Biển số xe 47 là của tỉnh nào?
2. Một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đắk Lắk mà du khách không thể bỏ qua khi đến Đắk Lắk
1. Biển số xe 47 là của tỉnh nào?
1. Biển số xe 47 là của tỉnh nào?
Căn cứ quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA thì ký hiệu biển số xe số “47” là của tỉnh Đắk Lắk. Ký hiệu biển số xe máy của các thành phố, thị xã, huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk cụ thể như sau:
Thành phố Buôn Ma Thuột: 47B1/B2; Thị xã Buôn Hồ: 47C1; Huyện Ea H’leo: 47D1; Huyện Krông Năng: 47E1; Huyện EaKar: 47F1; Huyện M’Đrắk: 47G1; Huyện Cư M’gar: 47H1; Huyện Krông Bông: 47K1; Huyện Krông Ana: 47L1; Huyện Krông Pắk: 47M1
Huyện Lắk: 47N1; Huyện Ea Súp: 47P1, Huyện Buôn Đôn: 47S1; Huyện Cư Kuin: 47T1 Huyện Krông Búk: 47U1
Ký hiệu biển số xe ô tô của tỉnh Đắk Lắk: 47A, 47B, 47C, 47D, 47LD, 47R, 47KT.
Đắk Lắk là một trong năm tỉnh của vùng Tây Nguyên, tiếp giáp với các tỉnh Gia Lai (biển số xe 81), tỉnh Phú Yên (biển số xe 78), tỉnh Khánh Hòa (biển số xe 79), tỉnh Lâm Đồng (biển số xe 49), tỉnh Đắk Nông (biển số xe 48), và một phần giáp với Campuchia.
Đắk Lắk sẽ là một điểm du lịch khám phá nổi tiếng cho “phượt thủ” cả nước với nhiều địa điểm nổi bật như buôn Đôn (các bạn có nghe bài Chú Voi Con chưa – “Chú voi con ở bản Đôn”); các buôn làng của người dân tộc thiểu số, Vườn quốc gia Yok Đôn,…
Ngoài ra, Thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh lỵ của Đắk Lắk) cũng có rất nhiều địa điểm hấp dẫn đang chờ đợi các phượt thủ khám phá.
Xem thêm: Tra cứu biển số xe các tỉnh, thành phố trong cá nước
2. Một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đắk Lắk mà du khách không thể bỏ qua khi đến Đắk Lắk
Buôn Đôn: Buôn Đôn nằm cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 40 cây số. Buôn Đôn hay còn được biết tới nhiều hơn với cái tên Bản Đôn quen thuộc. Cả 2 cái tên ấy đều có ý nghĩa là làng Đảo vì nó nằm cạnh con sông Sêrêpốk của rừng núi Tây Nguyên.
Buôn Đôn nổi tiếng với nghề nuôi dưỡng và thuần chủng voi, tạo thành một nét văn hóa đặc sắc và thu hút được không ít sự chú ý từ các du khách du lịch.
Tại đây không chỉ có không gian thiên nhiên hoang dã, mà còn là nơi sinh sống tập trung của các đồng bào dân tộc Ê Đê, Gia Rai…
Khu du lịch đồi Tâm Linh: Điều nổi bật nhất của Khu du lịch đồi Tâm Linh chính là bức tượng Quân Âm cao tới gần 40 mét, nổi bật giữa hàng cây xanh ngắt. Không những thế, rải rác xung quanh khu vườn còn có 18 bức tượng của 18 vị La Hán với nhiều biểu cảm, nét mặt khác nhau.
Khu du lịch đồi Tâm Linh được xây theo lối kiến trúc mở, giúp du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên của nơi núi rừng.
Thác Dray Sáp, Dray Nur: Cụm hai con thác này có lẽ cũng không còn xa lạ gì với các du khách nữa rồi đúng không nào! Nơi này sở hữu trọn vẹn vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên với sự kết hợp hoàn hảo giữa núi non và hồ nước.
Đặc biệt, các hang động ẩn phía sau dòng thác nước dữ dội luôn là những thử thách đầy hấp dẫn khiến các du khách không thể không khám phá.
Thác Krông Kmar: Thác Krông Kmar là một trong những địa điểm du lịch Đăk Lăk lý tưởng dành cho dân phượt. Nó nằm ở gần vườn quốc gia Chư Yang Sin và bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Yang Sin cao nhất của nơi này.
Từ trên đỉnh núi cao, dòng suối Krông Kmar len lỏi chảy xuống dưới chân núi, tạp thành dòng thác vừa có chút gì đó hoang sơ, vừa có chút gì đó lãng mạn, thơ mộng khác hẳn so với những con thác khác.
Thác Thủy Tiên: Đây có lẽ là một trong những con thác đẹp nhất của vùng rừng núi Tây Nguyên. Nó sở hữu một nét gì đó rất đặc biệt và hơi giống với con thác nhân tạo.
Thác có 3 tầng, mang hình dáng như những bậc thang. Để rồi dòng nước chảy từ tầng cao nhất xuống tầng thấp nhất, tạo thành những bọt nước trắng xóa.
5/5 – (14 bình chọn)