Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ, nguyên nhân gây ra

Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ, nguyên nhân gây ra

Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ, nguyên nhân gây ra

Chào bác sĩ, tôi tên là Hảo. Thời gian gần đây tôi có nghe nhiều về sự chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhưng chưa hiểu rõ về nó. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi cụ thể hơn về chứng chậm phát triển trí tuệ. Cảm ơn bác sĩ. 

Trả lời:

Chào bạn Hảo, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chậm phát triển trí tuệ có thể gặp ở một số trẻ. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng chậm phát triển trí tuệ, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Chậm phát triển trí tuệ là gì?

2. Dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ

3. Nguyên nhân gây ra chậm phát triển trí tuệ

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) – Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

===

 

1. Chậm phát triển trí tuệ là gì?

Khả năng phát triển và học tập của mỗi trẻ em đều có những mức độ khác nhau và theo những cách thức khác nhau. Tuy nhiên, một số trẻ em có thể học chậm hơn nhiều so với những đứa trẻ cùng tuổi khác. Điều này có thể do trẻ mắc chứng chậm phát triển trí tuệ.

Tình trạng chậm phát triển trí tuệ có nghĩa là trẻ học chậm hơn so với những đứa trẻ khác ở cùng độ tuổi và trải qua rất nhiều khó khăn khi học các kỹ năng cần thiết để sinh tồn và làm việc trong cộng đồng.

  • Tình trạng chậm phát triển trí tuệ có thể liên quan đến một số tình trạng di truyền hoặc do gen. Một số các tình trạng sau: Hội chứng Down, chứng tự kỷ, hội chứng Prader Willi và hội chứng Fragile X.
  • Cũng có thể do chấn thương đầu hoặc bệnh tật, hoặc bị phơi nhiễm với rượu trong giai đoạn thai kỳ đều có khả năng gây ra chậm phát triển trí tuệ.
  • Đối với một số trường hợp thì vẫn chưa rõ nguyên nhân.

Tất cả những người chậm phát triển trí tuệ đều có thể học tập và phát triển. Rất nhiều những tổ chức hỗ trợ cho người chậm phát triển và gia đình của họ. Những tổ chức và dịch vụ này có thể giúp bạn và con bạn nếu con bạn mắc chứng chậm phát triển trí tuệ. 

Chậm phát triển trí tuệ là gì?

Tình trạng chậm phát triển trí tuệ có nghĩa là trẻ học chậm hơn so với những đứa trẻ khác ở cùng độ tuổi và trải qua rất nhiều khó khăn khi học các kỹ năng cần thiết để sinh tồn và làm việc trong cộng đồng. Chậm phát triển trí tuệ cũng làm trẻ bị chậm tiếp thu và phát triển các kỹ năng giao tiếp, khả năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tự bảo vệ bản nhân và kỹ năng xã hội.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ có những hạn chế về kỹ năng tư duy, bao gồm khả năng lý luận (giải quyết vẫn đề) và ghi nhớ.

Chúng sẽ gặp khó khăn về khả năng chú tâm và tổ chức các thông tin.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể gặp khó khăn khi nhận biết mối liên hệ giữ các sự vật và sự kiện như thế nào.

Ví dụ, trẻ có thể thấy khó hiểu rằng nĩa, dao và muỗng tất cả đều thuộc cùng một phạm trù lớn hơn như dụng cụ nhà bếp.

Để học tập hiệu quả, trẻ chậm phát triển sẽ cần một số hướng dẫn và hỗ trợ nhất định.

Đôi khi khả năng học tập của trẻ có thể chậm trong một khoảng thời gian do một số bệnh nặng, thay đổi hoàn cảnh gia đình hoặc mất thính lực tạm thời. Nhưng những đứa trẻ này sau đó có thể bắt kịp tiến độ học tập và tiếp tục phát triển như những đứa trẻ cùng tuổi khác.

