Biện pháp xử lý hành chính – Những điểm mới quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung tương đối toàn diện các nội dung của Luật XLVPHC năm 2012, bao gồm sửa đổi, bổ sung một số các quy định ở phần những quy định chung, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính và về biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. Trong đó, đối với các quy định về các biện pháp xử lý hành chính, Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến đối tượng, điều kiện áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, các quy định khác liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích, làm rõ những điểm mới về các biện pháp xử lý hành chính quy định tại Luật số 67/2020/QH14.

1. Về đối tượng và điều kiện áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

1.1. Đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn

1.1.1.

 Luật XLVPHC năm 2012 quy định biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
 (1) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS.
(2) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS.
(3) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người chưa thành niên thuộc các trường hợp nêu trên mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ các điều kiện: (i) Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình; (ii) Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này; (iii) Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình thì sẽ được áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
(4) Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
(5) Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

1.1.2.

 Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung quy định nêu trên như sau
(1) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
(2) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
(3) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
(4) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.
(5) Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Người thuộc các trường hợp (1), (2), (3), (4) và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thuộc trường hợp (5) nêu trên mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp (5) nêu trên mà không có nơi cư trú ổn định thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba tổ chức quản lý.
(6) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm.

1.1.3.

 Căn cứ nội dung sửa đổi, bổ sung nêu trên, có thể thấy, đối với biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Luật số 67/2020/QH14 có những điểm mới sau đây:

Thứ nhất, 

Luật số 67/2020/QH14 quy định cụ thể các hành vi vi phạm là điều kiện để áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Làm rõ hơn quy định “02 lần trở lên trong 06 tháng” để thống nhất trong cách áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đồng thời quy định cụ thể độ tuổi của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm
Người chưa thành niên thuộc các trường hợp nêu trên sẽ được áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
– Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm
Quy định nêu trên xuất phát từ việc giữa quy định về đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại XPTT tại Luật XLVPHC năm 2012 và Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS) có một số điểm không thống nhất:
– Theo quy định của BLHS
Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Điều 12 BLHS quy định:
          

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”.

BLHS xác định 02 độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: (i) Từ đủ 16 tuổi trở lên; (ii) từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
– Theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Luật XLVPHC năm 2012 thì  “

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”

 thuộc đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 12 BLHS thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà BLHS có quy định khác (khoản 1) và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong 28 điều luật (khoản 2), trong đó có Điều 173 về tội trộm cắp tài sản. Bên cạnh đó, theo quy định của BLHS thì cả 04 tội phạm là tội trộm cắp tài sản (Điều 173), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174), tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318) và tội đánh bạc (Điều 321) đều quy định trường hợp “đã bị xử phạt vi phạm hành chính … mà còn vi phạm” là một trong những dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm này (tình tiết “đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm” là dấu hiệu cấu thành của tội trộm cắp tài sản (Điều 173), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) phải là đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm” hay tội đánh bạc (Điều 321) phải đã bị xử phạt vi phạm hành chính về chính hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 322) hay tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318) phải đã bị xử phạt vi phạm hành chính về chính hành vi gây rối trật tự công cộng).
Như vậy, với quy định này của BLHS thì trong cả 04 trường hợp nêu tại khoản 3 Điều 90, người từ đủ 16 tuổi trở lên nếu có 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện các hành vi này, trong đó có một lần đã bị xử phạt vi phạm hành chính thì đều thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, do BLHS quy định người trong độ tuổi này không phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện 03/04 hành vi quy định tại khoản 3 Điều 90 Luật XLVPHC năm 2012 , đó là lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi trộm cắp. Vì thế, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, nếu thuộc trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu 02 lần trở lên trong 06 tháng mà họ thực hiện hành vi lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng thì trong mọi trường hợp đều không có yếu tố “mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” như quy định tại khoản 3 Điều 90. Do đó, Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều 90 theo hướng quy định cụ thể đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, bổ sung một số hành vi vi phạm – những hành vi mang tính phổ biến và cũng phù hợp với quy định của BLHS về một số tội danh như bổ sung hành vi đua xe trái phép
– Khoản 5 Điều 90 Luật XLVPHC năm 2012 đề cập đến việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong khi đó, các hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài là những hành vi quy định còn chung chung, chưa có sự tương thích với cách mô tả hành vi vi phạm của các tội danh được quy định trong BLHS. Bên cạnh đó, quy định về nội hàm của “vi phạm trật tự, an toàn xã hội” còn chưa cụ thể. Tội phạm theo quy định của BLHS là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,…. Theo đó, BLHS quy định có 314 tội danh, tập trung vào 14 nhóm tộian ninh quốc gia; (ii) Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (bao gồm các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại; Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế); (iii) Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (bao gồm: Các tội xâm phạm an toàn giao thông; Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông; Các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng; Các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng); (iv) Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. Đồng thời, tại rất nhiều các điều khác nhau của BLHS cũng có đề cập đến cụm từ  “an ninh, trật tự, an toàn xã hội” như an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm. Cũng theo quy định của Luật XLVPHC năm 2012, an ninh trật tự, an toàn xã hội là một lĩnh vực quản lý nhà nước

