa nhé …

Đăng bài đều đặn và nghiêm túc với nhiều loại nội dung như hình ảnh, infographics, comic book…, giúp Bạn dễ dàng kết nối khán giả với blog, làm tăng danh tiếng của Bạn và đội ngũ bác sĩ …

NÊN: bài viết trên blog nên có chức năng đánh giá hay bình luận blog

Để tăng tính tương tác với độc giả hay người đọc, blog Bạn nên có chức năng đánh giá hay bình luận blog (blog comment) đặt ngay cuối mỗi bài blog. 

Chức năng bình luận của độc giả ở ngay cuối bài blog

Hình 06 – Minh họa chức năng bình luận blog đặt ngay phía cuối mỗi bài blog [hình ảnh của VietMis Blog]

Bình luận blog mang lại nhiều lợi ích như tạo mối quan hệ với độc giả và người trong ngành y tế, tăng lưu lượng truy cập blog và trang web, xây dựng thương hiệu phòng khám, tạo dựng danh tiếng cho Bạn và đội ngũ bác sĩ.

NÊN: bài viết trên blog nên liên kết với các nút mạng xã hội nổi tiếng

Đừng quên thêm các nút mạng xã hội vào từng bài blog của Bạn để khách truy cập có thể chia sẻ nội dung họ thích, và cuối cùng Bạn sẽ có thêm một lượng khán giả mới cho blog, làm tăng uy tín cho thương hiệu phòng khám của Bạn.

Hình 07 – Bài blog NÊN liên kết với các nút mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Youtube, Messenger, Viber, Zalo …

Khi trang web cùng đội ngũ bác sĩ của phòng khám Bạn bắt đầu đi vào quỹ đạo phát triển bền vững, cũng là lúc Bạn nên bắt đầu viết blog để từng bước phát triển thương hiệu và gầy dựng danh tiếng cho phòng khám Bạn …

SEO – Blog biến thành một công cụ SEO cho phòng khám Bạn

Xem blog như một công cụ SEO cho phòng khám

Hình 08 – NÊN biến blog thành một công cụ SEO cho phòng khám

Nếu Bạn có viết blog

Thì trang web của phòng khám Bạn còn sống … Các chuyên gia SEO không thể phủ nhận rằng các công cụ tìm kiếm có ưu tiên cho các trang web còn sống.

Blog cho phép Bạn ‘xuyên 2 con chim bằng 1 mũi tên’, vì Bạn có thể thông báo cho bệnh nhân về nguồn lực bác sĩ, trang thiết bị hiện đại và phương pháp điều trị của mình; đồng thời Bạn còn ‘thông báo’ cho các bot của Google biết rằng trang web của Bạn không chết mà vẫn còn sống, vẫn còn hoạt động.

Bạn nhớ cần ‘blog SEO’ nữa nhé

Blog SEO là tối ưu hóa nội dung blog, cấu trúc blog (blog architecture) và mã blog HTML cho các công cụ tìm kiếm; bằng cách tối ưu hóa trang blog (on-page optimization), cài đặt thêm plugins để cải thiện tốc độ tải trang blog, và liên kết nội bộ (internal links) trong từng bài blog.

Tối ưu hóa cấu trúc blog là cách tổ chức của toàn bộ blog Bạn; bao gồm một cấu trúc cây chứa các danh mục chính và danh mục phụ (xem Hình 09); và các bộ sưu tập (collections, roadmaps) liên kết các bài blog mà không theo cấu trúc cây chính thống. Thường thì đơn vị thiết kế blog sẽ giúp Bạn xây dựng một cấu trúc blog vừa tối ưu SEO, vừa theo yêu cầu riêng của Bạn.

Các danh mục chính của blog VietMis

Hình 09 – Minh họa các danh mục chính của một blog [hình ảnh của VietMis Blog]

Việc quan trọng nhất của blog SEO chính là tối ưu hóa nội dung blog, là lúc Bạn nhập bài blog mới; Bạn phải ‘chỉnh chu’ khi đặt tiêu đề và url của bài blog (thường url được tự động tạo ra theo tiêu đề bài blog); viết dòng mô tả ngắn gọn về nội dung bài blog; định nghĩa các từ khóa, các thẻ tags; chỉnh đốn các liên kết nội bộ.