Tuy nhiên, nếu khả năng học tập tiếp tục chậm một cách đáng kể khi đứa trẻ lớn hơn và sự chậm trễ này ảnh hưởng rất lớn đến nhiều lĩnh vực phát triển của trẻ, các chuyên gia sẽ bắt đầu nghĩ đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ. Điều này có nghĩa là họ cho rằng trẻ sẽ tiếp tục học với tốc độ chậm hơn so với những đứa trẻ khác cùng tuổi khi chúng trưởng thành. Đây là quá trình để các chuyên gia có thể đánh giá đứa trẻ chính xác trước khi đưa ra chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ.

2. Dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ

Trẻ em có chứng chậm phát triển trí tuệ cần có thêm hướng dẫn và sự hỗ trợ để phát triển những kỹ năng cơ bản, như hiểu biết mọi chuyện xung quanh, nói và thay quần áo.

Nhiều bậc cha mẹ nhận thấy rằng con cái của họ mất nhiều thời gian hơn để ghi nhớ những thành viên trong gia đình hoặc tỏ ra thích thú những thứ xung quanh.

Trẻ em phát triển với tốc độ và cách thức khác nhau. Chúng thường phát triển những kỹ năng đơn giản trước khi học những kỹ năng phức tạp hơn. Vì lý do này, chậm phát triển trí tuệ có thể không rõ ràng cho đến khi trẻ lớn.

Các chuyên gia y tế sử dụng các đánh giá mốc phát triển để kiểm tra sự phát triển của trẻ liên quan đến những gì được mong đợi ở trẻ với từng độ tuổi. Những đánh giá này sẽ cho thấy các vấn đề trong các lĩnh vực phát triển khác nhau. Một số loại vấn đề phát triển nhất định là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ.

Theo như hướng dẫn, trẻ em sẽ phát triển các kỹ năng sau đây vào khoảng những lứa tuổi này:

Trước 6 tháng, bé sẽ:

  • Từ khi sinh ra, xoay đầu về phía âm thanh và chuyển động
  • Rướn người để nắm chân khi đang nằm ngửa
  • Nhìn vào mặt của cha mẹ khi được đút ăn
  • Cười với khuôn mặt và giọng nói quen thuộc
  • Khóc khi khó chịu hoặc đói
  • Tạo ra nhiều âm thanh khác nhau, bao gồm tiếng gù gù, cười khúc khích và bập bẹ
  • Cười khi chơi các trò chơi như khi cha mẹ đưa mặt lại gần hoặc thổi bong bóng
  • Nhìn và với lấy đồ vật
  • Cầm và lắc đồ chơi lúc lắc
  • Đưa tất cả mọi thứ vào miệng.

Từ 6 tháng đến 1 tuổi, trẻ bắt đầu di chuyển để khám phá thế giới xung quanh và:

  • Chuyển từ ngồi được vịnh đến tự ngồi một mình
  • Lăn từ nằm sấp thành nằm ngửa
  • Bắt đầu bò, trườn hoặc lết bằng mông
  • Kéo hoặc đẩy tay của người lớn hoặc vịnh vào đồ nội thất để đứng
  • Cảm thấy khó chịu với người lạ và có thể quấn lấy người thân
  • Thể hiện tình cảm với người thân
  • Quay lại và nhìn khi nghe gọi tên của bé
  • Nói từng âm riêng rẽ và tách biệt
  • Bắt chước một số âm và từ như ‘dada’ và ‘bubba’
  • Vỗ và chọc đồ vật khi chơi
  • Truyền vật từ tay này sang tay kia
  • Thích thú với những đồ vật bị rơi xuống và quan sát chúng rơi 
  • Tìm kiếm những đồ vật bị giấu hoặc rơi
  • Chơi các trò chơi lần lượt như cuốc hà
  • Phản ứng (đôi khi) với từ ‘Không!’.

Từ 1 đến 2 tuổi, trẻ:

  • Bắt đầu đi 
  • Tự ăn
  • Đẩy và kéo đồ chơi khi đi 
  • Trở nên ít sợ đối với người lạ
  • Chơi một mình hoặc cùng với những đứa trẻ khác
  • Bảo vệ những đồ riêng của mình: không biết chia sẻ
  • Vẫy tay chào tạm biệt
  • Chỉ hoặc nói để biểu lộ sự mong muốn
  • Thích thú với sách ảnh
  • Lắc đầu khi muốn nói ‘Không!’
  • Sử dụng một vài từ có thể nhận ra được và cố gắng nói những từ mới.

Từ 2 đến 3 tuối, trẻ em:

  • Bắt đầu ưu tiên sử dụng tay phải hoặc trái
  • Viết nguệch ngoạc bằng bút chì hoặc bút màu
  • Đổ từ một cái ly hoặc thùng các-tông
  • Sử dụng nhà vệ sinh với sự giúp đỡ
  • Học lái xe ba bánh
  • Biết tên của những người thân thuộc
  • Biết nói tên của bé
  • Vẫn gặp khó khăn khi chia sẻ và chơi thay phiên 
  • Rất hăng hái muốn tự làm việc của mình, “con muốn làm cái này!”
  • Bắt đầu nói những câu ngắn
  • Sử dụng tên của các đồ vật
  • Bắt chước hành vi của người khác
  • Vỗ tay trong thời gian nghe nhạc
  • Làm theo những hướng dẫn đơn giản
  • Thích thú nghe kể chuyện
  • Ghép những mảnh xếp hình đơn giản.

Từ 3 đến 4 tuổi, trẻ em:

  • Đi và chạy
  • Nhảy với 2 chân
  • Chạy xe ba bánh
  • Có thể tự đi vệ sinh 
  • Bắt đầu chơi hợp tác với các trẻ em khác
  • Chia sẻ và thay phiên nhau
  • Có thể nghe và xác định những âm thanh đã biết (như là chó, mèo, máy hút bụi)
  • Có thể hát hoặc nói một số bài hát và giai điệu
  • Hỏi những câu hỏi bất tận nhưng có thể không muốn nghe câu trả lời
  • Hỏi ý nghĩa của từ mới
  • Nói những câu ngắn, rõ ràng.

Từ 4 đến 5 tuổi, trẻ em:

  • Bắt đầu chạy xe đạp 2 bánh
  • Giữ cân bằng trên một chân
  • Nhảy lò cò
  • Cầm bút chì giữa ngón cái và ngón trỏ
  • Có thể tự thay đồ ngoại trừ buộc dây giày
  • Làm quen nhiều bạn, đặc biệt là những người bạn cùng giới
  • Biểu hiện sự đồng cảm với cảm xúc của người khác
  • Trả lời câu hỏi rõ ràng
  • Cung cấp thông tin và nói về những kinh nghiệm trong quá khứ, nhưng có thể gặp khó khăn khi diễn tả những gì xảy ra trong ngày khi được hỏi
  • Kể chuyện, chuyện cười và câu đố (chuyện cười của bé có thể không có ý nghĩa với người lớn)
  • Truyền lại tin nhắn
  • Chuyển từ viết nguệch ngoặc sang vẽ đường thẳng
  • Thích thú phân loại các đồ vật lộn xộn
  • Sử dụng các từ ‘và’ và ‘nhưng’.

Nếu bạn lo lắng về sự phát triển của con bạn, bạn nên tìm lời khuyên từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế cộng đồng tại địa phương. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ đề nghị giới thiệu đến các chuyên gia, như nhà tâm lý học hoặc bác sĩ nhi khoa. Đôi khi, cha mẹ có thể được giới thiệu đến các chương trình can thiệp đặc biệt sớm để khuyến khích khả năng học tập của con mình.

Trẻ chậm phát triển gặp khó khăn trong tư duy

Trẻ chậm phát triển gặp khó khăn trong tư duy

Mẫu giáo và trường học

Người có chậm phát triển trí tuệ có thể học hỏi và phát triển về thể chất, tinh thần, xã hội và cảm xúc trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, khi học có thể cần nhiều sự hướng dẫn hơn, tốn nhiều thời gian hơn và cần nhiều hướng dẫn hơn.

Tốc độ học của trẻ sẽ phụ thuộc vào mức độ chậm phát triển trí tuệ. Đánh giá chính xác có thể đưa ra cho phụ huynh và giáo viên một số gợi ý về mức độ chậm phát triển trí tuệ của trẻ từ nhẹ, trung bình đến nặng.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể thấy khó sử dụng kiến thức hoặc kỹ năng của mình trong những tình huống mới. Kỹ năng và cách cư xử có thể phải được dạy hoặc dạy lại ở mỗi nơi. Ví dụ, một đứa trẻ có thể học cách rửa tay ở nhà. Tuy nhiên, bé có thể cần được giúp đỡ để học cách làm việc tương tự ở trường mẫu giáo hoặc trường học.

Trẻ em được hỗ trợ thêm ở trường mẫu giáo hoặc trường học tùy theo mức độ cần thiết của trẻ. Mức độ cần thiết có thể khác nhau tùy thuộc vào khả năng, môi trường, tuổi tác và tính khí. Ví dụ, nếu con của bạn lệ thuộc vào thói quen và hướng dẫn, có thể bé sẽ ổn định trong lớp học hơn là ở sân chơi của trường.

Những kỳ vọng cũng có thể tạo ra sự khác biệt về mức độ giúp đỡ mà con bạn có thể cần. Bạn có thể thấy rằng con của bạn có thể sắp xếp đồ đạc của mình ở trường nhưng không làm chúng ở nhà, bởi vì cha mẹ hoặc anh chị em ruột đã thực hiện chúng.

Giáo viên và phụ huynh có thể giúp trẻ chậm phát triển và thiểu năng trí tuệ bằng cách:

  • Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với sự hiểu biết của trẻ
  • Dành nhiều thời gian để học các kỹ năng mới 
  • Cho phép trẻ có thời gian và cơ hội để luyện tập các kỹ năng mới
  • Trình bày các nhiệm vụ theo từng bước một
  • Sử dụng chương trình hàng này có thể đoán được
  • Làm cho nhiệm vụ càng đơn giản càng tốt
  • Sử dụng các phương pháp giảng dạy cho phép trẻ học bằng cách sờ vào và nhìn cũng như là lắng nghe
  • Rõ ràng và kiên trì kèm đặt với mong đợi
  • Xác định các cách hỗ trợ và các hướng dẫn khác giúp trẻ tham gia tại nhà, trường học và cộng đồng.

3. Nguyên nhân gây ra chậm phát triển trí tuệ

Không phải lúc nào cũng có thể giải thích tại sao một người bị chậm phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, một số nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển trí tuệ bao gồm:

  • Mẹ mắc một số loại bệnh trong thời kỳ mang thai, như bệnh sởi
  • Phơi nhiễm với rượu trong thời kỳ mang thai
  • Các vấn đề xảy ra trong khi mang thai hoặc trong khi sinh
  • Những bệnh tật khi còn nhỏ có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển, chẳng hạn như viêm màng não
  • Một số loại nhiễm trùng
  • Tổn thương với não hoặc đầu
  • Thiếu oxy trong quá trình sinh hoặc kết quả của một tai nạn (gần chết đuối hoặc nghẹt thở).
  • Tình trạng di truyền, như hội chứng Down, hội chứng Fragile X, hội chứng Prader-Willi, hội chứng Williams và hội chứng Angelman. 

Nó cũng có thể là một phần của một số khuyết tật về phát triển, chẳng hạn như chứng tự kỷ và rối loạn phát triển lan tỏa.

Thêm vào đó, tỷ lệ chậm phát triển trí tuệ có liên quan mật thiết với một số tình trạng bệnh, chẳng hạn như chứng động kinh.

Những thông tin mà chúng tôi cung cấp hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Hãy liên hệ ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 khi bạn cần hỗ trợ và giúp đỡ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

Chọn đánh giá của bạn

Cảm ơn bạn đã để lại đánh giá của mình