Thứ hai

Luật số 67/2020/QH14 đã bổ sung quy định về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người sử dụng trái phép chất ma túy (Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy). Quy định này xuất phát từ thực tiễn, hiện nay, pháp luật về XLVPHC chỉ quy định việc xử phạt đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy
Trước đây, Bộ luật hình sự năm 1999
Hiện nay, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021

Người sử dụng trái phép chất ma túy

”. Theo đó, “

Người sử dụng trái phép chất ma túy là người có 

hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và 

xét nghiệm 

chất ma túy trong cơ thể có kết quả 

dương tính

Th

ứ 

ba

,

 Luật số 67/2020/QH14 đã bỏ quy định áp dụng biện pháp “tiền đề” giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
Một trong những lý do dẫn đến việc sửa đổi, bổ sung quy định nêu trên xuất phát từ quan điểm cho rằng, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp được áp dụng nhằm mục đích giáo dục, quản lý người vi phạm tại nơi cư trú nhưng lại được áp dụng đối với người nghiện ma túy là không phù hợp vì đây là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. Thực tế triển khai thời gian vừa qua cũng cho thấy, việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn không thực sự hiệu quả, nhiều khi mang tính hình thức; làm kéo dài thời gian áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (CSCNBB). Mặt khác, việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy làm phát sinh thực trạng gây bất ổn an ninh, trật tự, an toàn xã hội khi có quá nhiều người nghiện mặc nhiên sinh sống tại địa bàn dân cư mà không có biện pháp để quản lý hữu hiệu, gây nhiều nguy cơ rủi ro đối với cộng đồng.
Theo giải thích từ ngữ tại khoản 11 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000,  khoản 16, Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012 và khoản 12 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021

người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này

”. Do vậy, những người này cần phải được đưa vào cơ sở cai nghiện dưới sự giám sát chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền để kịp thời chữa bệnh, cắt cơn.

1.2. 

Đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng

1.2.1. 

Theo quy định của Luật XLVPHC năm 2012, người chưa thành niên thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
(1) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
(2) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
(3) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
(4) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

1.2.2. 

Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 92 Luật XLVPHC năm 2012 như sau
(1) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
(2) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
(3) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
(4) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

1.2.3.

 Căn cứ nội dung sửa đổi, bổ sung nêu trên, có thể thấy, đối với biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, Luật số 67/2020/QH14 có những điểm mới sau đây:

Thứ nhất, 

Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 92 Luật XLVPHC năm 2012 cho phù hợp, thống nhất với quy định của BLHS, cụ thể:
– Sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật XLVPHC 

“Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự”

 

thành 

Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự”.

Bên cạnh đó, đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại BLHS nếu có nơi cư trú ổn định, đang theo học tại cơ sở giáo dục và cha mẹ, người giám hộ cam kết bằng văn bản về việc quản lý, giáo dục thì được xem xét, áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính giáo dục dựa vào cộng đồng
Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.