Bạn có viết blog + Bạn có blog SEO

Thì blog Bạn biến thành một công cụ SEO cho phòng khám, số lượng khách truy cập blog Bạn chắc chắn tăng lên … Bằng cách nhảy qua nhảy lại các liên kết nội bộ trong bài blog hay trên cấu trúc cây của blog; khách truy cập sẽ dành nhiều thời gian hơn trên blog của Bạn; điều này cho các thuật toán tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm biết rằng blog Bạn thật thú vị, và trang web Bạn sẽ được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

Commercial – Blog biến thành một bộ phận của phễu phòng khám của Bạn

Đăng các bài blog thường xuyên, có chuyên môn cao, và thật sự hữu ích về các chủ đề mà khán giả quan tâm; sẽ giúp Bạn thu hút mọi người vào phễu phòng khám; đến phòng khám Bạn khám bệnh; và giữ chân họ làm đại sứ của Bạn thông qua lời truyền miệng (word of mouth [6]).

7 Touches trên blog và phễu phòng khám

Bạn có thể đã nghe nói về 7 Touches [7] trong marketing chưa? Bạn đã biết tầm quan trọng của phễu phòng khám? 

7 touches trên Blog và phễu phòng khám

Hình 10 – Minh họa 7 Touches trên blog theo góc nhìn từ phễu phòng khám

Hình 10 trên là một minh họa 7 Touches trên blog theo góc nhìn từ phễu phòng khám với 4 mức: Attract – Thu hút, Connect – Kết nối, Convert – Chuyển đổi, Retain – Giữ liên lạc. Nhiệm vụ của blog Bạn là làm tăng số lần tiếp xúc bằng cách dùng tiếp thị lại để kéo khách trở lại trang web, hay đăng ký thành viên để khách thành độc giả thường xuyên, hay liên kết lại (re-linking) để dẫn khách đến các trang dịch vụ, landing pages hay form đặt lịch hẹn [8] …

  • Mức 1 của phễu (Attract – Thu hút)

    : TOUCH 1 – dùng quảng cáo  Google hay Facebook để thu hút khách truy cập blog hay trang web. TOUCH 2 – dùng tiếp thị lại để kéo khách trở lại blog hay trang web;

  • Mức 2 của phễu (Connect – Kết nối)

    : TOUCH 3 – dùng form đăng ký thành viên để khách thành độc giả thường xuyên. TOUCH 4 – độc giả đọc bài blog mới, nhận email về các bài blog mới, hay đăng bình luận một bài blog. TOUCH 5 – tiếp thị lại để nhắc độc giả đọc bài blog mới, hay, hấp dẫn. TOUCH 6 – dùng liên kết lại để dẫn khách vào các trang dịch vụ, landing pages, hay form đặt lịch hẹn;

  • Mức 3 của phễu (Convert – Chuyển đổi)

    : TOUCH 7 – độc giả ‘chốt mua dịch vụ’ và trở thành khách hàng bệnh nhân có trả tiền;

  • Mức 4 của phễu (Retain – Giữ liên lạc)

    : Khách hàng bệnh nhân của Bạn đang được chăm sóc, đang được trải nghiệm. Blog lại tiếp tục chu kỳ 7 Touches mới để họ mua 

    dịch vụ lần sau

    ,

    mua dịch vụ lặp lại

    ; và họ còn giới thiệu phòng khám Bạn với nhiều người khác nữa …

Phận làm blog ví như làm ‘cò bán hàng’, phải chèo kéo khách 5 lần 7 lượt để cuối cùng mới chốt được đơn hàng! Chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ hơn các thuật ngữ vừa nêu: đăng ký thành viên, tiếp thị lại, liên kết lại là gì nhé!

Đăng ký thành viên hay độc giả blog

Đăng ký thành viên hay độc giả blog

Hình 11 – Form đăng ký thành viên hay độc giả blog

Nếu nội dung của Bạn đủ hữu ích, thì Bạn sẽ nhận thấy có nhiều người muốn đăng ký làm thành viên blog để họ luôn được cập nhật về các bài blog mới. Điều này có nghĩa là Bạn sẽ có một lượng độc giả trung thành sẽ dễ dàng chuyển đổi thành bệnh nhân trả tiền hơn nhiều so với những người không đọc.

Ở form này Bạn chưa cần thu thập nhiều thông tin cá nhân của thành viên hay độc giả blog, đơn giản là vì họ vẫn còn nhiều ngần ngại để bước vào mức 2 của phễu Bạn; Bạn chỉ cần ghi nhận email của họ là đủ!

Tiếp thị lại (Re-targeting & Remarketing) những người đã đọc bài blog

Tiếp thị lại những người đã đọc bài blog

Hình 12 – Tiếp thị lại những người đã đọc bài blog

Bạn có thể định cấu hình quảng cáo trên mạng xã hội để theo dõi những người đã truy cập phần blog của Bạn. Ví dụ, một người nào đó đã đọc bài blog của Bạn, dù họ đã rời xa trang web Bạn nhiều ngày, nhưng nhờ dịch vụ tiếp thị lại của Google hay Facebook, họ sẽ thấy quảng cáo của Bạn, họ có thể bấm vào quảng cáo để trở lại trang web hay blog Bạn.

Tiếp thị lại thường được sử dụng nhiều khi khách đang ở mức 1 (tiếp thị lại bằng mã truy cập Cookies, tên Google, hay tên Facebook của khách) hay mức 2 (tiếp thị lại bằng Cookies tên Google, tên Facebook, hay email của khách) của phễu phòng khám. Tiếp thị lại ít được sử dụng khi khách hàng bệnh nhân đang ở mức 3 hay 4 của phễu bán hàng, vì hai mức này thuộc về ‘lãnh địa’ của ‘chăm sóc khách hàng’ hay ‘trải nghiệm khách hàng’ mất rồi! 

Liên kết lại (Re-linking) 

Liên kết lại , liên kết nội bộ trong một bài blog

Hình 13 – Các liên kết lại và liên kết nội bộ có trong cuối bài blog của London Doctors Clinic đã nói ở trên (Hình 05)

Liên kết lại là gì?

Liên kết lại là các khối quảng cáo hay các liên kết (links) nhúng trong văn bản của bài blog để nhảy đến các trang dịch vụ, landing pages hay form đặt lịch hẹn. Liên kết lại dùng để tăng số lần tiếp xúc các khách đã truy cập blog hay trang web, để đẩy nhanh tiến độ của khách truy cập dọc theo hành trình mua dịch vụ của phễu phòng khám, để cuối cùng họ chọn mua dịch vụ ở phòng khám Bạn.

Khi khách vào trang dịch vụ hay trang landing pages

A medical practice landing page

Hình 14 – Minh họa liên kết lại trang landing page về dịch vụ của phòng khám [hình ảnh của Dribbble]

Khi độc giả đang đọc bài blog có liên quan đến dịch vụ khám chữa bệnh của phòng khám Bạn, khi họ nhìn thấy một liên kết lại đến trang landing page của Bạn về dịch vụ này, họ có thể bấm nhảy vào trang này và quyết định gọi đặt lịch hẹn với phòng khám Bạn …

Bạn cũng có thể thêm các liên kết lại đến các quảng cáo nhắm mục tiêu lại (re-targeting ads), hay đến các bài đăng trên mạng xã hội của phòng khám Bạn.

Khi khách vào form đặt lịch hẹn

Tạo liên kết đến trang đặt lịch hẹn trong bài blog

Hình 15 – Hình minh họa liên kết lại trang đặt lịch hẹn trong bài blog

Form đặt lịch hẹn là cánh cửa cuối cùng mà Bạn mong muốn bệnh nhân tiềm năng bước vào để mua dịch vụ. Hãy chắc chắn rằng Bạn đặt liên kết lại vào form đặt lịch hẹn ở những chỗ dễ thấy để khuyến khích họ vào đặt lịch hẹn.

Không nên ép buộc

Hoàn toàn không có ý nghĩa gì khi khách truy cập bị ép buộc phải lướt xuống cuối trang blog cho đến khi họ thấy một liên kết lại hay một quảng cáo để nhảy ngay vào đó. Nếu Bạn thực hiện điều này quá thô thiển mà nội dung bài blog chẳng có gì hay ho, thì kết quả những gì Bạn ép buộc khách sẽ là xua đuổi khách trốn nhanh khỏi blog vậy. 

Viết gì trên blog cho phòng khám?

Viết gì trên blog cho phòng khám

Hình 16 – Viết gì trên blog cho phòng khám?

Nguồn ý tưởng nội dung để viết blog có thể đến từ những câu hỏi mà mọi người hỏi nhân viên lễ tân của phòng khám Bạn qua điện thoại; hay từ các xu hướng Google (Google Trends) trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các đề xuất tìm kiếm (Search suggestions), các blogs của đối thủ cạnh tranh, các trang y tế nổi tiếng, các từ khóa ngành y tế mà mọi người thường tìm kiếm …

Trước khi Bạn nghĩ về những gì sẽ viết, hãy quyết định xem ai sẽ đại diện cho khán giả mục tiêu (target audience) của Bạn và tại sao lại là họ. Điều này sẽ trở nên rõ ràng về những gì Bạn nên viết, nó giúp ích gì cho họ (khán giả mục tiêu) và cho chính Bạn! Chúng tôi đặt ra các tình huống khác nhau ngay dưới đây để Bạn xem xét nhé!

Với những bệnh nhân tiềm năng không quen thuộc với Bạn

Hình 17 – Minh họa một bài blog cho bệnh nhân tiềm năng không quen thuộc với Bạn

Nhiệm vụ của blog: thu hút họ vào phễu phòng khám của Bạn, blog Bạn phải làm sao …

  • Tạo điều kiện để càng nhiều người càng tốt tìm hiểu về Bạn và cách Bạn có thể giúp họ (ở hiện tại hoặc trong tương lai);

  • Khuyến khích mọi người nói về Bạn, do đó thu hút nhiều người hơn nữa đến trang web & blog, hay đến địa chỉ phòng khám.

Các gợi ý cho Bạn

  • Các câu hỏi và câu trả lời về các dịch vụ của phòng khám;

  • Các bài blog “theo mùa”, ví dụ như cảm lạnh và cúm trong những tháng lạnh, sự nguy hiểm của cháy nắng trong mùa hè;

  • Các triệu chứng và ý nghĩa của chúng;

  • Các lời khuyên, ví dụ như loại gối nào để ngủ giảm đau lưng;

  • Các vấn đề “for dummies” về quy trình khám chữa bệnh;

  • Nội dung lan truyền mà mọi người sẽ muốn chia sẻ, ví dụ: “Các nhà khoa học đã phát hiện ra một gen giúp thúc đẩy cuộc sống lâu hơn”, sự thật thú vị về các bác sĩ nổi tiếng, bệnh tật v.v… Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể như con dao hai lưỡi, có thể khách mải mê đọc chuyện vui ngoài lề mà quên mất mức 1. Attract – Thu hút của cái phễu Bạn, hêhê! V

    ì vậy tốt nhất Bạn nên sử dụng gợi ý này ít ít nhưng thật hài hước nhé!

     

Với những bệnh nhân tiềm năng đã nghe nói về Bạn

Viết blog cho những bệnh nhân tiềm năng đã nghe nói về Bạn

Hình 18 – Viết blog cho những bệnh nhân tiềm năng đã nghe nói về Bạn

Nhiệm vụ của blog: Tăng cường sự tin tưởng, blog Bạn phải làm sao …

  • Thể hiện chuyên môn cao của phòng khám;

  • Đưa ra lý do tại sao bệnh nhân nên tin tưởng vào Bạn.

Các gợi ý cho Bạn

  • Các bài báo về những phát triển mới trong ngành y tế của Bạn, bao gồm các phương pháp điều trị và việc sử dụng thiết bị và công nghệ. Hãy khẳng định rằng Bạn sử dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị mới nhất;

  • Những câu chuyện thành công và có hình ảnh của những bệnh nhân hài lòng (tất nhiên là phải có sự đồng ý của họ);

  • Các video phỏng vấn bác sĩ và chuyên gia của phòng khám;

  • Nên nhớ, phòng khám Bạn nên có ít nhất một ‘mặt người đại diện’ của Bạn hay của một vị bác sĩ giỏi ở phòng khám nhé.

Với những bệnh nhân tiềm năng tin tưởng Bạn

Hình 19 – Minh họa một bài blog cho bệnh nhân tiềm năng tin tưởng Bạn

Nhiệm vụ của blog: Truyền cảm hứng để họ đặt lịch hẹn, blog Bạn phải làm sao …

  • Giảm bớt nỗi sợ hãi của họ;

  • Thu hút họ bằng các ưu đãi;

  • Nói về

    hành trình bệnh nhân

     [9] (patient journey) theo phễu phòng khám của Bạn.

Các gợi ý cho Bạn

  • Các vấn đề và giải pháp thực hiện, ví dụ như phải làm gì trong trường hợp có biến chứng sau phẫu thuật. Cho bệnh nhân thấy rằng Bạn không thờ ơ với nỗi sợ hãi của họ và Bạn có thể giải quyết vấn đề của họ;

  • Danh sách checklists được sử dụng khi chuẩn bị cho các cuộc hẹn hay quy trình khám chữa bệnh;

  • Những việc cần làm trước khi bệnh nhân đến khám;

  • Tổng quan về các loại thuốc và thiết bị được sử dụng trong phòng khám của Bạn;

  • Các bài báo về tầm quan trọng của chẩn đoán sớm.

  • Các bộ câu hỏi thường gặp (FAQs) của từng dịch vụ phòng khám, các video khám chữa bệnh, các case studies của các bác sĩ.

Với những bệnh nhân hiện tại đã tham gia cuộc hẹn với Bạn

Blog cho những bệnh nhân hiện tại đã tham gia cuộc hẹn với Bạn

Hình 20 – Blog cho những bệnh nhân hiện tại đã tham gia cuộc hẹn với Bạn

Nhiệm vụ của blog: Giữ chân bệnh nhân và biến họ thành đại sứ thương hiệu, blog Bạn phải làm sao …

  • Cho thấy Bạn quan tâm đến họ;

  • Giải thích lợi ích của các dịch vụ liên quan.

Các gợi ý cho Bạn

  • Lời khuyên về thức ăn trong quá trình hậu phẫu;

  • Hướng dẫn về bảo hiểm y tế;

  • Cách đọc hiểu kết quả xét nghiệm và khuyên bệnh nhân đến gặp đúng bác sĩ;

  • Các nhắc nhở, ví dụ như cách chăm sóc niềng răng của Bạn;

  • Các bộ sưu tập bài blog (collections, roadmaps) chứa loạt các bài blogs có trình tự khoa học cho từng dịch vụ hay từng loại bệnh; các infographics, comic books, hình ảnh, thông tin ‘tổng thể’ có trong phòng khám Bạn;

Làm sao phân phối nội dung blog?

Làm sao phân phối nội dung blog

Hình 21 – Hình minh họa về phân phối nội dung blog

Phân phối nội dung blog là nhiệm vụ quan trọng của Bạn

Phân phối nội dung blog là quá trình chia sẻ và quảng bá nội dung blog của Bạn. Đó là cách Bạn cung cấp nội dung blog cho khán giả và thành viên thông qua các kênh truyền thông, các nền tảng, và các mạng xã hội khác nhau.

Cho dù Bạn chưa đạt đến đẳng cấp của một blogger chuyên nghiệp, nhưng Bạn cũng luôn tìm những cách mới để truyền bá blog, để mở rộng độc giả cho blog mình. Nghề chơi blog đã lắm công phu, nhưng nếu Bạn không biết phân phối nội dung blog thì … thôi, nghỉ chơi cho khỏe hihi …

Các kênh phù hợp cho phân phối nội dung blog phòng khám

Hiện có rất nhiều kênh, nền tảng và mạng xã hội khác nhau mà qua đó Bạn có thể phân phối nội dung của mình, có thể trả phí hay miễn phí:

  • Các nhóm mạng xã hội (social media groups) liên quan đến phòng khám của Bạn – miễn phí;

  • Các nhóm mạng xã hội liên quan ngành y tế – có thể miễn phí tùy theo nhóm;

  • Các bài blog của khách (guest posts) cho các bloggers – trả phí theo thương lượng, nhưng rất hiếm khi miễn phí;

  • Các diễn đàn, các kênh truyền thông đại chúng, các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo … – miễn phí và trả phí;

  • Các blog nổi tiếng, và các cổng thông tin trong ngành y tế – miễn phí và trả phí;

  • Các nền tảng đánh giá (review platforms) bác sĩ và phòng khám – một số miễn phí, một số tính phí;

  • Các nền tảng về

    dịch vụ hỏi đáp

    như Quora;

  • Các kênh YouTube;

  • Bản tin email thường xuyên cho thành viên đăng ký;

  • Quảng cáo nhắm mục tiêu (targeted ads) – nhắm đến các khán giả có quan tâm (interested audiences) và những khách đã truy cập trang web của Bạn.

Theo HubSpot, việc phân phối nội dung giúp mọi người nâng cao nhận thức về thương hiệu Bạn; giúp tập hợp những độc giả theo dõi trung thành; và khuyến khích họ nhấp chuột hành động và trở thành khách hàng.

Lời kết 

Bài viết này hướng dẫn Bạn tạo ra một blog mang tính Reputational để tạo dựng danh tiếng cho phòng khám Bạn! Thật vậy; Bạn nhớ đăng bài đều đặn, chuyên môn cao, thật hữu ích, để thu hút thật nhiều bệnh nhân mới đến với phòng khám Bạn; nên có các nút mạng xã hội giúp mọi người chia sẻ nội dung của Bạn.  

Bạn nên biến blog thành một công cụ SEO cho phòng khám, điều quan trọng là các bài blog và cả cấu trúc blog của Bạn phải được blog SEO thật tốt để trả lời các truy vấn mà mọi bệnh nhân tiềm năng đang tìm kiếm trên mạng internet. Vì nếu không ai tìm kiếm được câu trả lời cho vấn đề được nêu trong blog Bạn, thì không có ích gì khi Bạn viết blog về vấn đề đó cả, phải không nào.

Blog Bạn nên mang tính Commercial, blog Bạn nên biến thành một bộ phận của phễu phòng khám. Blog Bạn cần có một form đăng ký thành viên dễ thấy, Bạn nên dùng tiếp thị lại những người đã đọc bài blog quay trở lại trang web; dùng liên kết nội bộ và liên kết lại để dễ dàng vào bài blog khác, trang dịch vụ, trang landing pages, hay trang đặt lịch hẹn …

Nếu tất cả những điều trên là đúng, thì blog Bạn đã tốt hơn so với 99% của các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, Bạn có thể làm tốt hơn nữa nhé! VietMis mến chúc quý Bạn và quý bác sĩ chủ phòng khám thật hạnh phúc và thành công!

