Biện pháp thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động học …

 

Lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Quan điểm này định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục và tổ chức hoạt động giáo cho trẻ trong trường mầm non.

Tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là không gian mở cho mỗi trẻ. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm, khám phá, giải quyết được một số tình huống “có vấn đề” điều đó giúp cho giáo viên giải được “bài toán” yêu cầu cần đạt trọng chương trình giáo dục mầm non về đảm bảo mục tiêu, nội dung, hoạt động khi tổ chức các hoạt động học, đó là nền tảng giáo viên định hướng mỗi trẻ được phát triển toàn diện sẽ thuận theo tự nhiên và linh hoạt.

  Để thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, bản thân tôi đã thực hiện một số phương pháp, biện pháp sau:

1 – Xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch giáo dục học cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại nhóm lớp.

2 – Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân

3 – Tăng cường thiết bị, đồ dùng dạy học và tạo môi trường cho trẻ hoạt động lấy trẻ làm trung tâm.

Đây là biện pháp quan trọng mà người giáo viên cần phải có giúp trẻ có điều kiện tiếp cận với cách học mới,  gây được sự tò mò thích khám phá trong trẻ hơn.

4 – Thực hiện tổ chức tốt biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua các hoạt động giáo dục

Ở độ tuổi  5-6 tuổi, hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội tri thức trong cuộc sống xung quanh trẻ, chương trình giáo dục mầm non mới lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng được tối đa nhu cầu và hứng thú, dựa vào khả năng của mỗi trẻ.

Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động phát triển nhận thức tôi đã chia trẻ thành từng nhóm, mỗi nhóm có đội trưởng, nhằm cho các thành viên tự quan sát, khảo nghiệm thảo luận, rồi mời nhóm trưởng thuyết trình ý kiến của nhóm mình đưa ra. Sau đó cô giáo là người chốt lại ý chính, nội dung.

 – Với tiết học âm nhạc, cô cho trẻ giới thiệu về hình ảnh tranh nội dung sau đó cô mới là người chốt lại nội dung của bài hát. Tôi cho rằng đây là “tính mới, tính hiệu quả” cho biện pháp đưa ra theo quan điểm giáo dục trẻ là trung tâm của mọi hoạt động.

 – Trong tiết truyện cô có thể sử dụng mô hình vườn cổ tích cho trẻ học, giúp trẻ hứng thú hơn trong quá trình học tập.

 – Trong tiết phát triển thẩm mĩ (Tạo hình) cô hỏi trẻ về ý tưởng, sở thích rồi cho trẻ về nhóm hoạt động:

 – Hoặc trong giờ học thể chất: Cô hỏi trẻ về đồ dùng đồ chơi; sau đó gọi trẻ thực hiện mẫu:

       Ngoài ra, cô kết hợp giáo dục trẻ trong các hoạt động khác như: Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời….Ví dụ: Khi hoạt động góc: Cô sẽ gợi ý cho những trẻ năng động, linh hoạt đóng vai trò chủ đạo, làm trưởng nhóm để có thể bao quát, xây dựng trong quá trình chơi của nhóm.

        5 – Lựa chọn nội dung và trò chơi phù hợp để rèn luyện tính  tích cực hoạt động của trẻ trong hoạt động học.

Ví dụ: Với tiết học chữ cái, kết hợp các trò chơi phát triển vận động cho trẻ như: đi trên ghế, qua con đường gắn lô tô có chứa chữ cái…

Sau khi trẻ khám phá xong nội dung dạy, để kết thúc bài cô cho trẻ chơi trò chơi tích hợp nhằm củng cố kiến thức với trò chơi “cắm hoa” cho đủ số lượng là 7.

Qua trò chơi này cô giáo đã cho trẻ được học các môn học như: Thể dục, lồng ghép kỹ năng toán học…

        6 – Ứng dụng công nghệ thông tin, Sử dụng phần mềm powerpoint trong tổ chức các hoạt động chung.

        7 – Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

    Trước hết tôi làm đẹp môi trường lớp học từ cách bố trí, sắp xếp bài trí trong lớp, trưng bày đồ dùng, đồ chơi sao cho hấp dẫn đẹp mắt, trẻ dễ quan sát, dễ lấy để sử dụng, mà vẫn gọn gàng ngăn nắp.

Trong lớp tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào.

Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc thư viện, góc xây dựng tránh lối đi lại. Góc thiên nhiên ở ngoài hiên. Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận động của trẻ.

Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ đề đang thực hiện, tên góc rõ ràng để tích hợp lồng ghép chữ cái.

Trang trí góc trưng bày sản phẩm của trẻ: Tôi xắp xếp vị trí đủ rộng, dễ nhìn để làm góc trưng bày sản phẩm của trẻ. Có hình ảnh minh hoạ ngộ nghĩnh, tên gọi gần gũi, hấp dẫn trẻ VD: Tạo hình của bé yêu.

       8 – Phối kết hợp với cha mẹ trẻ giúp trẻ học tốt qua các hoạt động.

      Mỗi lớp xây dựng góc tuyên truyền, thông báo cho cha mẹ trẻ biết các kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, những nội dung hoạt động của trẻ ở lớp, chế độ ăn của trẻ hàng ngày, những yêu cầu của nhà trường đối với gia đình hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo.

Thông qua cuộc họp cha mẹ trẻ giáo viên đưa ra kế hoạch hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ cho cha mẹ học sinh nắm được, tuyên truyền cha mẹ học sinh cùng tham gia vào giáo dục rèn luyện các cháu, vận động cha mẹ học sinh  đóng góp các trang thiết bị, cung cấp tài liệu, nguyên vật liệu phục vụ hoạt động cho các cháu đầy đủ. Đây là một việc làm rất thiết thực thu hút cha mẹ trẻ cùng tham gia, cùng giáo dục trẻ với cô giáo và nhà trường nhằm tổ chức tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng như hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động một cách đạt kết quả.

       Thực hiện những điều trên tôi thấy rằng đã góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường, nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non theo yêu cầu phát triển của ngành học Mầm non.

Nguyễn Thị Quỳnh