– 

Sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật XLVPHC năm 2012 

“Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật Hình sự”

 

thành

 

“Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự”.

Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật XLVPHC năm 2012 xuất phát là do với các quy định nêu trên của Luật XLVPHC năm 2012 và BLHS thì trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một 

tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý 

quy định tại BLHS hoặc thực hiện hành vi có dấu hiệu của một 

tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

 quy định tại BLHS 

mà không thuộc các tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS

 thì vừa không bị xử lý hình sự vừa không bị áp dụng BPXLHC.

Th

ứ h

ai

Luật số 67/2020/QH14 đã bỏ quy định về việc đối tượng phải vi phạm “

02 lần trong 06 tháng

” là điều kiện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng để tránh kéo dài thời gian áp dụng biện pháp này.
Theo quy định của Luật XLVPHC  năm 2012, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Quy định này trên thực tế không có tính khả thi, kéo dài thời gian áp dụng biện pháp này.

Thứ ba

, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 90 về áp dụng biện pháp giáo dục tại XPTT đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 92 theo hướng tách đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy định của Luật XLVPHC, đồng thời quy định điều kiện “và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn”. 

1.3. Đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1.3.

1. 

Theo quy định của Luật XLVPHC năm 2012, người thành niên thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1.3.2.

 Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật XLVPHC 2012. Theo đó, đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, bao gồm
– Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;
– Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

1.

3

.3.

 Căn cứ nội dung sửa đổi, bổ sung nêu trên, có thể thấy, đối với biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, Luật số 67/2020/QH14 đã bỏ quy định về việc đối tượng phải vi phạm “

02 lần trong 06 tháng

” là điều kiện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc để tránh kéo dài thời gian áp dụng biện pháp này. Đồng thời, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 6 Điều 90 Luật XLVPHC năm 2012, Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật XLVPHC 2012 cho phù hợp, theo đó, tách đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên được quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật XLVPHC (đối với người có nơi cư trú ổn định và đối với người không có nơi cư trú ổn định), đồng thời quy định điều kiện “và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn” (đối với người có nơi cư trú ổn định).

1.4. Đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1.4.1.

 Luật XLVPHC năm 2012 quy định áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định

1.4.2.

 Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi quy định nêu trên theo hướng không quy định cụ thể đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB mà dẫn chiếu đến Luật Phòng, chống ma túy. Cụ thể: Khoản 1 Điều 96 Luật XLVPHC năm 2012 được sửa đổi, bổ sung như sau: “

Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy

”[48].
Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 (Luật số 73/2021/QH14), người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật XLVPHC khi thuộc một trong các trường hợp sau đây
(1) Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
(2) Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
(3) Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện;
(4) Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.
           Theo quy định của  Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, người đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định

1.4.3.

 Căn cứ nội dung sửa đổi, bổ sung nêu trên, có thể thấy, đối với biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Luật số 67/2020/QH14 có những điểm mới sau đây:

Th

 n

hất, 

Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi quy định nêu trên theo hướng không quy định cụ thể đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB mà dẫn chiếu đến Luật Phòng, chống ma túy.
Quy định này xuất phát từ việc giữa các quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB tại Luật XLVPHC và Luật Phòng, chống ma túy có một số điểm không thống nhất. 

Ví dụ

: Khoản 1 Điều 96 Luật XLVPHC năm 2012 quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (đối với người có nơi cư trú ổn định) mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú ổn định. Trong khi đó, khoản 1 Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 quy định: 

Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào CSCNBB

. Như vậy, theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn còn nghiện thuộc đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB, tuy nhiên, theo quy định của Luật XLVPHC năm 2012, những người này lại không thuộc đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC được tiến hành soạn thảo cùng thời điểm dự án Luật Phòng, chống ma túy cũng đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Luật Phòng, chống ma túy quy định mang tính tổng thể về cai nghiện ma túy cho người nghiện ma túy như các biện pháp cai nghiện ma túy: Cai nghiện ma túy tự nguyện, cai nghiện ma túy bắt buộc. Biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện được thực hiện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện ma túy; biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc được thực hiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập. Trong khi đó, Luật XLVPHC năm 2012 chỉ quy định về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB đối với người nghiện ma túy. Bên cạnh đó, dự án Luật Phòng, chống ma túy cũng đã dự kiến quy định cụ thể các trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB. Do vậy, để bảo đảm tính thống nhất giữa 02 Luật, Luật số 67/2020/QH14 quy định theo hướng dẫn chiếu đến Luật Phòng, chống ma túy khi quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB.

Th

ứ 

hai,

 Luật số 67/2020/QH14 đã bỏ quy định áp dụng biện pháp “tiền đề” giáo dục tại xã, phường, thị trấn trước khi áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB đối với đối tượng là người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định.
Một trong những điểm mới nổi bật liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm hành chính đối với người nghiện ma túy tại Luật số 67/2020/QH14 là quy định về điều kiện áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB. Theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật XLVPHC năm 2012, người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định phải trải qua biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trước khi áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB. Trong khi đó, đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì sẽ không phải trải qua biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà áp dụng ngay biện pháp đưa vào CSCNBB. Luật số 67/2020/QH14 đã bỏ quy định áp dụng biện pháp “tiền đề” giáo dục tại xã, phường, thị trấn trước khi áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB đối với đối tượng là người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định. Quy định mới này của Luật số 67/2020/QH14 đồng nghĩa với việc sẽ không còn sự phân biệt giữa người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định và người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định. Theo đó, tất cả các đối tượng nêu trên, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Luật sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB.

2. Về thủ tục lập 

hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhằm đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn tối đa các mốc thời gian thực hiện các công việc; sửa đổi các quy định tại khoản 4 Điều 97, khoản 1 Điều 98, khoản 3 Điều 99, khoản 3 Điều 101 và khoản 3 Điều 103 của Luật hiện hành liên quan đến thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo hướng:

(i

) Không quy định việc kiểm tra tính pháp lý thành một thủ tục riêng biệt, độc lập;

(ii)

 Không quy định thẩm quyền kiểm tra tính pháp lý của công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã đối với hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thay vào đó, Luật quy định rõ, cơ quan nào lập hồ sơ đề nghị thì phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ. Bởi vì, thực tế cho thấy quy định việc kiểm tra tính pháp lý thành một thủ tục riêng biệt, độc lập không thật sự cần thiết, làm kéo dài thời gian xem xét, áp dụng các biện pháp này, cụ thể:

2.1. Đối với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

2.1.1. Về 

lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

– Khoản 4 Điều 97 Luật XLVPHC năm 2012 quy định: Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời thông báo cho người bị áp dụng. Đối với người chưa thành niên thì còn được thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. 
– Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 97 Luật XLVPHC năm 2012 như sau:

“4. 

Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị

. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ; đối với người chưa thành niên thì còn phải thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo

”.

