Biên tập kỹ thuật bản đồ hành chính các cấp bao gồm những nội dung nào? Biên tập kỹ thuật bản đồ hành chính các cấp thu thập tài liệu ra sao?
Cho tôi hỏi biên tập kỹ thuật bản đồ hành chính các cấp bao gồm những nội dung nào? Biên tập kỹ thuật bản đồ hành chính các cấp thu thập tài liệu ra sao? Biên tập kỹ thuật bản đồ hành chính các cấp xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết như thế nào? Biên tập kỹ thuật bản đồ hành chính các cấp thiết kế thư viện ký hiệu cần đảm bảo các yêu cầu nào? Mong được giải đáp. Xin chân thành cảm ơn! Đây là câu hỏi của Minh Huy đến từ Đà Nẵng.
Mục Lục
Biên tập kỹ thuật bản đồ hành chính các cấp bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định biên tập kỹ thuật như sau:
Biên tập kỹ thuật
1. Biên tập kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu nội dung và các yêu cầu kỹ thuật của biên tập khoa học đã được phê duyệt.
2. Biên tập kỹ thuật bao gồm các nội dung sau:
a) Thu thập, đánh giá tài liệu;
b) Xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết;
c) Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung.
Theo đó, biên tập kỹ thuật bản đồ hành chính các cấp bao gồm:
– Thu thập, đánh giá tài liệu;
– Xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết;
– Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung.
Biên tập kỹ thuật bản đồ hành chính các cấp (Hình từ Internet)
Biên tập kỹ thuật bản đồ hành chính các cấp thu thập tài liệu ra sao?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định như sau:
Thu thập, đánh giá tài liệu
1. Thu thập tài liệu theo quy định tại đề cương biên tập khoa học đã được duyệt.
2. Đánh giá xác định phương án sử dụng phù hợp theo các quy định của đề cương biên tập khoa học.
Theo đó, biên tập kỹ thuật bản đồ hành chính các cấp thu thập tài liệu theo quy định tại đề cương biên tập khoa học đã được duyệt.
Biên tập kỹ thuật bản đồ hành chính các cấp xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết như sau:
Xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết
1. Kế hoạch biên tập chi tiết để hướng dẫn thực hiện biên tập nội dung và trình bày đối với từng bản đồ trên cơ sở các quy định của đề cương biên tập khoa học.
2. Kế hoạch biên tập chi tiết bao gồm các nội dung sau:
a) Phương án xử lý, sử dụng các tài liệu hiện có;
b) Xác định các tài liệu hoặc thông tin còn thiếu cần được thu thập, điều tra bổ sung thực địa;
c) Cụ thể hóa các chỉ tiêu biểu thị nội dung trên bản đồ hành chính phù hợp với đặc điểm địa lý từng khu vực địa lý của bản đồ thành lập.
Theo đó, biên tập kỹ thuật bản đồ hành chính các cấp xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết như trên.
Biên tập kỹ thuật bản đồ hành chính các cấp thiết kế thư viện ký hiệu cần đảm bảo các yêu cầu nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định như sau:
Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung
1. Thiết kế thư viện ký hiệu đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Hệ thống ký hiệu sử dụng để trình bày bản đồ được thiết kế trong môi trường biên tập thành lập bản đồ;
b) Các ký hiệu được thiết kế phải đảm bảo đúng mẫu quy định tại Phụ lục 2, 3, 6 và 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đối với các yếu tố nội dung không có quy định tại Phụ lục 2, 3, 6 và 7 ban hành kèm theo Thông tư này thì cần thiết kế bổ sung ký hiệu. Ký hiệu được thiết
kế bổ sung phải đảm bảo tính mỹ thuật và hài hòa theo mẫu tại Phụ lục 2, 3, 6 và 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung, thư mục lưu trữ dữ liệu đảm bảo tính đầy đủ, logic, thuận lợi trong các thao tác biên tập và tìm kiếm dữ liệu và phù hợp với môi trường biên tập thành lập bản đồ.
3. Thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung sử dụng để xây dựng bản tác giả dạng số bản đồ hành chính nhà nước được áp dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Các bản đồ hành chính khác được khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật này.
Theo đó, biên tập kỹ thuật bản đồ hành chính các cấp thiết kế thư viện ký hiệu cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
– Hệ thống ký hiệu sử dụng để trình bày bản đồ được thiết kế trong môi trường biên tập thành lập bản đồ;
– Các ký hiệu được thiết kế phải đảm bảo đúng mẫu quy định tại Phụ lục 2, 3, 6 và 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Đối với các yếu tố nội dung không có quy định tại Phụ lục 2, 3, 6 và 7 ban hành kèm theo Thông tư này thì cần thiết kế bổ sung ký hiệu. Ký hiệu được thiết
kế bổ sung phải đảm bảo tính mỹ thuật và hài hòa theo mẫu tại Phụ lục 2, 3, 6 và 7 ban hành kèm theo Thông tư này.