VietMis Thiết kế blog & website

Hình 22 – VietMis, một đơn vị thiết kế blog chuyên nghiệp cho Phòng khám, Doanh nghiệp SaaS, Doanh nghiệp Làm dịch vụ và Doanh nghiệp Bán hàng

Ghi chú

  • [1] Phễu bán hàng của phòng khám: VietMis còn gọi là ‘phễu phòng khám’, là hành trình khách hàng bệnh nhân trải qua, từ lần tương tác đầu tiên của họ với phòng khám, cho đến lần đến khám bệnh tại phòng khám. Nói cách khác, phễu phòng khám là con đường của một người từ xa lạ, trở thành bệnh nhân tiềm năng, và cuối cùng trở thành bệnh nhân trả tiền cho phòng khám của Bạn. Phễu phòng khám thường có 3 – 4 – 5 – 6+ giai đoạn, nhưng phổ biến nhất là 4 giai đoạn như Hình 10 trong bài viết: 1. Attract – Thu hút, 2. Connect – Kết nối, 3. Convert – Chuyển đổi, 4. Retain – Giữ liên lạc.
  • [2] Bệnh nhân tiềm năng – potential patient, bệnh nhân tiềm năng của phòng khám như là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp vậy, họ tuy chưa là bệnh nhân / khách hàng thực thụ, nhưng họ đang tham gia ở giai đoạn đầu hay giai đoạn giữa của phễu phòng khám / phễu bán hàng.
  • [3] Trang landing page của phòng khám: Landing page là một trang web độc lập của một dịch vụ của phòng khám, có nhiệm vụ dẫn dắt và thuyết phục bệnh nhân tiềm năng thực hiện mục tiêu cuối cùng là bấm nút mua dịch vụ đó. Thường bệnh nhân tiềm năng vào landing page từ quảng cáo Google hay Facebook, hay từ một liên kết lại có trong bài blog.
  • [4] SEO cho phòng khám: SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là một quá trình được đo lường và lặp đi lặp lại, nhằm nâng cao thứ hạng của trang web phòng khám trên các công cụ tìm kiếm, giúp bệnh nhân tiềm năng có thể tìm thấy trang web Bạn dễ dàng hơn trên kết quả tìm kiếm.
  • [5] Chúng tôi (trong bài viết này): Là các tác giả của bài viết này (VietMis) và bài viết tham khảo (Medesk).
  • [6] Word of mouth, WOM, Lời truyền miệng: Theo định nghĩa chính thống từ Anderson (1988), WOM là hình thức truyền thông giữa hai bên liên quan tới việc đánh giá sản phẩm, dịch vụ mà không có sự can thiệp của quảng cáo.
  • [7] 7 Touches: đây là một nguyên tắc tiếp thị cơ bản, trung bình khách phải ‘bảy lần chạm’ trước khi tiếp cận hoặc thực hiện theo lời kêu gọi hành động (Call To Action, CTA) bán hàng của Bạn. Mỗi chạm có thể có thể là: 1. Kết nối vật lý, như webinar, hội thảo trực tuyến trên internet, 2. Thấy một quảng cáo ngoài đường hay trên internet, 3. Thấy tên thương hiệu hay logo khi Bạn là nhà tài trợ hay trên brochure, 4. Thấy các bài blog, 5. Nhận bản tin điện tử hay nhận email từ chiến dịch email marketing, 6. Nhận cuộc gọi, 7. Nghe nói từ bạn bè hay đồng nghiệp.
  • [8] Form đặt lịch hẹn của phòng khám: Là form hay trang web độc lập, là cánh cửa cuối cùng của phễu phòng khám mà Bạn mong muốn bệnh nhân tiềm năng bước vào để alo gọi mua dịch vụ. Thường bệnh nhân tiềm năng vào form đặt lịch hẹn từ trang landing page, từ trang dịch vụ, hay từ một liên kết lại có trong bài blog.

  • [9] Hành trình bệnh nhân (patient journey) Hành trình bệnh nhân là con đường khách hàng bệnh nhân đi từ lần tiếp xúc đầu tiên với phễu phòng khám của Bạn đến quyết định mua dịch vụ của họ. Mỗi khách hàng bệnh nhân có một hành trình khác nhau; có người chỉ cần 3 hay 4 lần tiếp xúc, trung bình là 7 lần tiếp xúc; có người nhiều lần tiếp xúc theo hành trình dài & lâu, uốn khúc hay vòng tròn …

Nguồn tham khảo