Luật XLVPHC năm 2012 quy định biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn [2] (XPTT) là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người thành niên và người chưa thành niên thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm, người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định khi thuộc một trong năm trường hợp sau đây [3] (1) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS.(2) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS.(3) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.Người chưa thành niên thuộc các trường hợp nêu trên mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ các điều kiện: (i) Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình; (ii) Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này; (iii) Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình thì sẽ được áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình [4] (4) Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.(5) Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung quy định nêu trên như sau [5] (1) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.(2) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.(3) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.(4) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.(5) Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.Người thuộc các trường hợp (1), (2), (3), (4) và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thuộc trường hợp (5) nêu trên mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.Người từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp (5) nêu trên mà không có nơi cư trú ổn định thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba tổ chức quản lý.(6) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm.Căn cứ nội dung sửa đổi, bổ sung nêu trên, có thể thấy, đối với biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Luật số 67/2020/QH14 có những điểm mới sau đây:Luật số 67/2020/QH14 quy định cụ thể các hành vi vi phạm là điều kiện để áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Làm rõ hơn quy định “02 lần trở lên trong 06 tháng” để thống nhất trong cách áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đồng thời quy định cụ thể độ tuổi của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính [6] – Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép [7] – Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm [8] Người chưa thành niên thuộc các trường hợp nêu trên sẽ được áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình [9] nếu có đủ các điều kiện: (i) Đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình; (ii) Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này; (iii) Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.- Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm [10] Quy định nêu trên xuất phát từ việc giữa quy định về đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại XPTT tại Luật XLVPHC năm 2012 và Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS) có một số điểm không thống nhất:- Theo quy định của BLHS [11] , tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Điều 12 BLHS quy định:BLHS xác định 02 độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: (i) Từ đủ 16 tuổi trở lên; (ii) từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.- Theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Luật XLVPHC năm 2012 thì “thuộc đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 12 BLHS thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà BLHS có quy định khác (khoản 1) và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong 28 điều luật (khoản 2), trong đó có Điều 173 về tội trộm cắp tài sản. Bên cạnh đó, theo quy định của BLHS thì cả 04 tội phạm là tội trộm cắp tài sản (Điều 173), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174), tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318) và tội đánh bạc (Điều 321) đều quy định trường hợp “đã bị xử phạt vi phạm hành chính … mà còn vi phạm” là một trong những dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm này (tình tiết “đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm” là dấu hiệu cấu thành của tội trộm cắp tài sản (Điều 173), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) phải là đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm” hay tội đánh bạc (Điều 321) phải đã bị xử phạt vi phạm hành chính về chính hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 322) hay tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318) phải đã bị xử phạt vi phạm hành chính về chính hành vi gây rối trật tự công cộng).Như vậy, với quy định này của BLHS thì trong cả 04 trường hợp nêu tại khoản 3 Điều 90, người từ đủ 16 tuổi trở lên nếu có 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện các hành vi này, trong đó có một lần đã bị xử phạt vi phạm hành chính thì đều thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, do BLHS quy định người trong độ tuổi này không phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện 03/04 hành vi quy định tại khoản 3 Điều 90 Luật XLVPHC năm 2012 , đó là lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi trộm cắp. Vì thế, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, nếu thuộc trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu 02 lần trở lên trong 06 tháng mà họ thực hiện hành vi lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng thì trong mọi trường hợp đều không có yếu tố “mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” như quy định tại khoản 3 Điều 90. Do đó, Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều 90 theo hướng quy định cụ thể đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, bổ sung một số hành vi vi phạm – những hành vi mang tính phổ biến và cũng phù hợp với quy định của BLHS về một số tội danh như bổ sung hành vi đua xe trái phép [12] (đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) hoặc không phải là tội phạm (đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi). Đồng thời, trên cơ sở tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, Luật số 67/2020/QH14 đã bổ sung quy định về các hành vi vi phạm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi như hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác [13] ; xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác [14] ; chiếm giữ trái phép tài sản [15] , hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác [16] – Khoản 5 Điều 90 Luật XLVPHC năm 2012 đề cập đến việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vicủa cơ quan, tổ chức;của công dân hoặc người nước ngoài;02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong khi đó, các hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài là những hành vi quy định còn chung chung, chưa có sự tương thích với cách mô tả hành vi vi phạm của các tội danh được quy định trong BLHS. Bên cạnh đó, quy định về nội hàm của “vi phạm trật tự, an toàn xã hội” còn chưa cụ thể. Tội phạm theo quy định của BLHS là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng,,…. Theo đó, BLHS quy định có 314 tội danh, tập trung vào 14 nhóm tội [17] , trong đó có các nhóm tội đề cập đến các cụm từ “an ninh”, “trật tự”, “an toàn xã hội”: (i) Các tội xâm phạmquốc gia; (ii) Các tội xâm phạmquản lý kinh tế (bao gồm các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại; Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế); (iii) Các tội xâm phạm(bao gồm: Các tội xâm phạm an toàn giao thông; Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông; Các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng; Các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng); (iv) Các tội xâm phạmquản lý hành chính. Đồng thời, tại rất nhiều các điều khác nhau của BLHS cũng có đề cập đến cụm từ “an ninh, trật tự, an toàn xã hội” như quy định về đình chỉ hoạt động có thời hạn , đình chỉ hoạt động vĩnh viễn của pháp nhân thương mại [18] hay quy định tại hơn 30 điều của BLHS có nội dung về “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” [19] . Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định hiểu thế nào là “an ninh, trật tự, an toàn xã hội” và hiểu thế nào là “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”. Theo khoản 3 Điều 2 Luật XLVPHC thì BPXPHC là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật vềmà không phải là tội phạm. Cũng theo quy định của Luật XLVPHC năm 2012, an ninh trật tự, an toàn xã hội là một lĩnh vực quản lý nhà nước [20] và theo Nghị định [21] của Chính phủ, lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội được quy định tương đối rộng, bao gồm cả hành vi xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác [22] ; hành vi vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác [23] …. Do đó, để bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch trong các quy định pháp luật về hành vi vi phạm, Luật số 67/2020/QH14 quy định cụ thể về các hành vi vi phạm do người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện theo hướng tách bạch các hành vi vi phạm. Theo đó, căn cứ vào các tội danh được quy định tại BLHS, trên cơ sở tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm để quy định các hành vi vi phạm thuộc đối tượng áp dụng BPXLHC cho phù hợp như quy định về hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác [24] ; Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác [25] ; Chiếm giữ trái phép tài sản [26] ; Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác [27] ; Gây rối trật tự công cộng [28] ; trộm cắp tài sản [29] ; Đánh bạc [30] ; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản [31] ; Đua xe trái phép [32] ; Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình [33] Luật số 67/2020/QH14 đã bổ sung quy định về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người sử dụng trái phép chất ma túy (Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy). Quy định này xuất phát từ thực tiễn, hiện nay, pháp luật về XLVPHC chỉ quy định việc xử phạt đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy [34] mà chưa có quy định việc áp dụng BPXLHC đối với cá nhân có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm này.Trước đây, Bộ luật hình sự năm 1999 [35] coi hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là tội phạm. Tuy nhiên, hiện nay BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) không coi hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là tội phạm. Do vậy, để giáo dục, phòng ngừa người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, quản lý họ tại nơi cư trú mà không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng, qua đó, tăng cường công tác quản lý nhà nước (trong bối cảnh hiện nay, người sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng có xu hướng gia tăng, phổ biến ở mọi lứa tuổi và có những hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội, thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Đây là nhóm đối tượng cần phải được quan tâm đặc biệt, cần được quản lý). Theo đó, Luật số 67/2020/QH14 đã bổ sung quy định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người sử dụng trái phép chất ma túy từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Đồng thời, Luật số 67/2020/QH14 bổ sung quy định áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy, nếu họ đáp ứng một số các điều kiện theo quy định [36] Hiện nay, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 [37] đã có quy định giải thích đối với cụm từ “”. Theo đó, “Luật số 67/2020/QH14 đã bỏ quy định áp dụng biện pháp “tiền đề” giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.Một trong những lý do dẫn đến việc sửa đổi, bổ sung quy định nêu trên xuất phát từ quan điểm cho rằng, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp được áp dụng nhằm mục đích giáo dục, quản lý người vi phạm tại nơi cư trú nhưng lại được áp dụng đối với người nghiện ma túy là không phù hợp vì đây là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. Thực tế triển khai thời gian vừa qua cũng cho thấy, việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn không thực sự hiệu quả, nhiều khi mang tính hình thức; làm kéo dài thời gian áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (CSCNBB). Mặt khác, việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy làm phát sinh thực trạng gây bất ổn an ninh, trật tự, an toàn xã hội khi có quá nhiều người nghiện mặc nhiên sinh sống tại địa bàn dân cư mà không có biện pháp để quản lý hữu hiệu, gây nhiều nguy cơ rủi ro đối với cộng đồng.Theo giải thích từ ngữ tại khoản 11 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, khoản 16, Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012 và khoản 12 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 [39] thì người nghiện ma túy là “”. Do vậy, những người này cần phải được đưa vào cơ sở cai nghiện dưới sự giám sát chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền để kịp thời chữa bệnh, cắt cơn.Theo quy định của Luật XLVPHC năm 2012, người chưa thành niên thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng [40] nếu thuộc một trong bốn trường hợp sau đây [41] (1) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.(2) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật Hình sự.(3) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.(4) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 92 Luật XLVPHC năm 2012 như sau [42] (1) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.(2) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.(3) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.(4) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.Căn cứ nội dung sửa đổi, bổ sung nêu trên, có thể thấy, đối với biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, Luật số 67/2020/QH14 có những điểm mới sau đây:Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 92 Luật XLVPHC năm 2012 cho phù hợp, thống nhất với quy định của BLHS, cụ thể:- Sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật XLVPHCBên cạnh đó, đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại BLHS nếu có nơi cư trú ổn định, đang theo học tại cơ sở giáo dục và cha mẹ, người giám hộ cam kết bằng văn bản về việc quản lý, giáo dục thì được xem xét, áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính giáo dục dựa vào cộng đồng [43] . Có thể nói, việc bổ sung biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng là một trong các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (Điều 140a) là một trong những điểm mới của Luật số 67/2020/QH14 so với Luật XLVPHC năm 2012, nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Căn cứ vào các điều kiện áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính giáo dục dựa vào cộng đồng , Tòa án nhân dân quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng.Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.Sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật XLVPHC năm 2012Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật XLVPHC năm 2012 xuất phát là do với các quy định nêu trên của Luật XLVPHC năm 2012 và BLHS thì trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của mộtquy định tại BLHS hoặc thực hiện hành vi có dấu hiệu của mộtquy định tại BLHSthì vừa không bị xử lý hình sự vừa không bị áp dụng BPXLHC.Luật số 67/2020/QH14 đã bỏ quy định về việc đối tượng phải vi phạm “” là điều kiện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng để tránh kéo dài thời gian áp dụng biện pháp này.Theo quy định của Luật XLVPHC năm 2012, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổithực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Quy định này trên thực tế không có tính khả thi, kéo dài thời gian áp dụng biện pháp này., trên cơ sở sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 90 về áp dụng biện pháp giáo dục tại XPTT đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 92 theo hướng tách đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy định của Luật XLVPHC, đồng thời quy định điều kiện “và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn”.Theo quy định của Luật XLVPHC năm 2012, người thành niên thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc [44] nếu thuộc trường hợp sau đây [45] : Là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật XLVPHC 2012. Theo đó, đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, bao gồm [46] – Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;- Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.Căn cứ nội dung sửa đổi, bổ sung nêu trên, có thể thấy, đối với biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, Luật số 67/2020/QH14 đã bỏ quy định về việc đối tượng phải vi phạm “” là điều kiện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc để tránh kéo dài thời gian áp dụng biện pháp này. Đồng thời, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 6 Điều 90 Luật XLVPHC năm 2012, Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật XLVPHC 2012 cho phù hợp, theo đó, tách đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên được quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật XLVPHC (đối với người có nơi cư trú ổn định và đối với người không có nơi cư trú ổn định), đồng thời quy định điều kiện “và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn” (đối với người có nơi cư trú ổn định).Luật XLVPHC năm 2012 quy định áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định [47] Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi quy định nêu trên theo hướng không quy định cụ thể đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB mà dẫn chiếu đến Luật Phòng, chống ma túy. Cụ thể: Khoản 1 Điều 96 Luật XLVPHC năm 2012 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 (Luật số 73/2021/QH14), người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật XLVPHC khi thuộc một trong các trường hợp sau đây [49] (1) Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;(2) Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;(3) Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện;(4) Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, người đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định [50] . Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định và tổ chức quản lý, hỗ trợ xã hội sau cai nghiện ma túy [51] Căn cứ nội dung sửa đổi, bổ sung nêu trên, có thể thấy, đối với biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Luật số 67/2020/QH14 có những điểm mới sau đây:Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi quy định nêu trên theo hướng không quy định cụ thể đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB mà dẫn chiếu đến Luật Phòng, chống ma túy.Quy định này xuất phát từ việc giữa các quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB tại Luật XLVPHC và Luật Phòng, chống ma túy có một số điểm không thống nhất.: Khoản 1 Điều 96 Luật XLVPHC năm 2012 quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (đối với người có nơi cư trú ổn định) mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú ổn định. Trong khi đó, khoản 1 Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 quy định:. Như vậy, theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn còn nghiện thuộc đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB, tuy nhiên, theo quy định của Luật XLVPHC năm 2012, những người này lại không thuộc đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB.Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC được tiến hành soạn thảo cùng thời điểm dự án Luật Phòng, chống ma túy cũng đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Luật Phòng, chống ma túy quy định mang tính tổng thể về cai nghiện ma túy cho người nghiện ma túy như các biện pháp cai nghiện ma túy: Cai nghiện ma túy tự nguyện, cai nghiện ma túy bắt buộc. Biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện được thực hiện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện ma túy; biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc được thực hiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập. Trong khi đó, Luật XLVPHC năm 2012 chỉ quy định về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào CSCNBB đối với người nghiện ma túy. Bên cạnh đó, dự án Luật Phòng, chống ma túy cũng đã dự kiến quy định cụ thể các trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB. Do vậy, để bảo đảm tính thống nhất giữa 02 Luật, Luật số 67/2020/QH14 quy định theo hướng dẫn chiếu đến Luật Phòng, chống ma túy khi quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB.Luật số 67/2020/QH14 đã bỏ quy định áp dụng biện pháp “tiền đề” giáo dục tại xã, phường, thị trấn trước khi áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB đối với đối tượng là người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định.Một trong những điểm mới nổi bật liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm hành chính đối với người nghiện ma túy tại Luật số 67/2020/QH14 là quy định về điều kiện áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB. Theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật XLVPHC năm 2012, người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định phải trải qua biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trước khi áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB. Trong khi đó, đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì sẽ không phải trải qua biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà áp dụng ngay biện pháp đưa vào CSCNBB. Luật số 67/2020/QH14 đã bỏ quy định áp dụng biện pháp “tiền đề” giáo dục tại xã, phường, thị trấn trước khi áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB đối với đối tượng là người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định. Quy định mới này của Luật số 67/2020/QH14 đồng nghĩa với việc sẽ không còn sự phân biệt giữa người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định và người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định. Theo đó, tất cả các đối tượng nêu trên, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Luật sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB.Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhằm đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn tối đa các mốc thời gian thực hiện các công việc; sửa đổi các quy định tại khoản 4 Điều 97, khoản 1 Điều 98, khoản 3 Điều 99, khoản 3 Điều 101 và khoản 3 Điều 103 của Luật hiện hành liên quan đến thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo hướng:) Không quy định việc kiểm tra tính pháp lý thành một thủ tục riêng biệt, độc lập;Không quy định thẩm quyền kiểm tra tính pháp lý của công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã đối với hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thay vào đó, Luật quy định rõ, cơ quan nào lập hồ sơ đề nghị thì phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ. Bởi vì, thực tế cho thấy quy định việc kiểm tra tính pháp lý thành một thủ tục riêng biệt, độc lập không thật sự cần thiết, làm kéo dài thời gian xem xét, áp dụng các biện pháp này, cụ thể:- Khoản 4 Điều 97 Luật XLVPHC năm 2012 quy định: Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời thông báo cho người bị áp dụng. Đối với người chưa thành niên thì còn được thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.- Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 97 Luật XLVPHC năm 2012 như sau: