Biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ mầm non 4-5 tuổi

biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non, cách vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non, tuyên truyền vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non, vệ sinh cá nhân cho trẻ ở trường mầm non, bài giảng vệ sinh cá nhân, giao duc thoi quen ve sinh cho tre, kế hoạch vệ sinh cá nhân trong trường mầm non, bai tho ve ve sinh ca nhan

A: MỞ ĐẦU

“ Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích mười năm trồng người”

Blog mầm non Câu nói của Bác mang lại cho chúng ta những nhà giáo dục luôn suy nghĩ, để góp phần đào tạo con người, đào tạo thế hệ mới, nền giáo dục cũng không ngừng phát triển để tìm ra những ưu việt trong quá trình giảng dạy và học sao cho có hiệu quả nhất

Giáo viên mầm non có một nhiệm vụ quan trọng là người đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách cho trẻ.

Vinh dự đó cũng là nỗi trăn trở của tôi phải làm sao để dạy trẻ được tốt hơn. Trẻ ở tuổi mầm non như một tờ giấy trắng, chúng ta cần hình thành nhân cách cho trẻ bước đầu phát triển các lĩnh vực phù hợp với tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ.

Công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non là một việc rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là việc rèn luyện những thói quen vệ sinh tốt cho trẻ mẫu giáo đó là nhiệm vụ rất cần thiết. Giúp cho cơ thể trẻ phát triển toàn diện về thể chất, chống đỡ được các bệnh tật thích nghi được với điều kiện sống, hình thành những thói quen cơ bản vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non để giúp trẻ có nề nếp vệ sinh tốt.

Trong thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay, việc giúp trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non nói chung, trẻ 4-5 tuổi nói riêng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.Và  hiệu quả rèn luyện giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non nhỡ 4-5 tuổi  ở trường mầm non hiện nay khá cao do giáo viên đã sử dụng các biện pháp tương đối hợp lí.

Từ những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề

“Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể (RLTQVSTT) cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non B xã Tứ Hiệp ” 

Biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ mầm non 4-5 tuổi 

Mục đích của đề tài:

Đưa một số hình thức và các hoạt động, giúp trẻ rèn luyện và có thói quen vệ thân thể ở trường lớp mẫu giáo. Giúp trẻ có nề nếp thói quen bảo vệ thân thể tốt.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

       Đi sâu vào nghiên cứu giúp trẻ 4-5  tuổi rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể thông qua các hoạt động ở trường mầm non B Tứ Hiệp.

Phương pháp nghiên cứu

* Nhómphương pháp nghiên cứu lý luận

– Ph¬¬ương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu;

– Phư¬¬ơng pháp khái quát hóa các nhận định.

          * Nhóm ph¬¬ương pháp nghiên cứu thực tiễn

– Phư¬¬ơng pháp điều tra;

–  Ph¬¬ương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.

          

Phạm vi và Kế hoạch nghiên cứu:

Áp dụng ở lớp mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi B1Trường mầm non B xãTứ hiệp

– Tháng 9/ 2012: Chọn đề tài nghiên cứu

– Tháng 10/ 2012: Xây dựng đề cương.

– Tháng 11/ 2012: Sửa đề cương.

– Tháng 12/ 2012: Viết biện pháp.

– Tháng 1, 2/ 2013: Hoàn thiện các biện pháp.

– Tháng 3/ 2013: Sửa các biện pháp

– Tháng 4/ 2013: Sửa sáng kiến kinh nghiệm

– Tháng 5/ 2013: Hoàn thiện và nộp ban giám hiệu

B: NỘI DUNG

1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN: 


Là một giáo viên mầm non , tôi nhận thấy việc giúp trẻ 4-5 tuổi có thói quen vệ sinh cá nhân ở trường mầm non , giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, và tư duy là một việc làm vô cùng quan trọng.

Vì ở lứa tuổi này, trẻ em thường hiếu động và mải mê vui chơi nên việc vệ sinh cá nhân, đặc biệt là rửa tay thường rất ít được chú ý thực hiện cho dù đã được căn dặn nhiều lần. Trong khi đó, giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt mang lại hiệu quả đáng kể trong việc phòng các bệnh cảm cúm và dịch tay chân miệng cho bản thân trẻ cũng như hạn chế lây lan cho người khác.

Một trong những cách phòng tránh dịch bệnh đơn giản và ít tốn kém nhất là tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt, những công việc vệ sinh hàng ngày tưởng như rất đơn giản như đánh răng, rửa mặt, rửa tay,… nhưng rất cần thiết trong đời sống con người, nó không chỉ tạo ấn tượng tốt với mọi người xung quanh mình mà còn giúp chúng ta phòng bệnh và duy trì một sức khỏe tốt.

Trẻ nhỏ luôn thích cảm nhận mọi thứ xung quanh nhưng chúng chưa nhận thức được rằng những lần va chạm đó lại có thể làm lây lan nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nên giúp trẻ có thói quen vệ sinh cơ thể sạch sẽ chính là việc giúp trẻ luôn có thể lực khỏe mạnh phòng chống lại các loại bệnh tật. 

 

Trẻ khỏe mạnh ít ốm đau là hạnh phúc của gia đình và xã hội tuy nhiên muốn trẻ luôn giữ gìn cơ thể sạch sẽ cần phải giúp trẻ ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn cơ thể sạch sẽ, rèn luyện cho trẻ ý thức tự giác trong hoạt động vệ sinh. Muốn được  như  vậy thì không chỉ cần đến sự chăm sóc của người lớn mà điều quan trọng là bé biết tự bảo vệ sức khỏe bản thân và chính giáo viên là người rèn luyện cho trẻ thói quen đó. 

Trường học là một nơi trẻ em dùng chung bàn ghế, dụng cụ học tập, đồ chơi và cùng nắm tay chạy nhảy, vui chơi. Tuy nhiên, đây cũng là nơi chúng ‘truyền’ vi khuẩn cho nhau nhanh và nhiều nhất. Vì vậy để có thể giúp trẻ tự hạn chế khả năng nhiễm khuẩn chúng ta phải ‘làm gương’ về việc giữ vệ sinh nhằm gây ảnh hưởng tích cực cho trẻ đồng thời dùng những cách hấp dẫn, thu hút giúp thiết lập thói quen đó một cách hiệu quả. 

Tuổi của trẻ là tuổi hiếu động, mải chơi nên chẳng mấy để ý đến việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, cũng chưa có ý thức tự giác do đó mục tiêu của tôi là hình thành thói quen vệ sinh cá nhân tốt giúp trẻ bảo vệ sức khỏe bản thân, trẻ trở nên sạch sẽ và đáng yêu. Điều đó còn giúp trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cho bản thân trẻ và cho những người xung quanh ngay từ nhỏ.

Căn cứ đặc điểm tâm lý của trẻ.

Trẻ xuất thân từ những gia đình khác nhau, môi trường sống khác nhau, các khả nhận thức khác nhau.

Tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo cơ hội cho trẻ  phát triển, thích ứng và hoà đồng với cuộc sống xung quanh.

Kích thích trẻ, gây hứng thú, lôi cuốn trẻ voà các hoạt động trong trường mầm non, đặc biệt là hoạt động phát triển thẩm mỹ.

Tất cả các yếu tố trên góp phần thúc đẩy tôi nghiên cứu  và đưa ra các hình thức giúp trẻ rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non 4 – 5 tuổi ở trường mầm non.

* Muốn trải nghiệm này có hiệu quả giáo viên cần biết những điểm sau:

Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý trẻ, sở thích tính cách, môi trường sống, gia đình trẻ.

Áp dụng ở lớp mẫu giáo nhỡ B1  4 – 5 tuổi Trường mầm non B xã Tứ hiệp.

2. THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

2.1 Đặc điểm tình hình.

* Đặc điểm chung của nhà trường

Tứ Hiệp là mội xã ven đô thuộc cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà nội.Trường mầm non B Tứ hiệp có 3 khu 11 lớp, nhiều năm liền giữ vững danh tập thể lao động tiên tiến cấp huyện. Đội ngũ giáo viên  đạt chuẩn 26/26=100%

        Trên chuẩn là :   14/26 =53,8%

Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, đội ngũ trẻ, khoẻ, yêu nghề mến trẻ nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ

* Đặc điểm chung của lớp

– Năm học 2012 – 2013 Tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ B1(4-5 tuổi) với số trẻ là 47 trẻ

–  Trong đó:    + Nam: 22 trẻ                   +  Nữ : 25 trẻ

–  Lớp có 03/3 cô phụ trách: 2/3 cô có trình độ chuẩn đạt: 75%

                                                  1/3 cô có trình độ trên chuẩn đạt:  25%

     – Phụ huynh đa số là nghề nông buôn bán nhỏ.

+ 29/47= 61% phụ huynh làm nông nghiệp

+ 11/47 =23% buôn bán nhỏ lẻ.

+ 7/47 = 15% công nhân.

Với đặc điểm tình hình nêu trên, khi thực hiện đề tài “Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non B xã Tứ Hiệp ” 

Tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 

2.2. Thuận lợi:

–  Trường mầm non nơi tôi công tác nhiều năm qua đã thường xuyên phát huy tốt công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.

– Ban giám hiệu luôn quan tâm đặt việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ là một trong những mục tiêu hàng đầu trong công tác triển khai kế hoạch hàng tháng. 

 

– Nhà trường đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho giáo viên được đi học hỏi bồi dưỡng ở các trường bạn

– Giáo viên luôn có trách nhiệm và tinh thần  học hỏi, nghiên cứu tài liệu trau dồi kiến thức với chị em đồng nghiệp các biện pháp tốt nhất giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh cá nhân. 

– Đa số phụ huynh quan tâm đến sức khỏe của con em mình, luôn phối hợp thường xuyên với giáo viên để rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ ở lớp cũng như ở nhà.

– Là một giáo viên tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm NT – MG TWI, hiện đang học ĐHSP-MN với nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ mầm non, là TTTCM khối nhỡ nên đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, có tinh thần học hỏi, nghiên cứu sáng tạo trong công tác soạn giảng. 

2.3 Khã kh¨n:            

– Đa số gia đình các cháu làm nông nghiệp, nên mức độ giao tiếp còn hạn chế, nói ngọng nhiều, khả năng lĩnh hội còn chưa cao, nhanh nhớ nhưng hay quên. 

– Nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều

– 12/47 trẻ = 25% số cháu không qua học lớp mẫu giáo bé, mới ở nhóm trẻ gia đình 

–  Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức, muốn gì được nấy, nên việc tạo thói quen  vệ sinh cá nhân cho trẻ còn gặp nhiều hạn chế.  

–  Diện tích lớp nhỏ hẹp, trẻ tương đối đông nên không gian để trẻ thực hiện việc vệ sinh cá nhân hàng ngày còn gò bó cho trẻ.

Khảo sát thực trạng đầu năm

Tổng số trẻ

47


Kỹ năng vệ sinh thân thể


Trẻ đạt


30/47 = 68 %


Chưa đạt


15/47= 32%

Qua kết quả khảo sát thực trạng và đặc điểm khó khăn ở trên, tôi đã tiến hành các biện pháp sau: 

3. CÁC BIỆN PHÁP 

3.1: Xây dựng kế hoạch rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ. 

Ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch khảo sát trẻ và kết hợp với giáo viên cùng lớp xây dựng một kế hoạch cụ thể rèn vệ sinh thân thể cho trẻ trong từng tháng. Tôi xác định và quyết tâm phải rèn cho trẻ những việc, kĩ năng vệ sinh cá nhân mà mình đã xây dựng nên để trẻ có một thói quen vệ sinh nhất định trong ngày ở trường, lớp.

Vì trẻ vừa mới lên lớp 4 tuổi nên rất nhiều trẻ quên kĩ năng vệ sinh nên tôi xác định sẽ rèn trẻ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Tôi đặc biệt chú ý, quan tâm nhiều hơn đến những trẻ mới đi học, trẻ chậm và trẻ còn nhỏ tuổi.

Tôi đã lập một bảng kế hoạch theo tháng như sau:


Tháng


Nội dung


Hình thức


Hoạt động

bổ trợ

9/2012


– Ôn lại các thao tác rửa tay, lau mặt.

– Hình thành kĩ năng lau mặt, rửa tay cho trẻ

– Dạy những trẻ mới các thao tác rửa tay, lau mặt.

– Biết giữ vệ sinh ăn uống


– Sử dụng các thao tác mẫu kết hợp lời.

– Dùng ảnh 6 bước rửa tay chuẩn của bộ y tế.

– Quan sát, giải thích, làm mẫu.


– Thông qua một số bài hát, thơ: Rửa mặt như mèo, tập rửa tay…

10/2012


Tiếp tục rèn kĩ năng vệ sinh rửa tay, lau mặt thành thạo. (Chú ý rèn kĩ cho trẻ mới).

– Quan tâm rèn thêm việc giữ vệ sinh thân thể cho trẻ bị mắc các bệnh sau khi khám sức khỏe lần I.


– Hướng dẫn, quan sát,

giúp đỡ trẻ vào các hoạt động trong ngày.

– Kết hợp cùng phụ huynh, tận dụng các giờ đón trả trẻ.


– Dùng những bài thơ, truyện, trò chơi…Tận dụng

vào giờ hoạt động chiều:

11/2012


– Rèn trẻ có một số thói quen vệ sinh tốt ăn uống.

– Dạy trẻ có thói quen vệ sinh thân thể ở nhà.


– Hướng dẫn, làm mẫu, quan sát trẻ trong các hoạt động.

– Sử dụng hình ảnh.

– Kết hợp cùng phụ huynh.

– Luôn nhắc nhở, động

viên trẻ trong các hoạt động.


Sưu tầm video, phim ảnh: Bé đánh răng, Mèo con đánh răng, Gấu con bị đau răng…

12/2012


– Rèn trẻ việc giữ vệ sinh thân thể thành thạo ở lớp và ở nhà.

– Dạy trẻ có thói quen giữ sạch sẽ, gọn gàng môi trường trong và ngoài lớp học


– Kết hợp cùng với phụ huynh.

– Hướng dẫn, giải thích, nêu gương, khuyến khích trẻ…


Cung cấp thêm thông tin từ tài liệu, tranh ảnh… về tác dụng của việc giữ vệ sinh thân thể.

1/2013

– Trẻ có khả năng tự
đánh giá hành vi vệ  sinh cá  nhân của mình

và của bạn.

– Giúp trẻ chuẩn các kĩ năng.


– Quan sát, hướng dẫn, đánh giá trẻ …

– Kết hợp với phụ huynh.

– Dùng bảng chơi.

Tay,
đi dép, bé và mèo, Thỏ trắng đánh răng…

– Tiếp tục sử dụng những bài thơ, câu chuyện sinh động: Da và, đi dép, bé và mèo, Thỏ trắng đánh răng…

2/2013


– Khảo sát lại kĩ năng vệ sinh trẻ.

– Bồi dưỡng trẻ có kĩ năng vệ sinh yếu.


– Lập danh sách theo dõi.

– Hướng dẫn, quan sát, trực tiếp giúp đỡ trẻ.


Sưu tầm thêm thơ, truyện, trò chơi, bài hát, hình ảnh, video…cung cấp cho trẻ.

3/2013


– Biết nhắc nhở, giữ vệ sinh cho người thân của mình.

– Khắc phục kết quả sau khám sức khỏe.


– Giải thích, tạo tình huống, quan sát…

– Kết hợp với phụ huynh.


– Đóng kịch, xem video…

4/2013


– 100% trẻ có thói quen vệ sinh thân thể.

– Giữ vệ sinh chung xung quanh
mình

– Cô và trẻ cùng đánh giá.

– Thông qua một số bài thơ,
truyện kể…

5/2013


– !00% trẻ thành thạo tất cả những kĩ năng vệ sinh thân thể. Có thói quen vệ sinh tốt cả ở lớp và ở nhà.


– Kết hợp cùng phụ huynh khảo sát trẻ.


Tiếp tục sưu tầm thêm thơ, truyện, phim ảnh…cho trẻ.

Kết quả: Ngay đầu năm học tôi đã xây dựng được kế hoạch của từng tháng. Đó là kế hoạch giúp tôi thực hiện kế hoạch cụ thể theo từng tháng. Các biện pháp phối kết hợp với phụ huynh có kế hoạch chăm sóc và rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ đạt được kết quả tốt.

– Kế koạch trên là kim chỉ nam giúp tôi thực hiện kế hoạch rèn luyện vệ sinh thân thể cho học sinh lớp tôi phụ trách.

3.2: Giúp trẻ có thói quen vệ sinh thân thể trong ngày ở trường mầm  non.

Là người giáo viên tôi nhận thức được việc rèn luyện  thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ là một việc làm  vô cùng quan trọng. Khi bản thân trẻ chưa có thói quen vệ sinh trẻ chưa biết rửa mặt, rửa tay  đúng qui trình trước khi ăn, sau khi  đi vệ sinh.

 Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã giúp trẻ hiểu việc vệ sinh thân thể là có những nội dung gì? Hay dễ hiểu hơn VSTT bao gồm những việc gì?. Đó là những việc tưởng chừng như đơn giản: rửa tay, chân, đánh răng, rửa mặt, tắm rửa… là những việc hàng ngày chúng ta vẫn làm nhưng với trẻ thực sự đó là những bài học lớn phải học thường xuyên học hàng ngày, học mọi lúc, mọi nơi. Và tôi còn giúp trẻ hiểu VSTT có tác dụng  gì, có ý nghĩa như thế nào với chính mình. Tôi đã chọn lựa những nội dung rất đơn giản, hàng ngày trẻ phải thực hiện ở lớp để rèn luyện thành thói quen cho trẻ.


a. Rèn trẻ việc rửa tay:

*Vì sao phải rửa tay?

Đối với việc rửa tay, tôi đặt lên hàng đầu vì tôi luôn quan niệm rằng giữ đôi bàn tay sạch sẽ là ngăn chặn được phần lớn các dịch bệnh lây qua đường ăn uống. Bàn tay của trẻ rất dễ bị nhiễm bẩn, vì trẻ rất thích chơi đùa lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng. Nếu chúng ta không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì khả năng trẻ thường xuyên bị mắc bệnh là điều khó tránh như viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rô ta…Vì thế, tôi đã dạy cho trẻ phải biết giữ đôi tay thật sạch và lúc nào cần phải rửa tay bằng xà phòng. 

*Cách tiến  hành: 

–  Chuẩn bị:

– Bồn rửa tay, nước sạch, xà  phòng bánh,  khăn lau tay.

– Địa điểm:

– Khu vực rửa tay qui định của lớp

– Cách làm:

Lúc đầu, tôi phải hướng dẫn trực tiếp trẻ thực hiện rửa tay bằng xà phòng theo từng bước. Để trẻ dễ nhớ và yêu thích việc này, tôi đã hướng dẫn trẻ và kết hợp với hình ảnh minh họa. Tôi đã dành một góc của khuôn viên lớp để trang trí thành góc rửa tay cho trẻ thật đẹp. Tại đây tôi dán quy trình rửa tay để trẻ thực hiện việc rửa tay được dễ dàng và hiệu quả. Tôi hướng dẫn trẻ rửa tay theo một qui trình nhất định. Qui trình này đã được Bộ Y tế khuyến cáo áp dụng, gồm 6 bước cơ bản sau:

– Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay dưới vòi nước và xoa xà phòng. 

– Bước 2: Rửa cổ tay và mu bàn tay. Dùng tay này xoay cổ tay kia. Chà lòng bàn tay này  lên mu của bàn tay kia và ngược lại.   

– Bước 3: Rửa  kẽ ngón  tay. Ngón bàn tay này chà sát vào kẽ của bàn tay kia và ngược lại.

– Bước 4: Rửa đầu ngón tay. chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này xoay trong lòng của bàn tay kia và ngược lại.

– Bước 5: Rửa sạch xà phòng dưới vòi nước chảy. 

– Bước 6: Lau khô tay bằng khăn. 

Ảnh minh họa qui trình rửa tay

Chúng ta hãy nhắc nhở trẻ rửa tay sạch sẽ vào 5 thời điểm quan trọng sau đây:

Dù là trẻ ở đâu chúng ta hãy luôn nhắc nhở trẻ việc này.

Nhắc nhở trẻ thường xuyên và mọi lúc, mọi nơi…

* Kết quả:

Đầu năm tôi gặp khó khăn với việc này do trẻ lớp tôi mới ở lớp mẫu giáo bé chuyển lên vì thế đa số trẻ quên các bước rửa tay đã được hướng dẫn của năm học trước và đặc  biệt có nhiều trẻ mới đi học, trẻ  non tuổi  nên việc thực hiện các thao tác còn rất lúng túng vì vậy giáo viên rất vất vả. Dần dần trẻ trở nên yêu thích việc rửa tay và thực hiện việc này rất kỹ lưỡng hơn đúng như sự hướng dẫn và đúng theo qui trình.

 Đến nay 100% trẻ lớp tôi đã có kĩ năng rửa tay thành thạo và việc đó đã trở thành thói quen của trẻ ngay cả khi ở nhà vì theo như sự phản hồi của phụ huynh  cháu Mai Hà“ Ở nhà cháu thường nhắc cả nhà phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh”. Tôi thực sự thấy rất vui. Điều này sẽ là động lực để tôi tiếp tục rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ trong những nội dung khác được tốt hơn.

 b. Rèn trẻ việc súc miệng, đánh răng 

*Vì sao phải súc miệng, đánh răng

Súc miệng, đánh răng là cách tốt nhất để giữ gìn vệ sinh răng miệng và chống sâu răng cho bản thân mình. Đánh răng sẽ loại bỏ mảng bám vi khuẩn và thức ăn dính trên răng. Hay nói để trẻ dễ hiểu là việc súc miệng, đánh răng sẽ đánh bật vi khuẩn gây sâu răng ra khỏi miệng giúp răng trắng, chắc khỏe, miệng luôn được sạch sẽ. 

*Cách tiến hành:

– Chuẩn bị:

– Mỗi trẻ một bàn chải đánh răng cho trẻ em, một cốc uống nước, một hộp kem đánh răng cho trẻ em.

– Nước sạch, mô hình răng giả, một bàn chải đánh răng để cô thực hiện trên mô hình.

– Địa điểm: Khu vực bồn rửa tay của lớp.

– Cách tiến hành:

 Vào tháng đầu năm học, tôi dành một buổi chiều để dạy trẻ việc súc miệng, đánh răng. Tôi chia trẻ thành từng nhóm và tiến hành đối với từng nhóm trẻ.Tôi làm mẫu trên mô hình răng giả cho trẻ quan sát và dùng lời giải thích, chỉ dẫn để trẻ hiểu và thực hiện theo :

– Dùng lượng kem đánh răng vừa phải, lượng nhỏ bằng hạt đậu là tốt nhất, vì nó không tạo quá nhiều bọt. 

– Chỉ dùng lực vừa phải, không chà răng quá mạnh. Tuyệt đối không được chà răng theo chiều ngang, vì sẽ dẫn đến nguy cơ làm tụt lợi. 

– Chải răng theo chiều dọc, từ trên xuống dưới cho hàm trên và từ dưới lên trên cho hàm dưới và chỉ chà ngang đối với mặt nhai. 

– Sau khi chải răng xong, rửa sạch bàn chải, vẩy thật khô cắm vào cốc hoặc nơi khô ráo, đầu bàn chải quay lên trên.

– Súc miệng thật sạch. Súc nước cho kêu sùng sục trong miệng và nhổ đi. Khi nhổ cúi thấp người xuống bồn không để nước bắn vào người mình và người khác.

– Bác sĩ khuyên chúng ta nên đánh răng trong khoảng 3 phút. Con có thể nhờ bố mẹ mua cho một chiếc đồng hồ cát 3 phút thật đẹp đặt trong nhà vệ sinh để thực hiện việc này thường xuyên ở nhà.

Giáo viên cần đặc biệt quan tâm hơn đến việc súc miệng của trẻ vì đây chính là việc diễn ra hàng ngày sau mỗi bữa ăn trưa ở trường của trẻ. Sau khi ăn trẻ sẽ súc miệng nước muối nhạt. Khi pha nước muối chú ý pha nhạt để phù hợp với lứa tuổi trẻ, để trẻ yêu thích việc súc miệng. Vì nếu pha mặn thì khiến trẻ sợ và không thích việc này.

Giáo viên kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trẻ để dạy trẻ, nhắc nhở trẻ , rèn luyện cho trẻ để việc đánh răng, súc miệng trở thành thói quen tốt cho trẻ cả ở nhà cũng như ở trường. Hãy nhắc trẻ nên chải răng vào các thời điểm sau:

– Sau mỗi bữa ăn chính.

– Tối trước khi đi ngủ.

– Buổi sáng sau khi thức dậy.

Nếu chỉ chải răng một lần trong ngày thì nên chải răng vào buổi tối trước khi đi ngủ vì đó là lần chải răng giữ răng sạch trong thời gian lâu nhất từ khi ta đi ngủ cho đến khi chúng ta thức dậy. Khi trẻ ở lớp giáo viên nhắc nhở trẻ trẻ súc miệng sau khi ăn và chú ý lồng ghép vào góc chơi như góc bế em, gia đình,…để trẻ thể hiện kinh nghiệm thực tế của mình từ đó giáo viên sẽ nắm được khả năng của trẻ và có cách điều chỉnh rèn luyện trẻ đúng hướng.

*Kết quả

Sau một thời gian trẻ thể hiện kinh nghiệm thực tế của mình qua việc thể hiện các vai chơi trong góc chơi ở lớp, cùng với thông tin từ phía phụ huynh khi trẻ thực hiện việc đánh răng ở nhà, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã làm công việc đánh răng như một việc tất yếu hàng ngày. Để chứng minh cho điều này chính là kết quả sau 2 lần khám sức khỏe định kì của trẻ tại trường. Sau mỗi lần khám sức khỏe của trẻ tôi đã lập nên bảng tổng hợp để kiểm tra và theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ. Tôi đã so sánh và nhận được một kết quả đáng mừng qua 2 lần khám sức khỏe như sau:

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHÁM
SỨC KHỎE TRẺ LẦN I

(Ngày 20/9/2012)


STT


Tên trẻ


Bệnh về răng


Bệnh tai

mũi họng


Cách khắc phục



Thúy Hằng

Viêm họng

Khám chuyên khoa và
vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn. Thường xuyên nhỏ

mũi, xúc miệng nước muối cho trẻ.



Việt Hưng

Viêm mũi



Ngọc Duyên


Sâu răng


Mai Hà


Sâu nhiều răng


Xuân Đạt


Sâu răng

Tổng


3/47(6,3%)

2/47(4,2%)

 

 

BẢNG
TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHÁM SỨC KHỎE TRẺ LẦN II

(Ngày 16/3/2013)


STT


Tên trẻ


Bệnh về răng


Bệnh TMH


Cách khắc phục



Mai Hà


Sâu nhiều răng

Khám chuyên khoa để chữa và vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn.


Tổng


1/47(2%)

Nhận được kết quả trên phụ huynh lớp tôi rất mừng vì đó chính là sự tiến bộ vượt bậc của trẻ, là thành quả của chính những người đã dày công rèn luyện thói  quen vệ  sinh cho trẻ.

c. Rèn trẻ việc lau mặt:

*Vì sao phải lau mặt

Chúng ta giúp trẻ hiểu rằng hàng ngày phải lau mặt để mặt được sạch sẽ, bản thân mình cảm thấy dễ chịu, thoải mái và mọi người nhìn vào thấy khuôn mặt mình sáng sủa, xinh xắn. 

*Cách tiến hành

– Chuẩn bị: 

Giá phơi khăn, mỗi trẻ một khăn mặt ướt có kí hiệu riêng, chậu để khăn bẩn.

– Địa điểm:

– Nơi để giá khăn mặt của lớp ( Ngoài của lớp) 

*Cách tiến hành:

Khi chuẩn bị khăn lau mặt cho trẻ cần vắt kiệt nước để nước khỏi lọt vào mắt. Tôi làm mẫu cho trẻ quan sát. Dùng lời hướng dẫn trực tiếp cho trẻ trên các thao tác lau mặt để trẻ nhìn và làm theo:  

– Hai lòng bàn tay đỡ khăn mặt.

– Dùng hai ngón tay cái của bàn tay để lau mắt, tiếp đó dịch khăn để lau trán má cằm, cổ. 

– Sau đó gập đôi khăn lại để lau mũi, miệng. 

Luôn nhắc trẻ lau mắt trước, rồi sau đó mới lau các vùng khác của mặt. Đã lau khăn qua các vùng khác rồi thì không lau trở lại vào mắt. Trình tự này dễ bị vi phạm, nhất là việc trẻ lau miệng sau khi ăn. 

Giáo viên kết hợp cùng cha mẹ trẻ để rèn trẻ có thói quen rửa mặt thường xuyên, hàng ngày và rửa mặt đúng cách khi ở nhà. Còn ở lớp trẻ được củng cố, rèn luyện trong các hoạt động trong ngày. Chúng ta nhắc trẻ nên rửa mặt vào các thời điểm: 

– Sáng khi ngủ dậy.

– Sau khi ngủ trưa.

– Trước bữa cơm chiều

*Kết quả:

Đầu năm học, vào các giờ đón trẻ hàng ngày tôi luôn gần gũi hỏi han trẻ trước khi trẻ vào lớp. Tôi nhận ra còn rất nhiều trẻ mặt mũi còn bẩn, có trẻ còn chưa rửa mặt khi vào lớp. Tôi nhẹ nhàng trò chuyện với phụ huynh trẻ thì được biết do công việc buôn bán đi sớm về tối nên không để ý được con mà nhờ ông bà chăm sóc. Có trẻ thì rất cá tính, hơi bướng bỉnh nên ông bà phải chiều theo ý trẻ…Nói chung trẻ vẫn chưa có ý thức về việc làm vệ sinh cá nhân khi đi học. Sau một thời gian học tập và rèn luyện những thói quen vệ sinh cá nhân ở lớp, trẻ đã dần quen và yêu thích những việc đó nên giờ đây trẻ lớp tôi đã có thể tự làm những việc đó ở nhà cũng như ở lớp, trẻ đến lớp với mặt mũi sạch sẽ, sáng sủa, quần áo, đầu tóc gọn gàng. 

Đặc biệt trong đợt khám sức khỏe lần 1, theo kết luận của bác sĩ, lớp tôi có cháu Việt Hưng bị viêm mũi, Nắm được tình hình của cháu, cha mẹ đã rất quan tâm chữa trị cho cháu. Riêng tôi giúp Hưng tự rèn luyện việc vệ sinh cá nhân luôn giữ cơ thể sạch sẽ, lau mặt đúng cách, cháu đã khỏi bệnh. Đến lần khám sức khỏe đợt 2, bác sĩ kết luận cháu đã khỏi hoàn toàn. Phụ huynh cháu rất mừng.                                   

 

Vậy làm thế nào để trẻ thích những việc vệ sinh cá nhân hàng ngày?

 

Hãy kích thích sự tò mò của trẻ: Trẻ con có tính tò mò rất cao, vì thế những công việc hàng ngày của cha mẹ sẽ làm trẻ chú ý. Việc làm của người lớn diễn ra thường xuyên giúp trẻ hiểu rằng, đó là công việc mà mỗi người phải làm hàng ngày. Sau khi tính tò mò của trẻ được kích thích, trẻ sẽ coi việc vệ sinh cá nhân như trò chơi của ngưòi lớn và nếu được hỏi: có thích súc miệng, đánh răng không, có thích rửa mặt không? Hay con có muốn rửa tay không?… trẻ sẽ vui vẻ nhận lời vì muốn làm thử. Dần dần trẻ sẽ quen, sẽ thích và sẽ làm thường xuyên. Đến khi thành thói quen tốt của trẻ lúc nào không hay.

Hình ảnh trẻ được lau mặt, uống nước, xúc miệng nước muối sau ăn

d. Rèn trẻ một số thói quen vệ sinh khác thông qua một số hoạt động.

* Giờ ăn trưa:

Ăn trưa là một hoạt động diễn ra hàng ngày của trẻ. Những thói quen vệ sinh cá nhân được trẻ làm thường xuyên. Đối với giờ ăn trưa tôi rèn trẻ ăn thì phải gọn gàng, sạch sẽ, không bốc thức ăn, ngậm thức ăn lâu trong miệng, không vừa ăn vừa chơi, vừa nói chuyện làm bắn thức ăn, nước bọt vào người khác. Biết dùng tay che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, hỉ mũi… biết nhặt cơm rơi vào đĩa riêng rồi lau tay. Ăn xong lau miệng, xúc miệng sạch sẽ

* Uống: không uống nước lã, uống nước đun sôi, nước đã chín.

* Mặc: Trang phục quần áo khi đi học gọn gàng sạch sẽ, không mặc quần áo bẩn, rách, không ngồi lê trên sàn đất hoặc bôi bẩn vào quần áo, thường xuyên tắm rửa thay quần áo.

* Giờ đi vệ sinh: chúng tôi thống nhất nam một bên, nữ một bên có gắn kí hiệu qui định nhà vệ sinh nam, nữ. Tôi thường nhắc nhở đi vệ sinh vào đúng nơi quy định, biết rửa tay bằng xà phòng sau khi đi đại tiện và biết rửa tay giữ gìn vệ sinh cá nhân.Qua đó trẻ có thói quen vệ sinh và trẻ đã thực hiện tốt việc này.

* Giờ hoạt động ngoài trời: khi trẻ hoạt động ngoài trời, trẻ tiếp xúc với rất nhiều đồ vật, đối tượng không mấy sạch sẽ như đồ chơi ngoài trời, cây cối, phấn vẽ…khi chơi xong tay trẻ rất bẩn. Vì thế để giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân tôi cho trẻ rửa mặt mũi, tay chân sạch sẽ trước khi vào lớp. Như thế trẻ thấy rất thoải mái.

* Giờ chơi góc: Vui chơi là hoạt động chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Trong khi chơi trẻ được phát triển toàn diện về tâm hồn, thể chất lẫn trí tuệ. Hơn nữa, đây là dịp để các cô quan sát được khả năng thực tế của trẻ, để cho trẻ thực hành và trải nghiệm được nhiều nhất.

VD: Trẻ chơi góc gia đình: Trẻ đóng vai mẹ tắm rửa, thay giặt cho con (búp bê). Với vai trò này trẻ sẽ phải thể hiện kinh nghiệm thực tế của mình thông qua vai chơi. Mẹ sẽ chăm sóc con cho con ăn, tắm giặt cho con, rửa tay chân hay đánh răng xúc miệng cho con….Qua đây giáo viên sẽ biết được và sẽ đánh giá được trẻ đã tiếp thu những điều cô truyền đạt đến trẻ như thế nào? Thể hiện kiến thức ấy ra sao? Từ đó giáo viên có cách giúp đỡ trẻ nếu trẻ thể hiện vai chơi chưa đúng như mong muốn của cô.

VD: Trẻ cho búp bê ăn xong và lau miệng cho búp bê nhưng trẻ lau miệng rồi lại lau xung quanh mặt búp bê thì cô hướng dẫn trẻ kĩ năng lau miệng cho đúng. Đây cũng là dạy lại  trẻ  thêm một lần nữa, chính xác kĩ năng cho trẻ lại một lần nữ

 

– Trẻ chơi góc nấu ăn: Khi chế biến món ăn trẻ sẽ vận dụng kinh nghiệm về việc giữ vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống sôi, làm thực phẩm sạch sẽ trước khi cho vào nấu. Khi nấu nướng phải đeo tạp dề để quần áo sạch sẽ, đi găng tay nilông khi làm các món ăn. Trước khi vào bàn ăn phải rửa tay sạch sẽ. Khi đó cô cũng dễ dàng biết được khả năng nhập vai và thể hiện các hiểu biết, kĩ năng của trẻ và có hướng giúp đỡ trẻ để củng cố thói quen vệ sinh cho trẻ vào trong thực tế hàng ngày.

– Ở góc sách truyện, tôi sưu tầm những tranh ảnh kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp với hình ảnh có nội dung giáo dục vệ sinh để đến giờ hoạt động góc cho trẻ xem, Trẻ xem và trò chuyện, đàm thoại với nhau về những thói quen, hành vi vệ sinh.

Góc học tập tôi cho trẻ chọn và đánh dấu vào dưới những hình ảnh phản ánh nội dung giáo dục vệ sinh đúng qua bài tập giấy.

Tôi cũng làm bảng chơi để trẻ chọn những hành động đúng-sai: Hành động đúng gắn vào phần mặt cười, hành động sai gắn vào phần bảng có hình mặt mếu.

Qua những gìơ chơi mà học – học mà chơi, trẻ vừa được ôn, vừa được rèn luyện, củng cố những kiến thức về vệ sinh cá nhân. 

3.3: Giáo dục trẻ rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể qua các bài thơ, câu chuyện, các nhân vật gần gũi.

 

Dùng những câu chuyện, bài thơ quanh các nhân vật trẻ yêu thích là một cách hữu hiệu để truyền tải đến bé những thông điệp cần thiết . Những hình ảnh trong trí tưởng tượng có khả năng tác động đến bé hơn ngàn lời nói. Tôi đã sưu tầm một số câu truyện, bài thơ có nội dung hấp dẫn với những nhân vật gần gũi, thân quen để giáo dục trẻ giữ vệ sinh thân thể.

a.

Về việc dạy trẻ giữ vệ sinh răng miệng

Chú mèo đánh răng

“ Sưu tầm”

Bác Lợn mới mở cửa hàng bán bàn chải đánh răng, trước cửa có treo một biển quảng cáo rất to: “Bàn chải đánh răng chất lượng hạng nhất, một lần sạch ngay”.

Nhìn kìa, chú Voi đã đến. Bác Lợn khiêng ra một bàn chải to nhất đưa cho chú Voi. Chú Voi cảm ơn bác Lợn và vui vẻ ra về. Mèo Con cũng muốn mua một bàn chải to, Bác Lợn nói: “Miệng cháu nhỏ, mua bàn chải nhỏ đánh răng mới sạch!”. Mèo Con vừa về đến nhà là đánh răng luôn, đánh mãi đến nỗi chảy cả máu răng. Chú sợ quá vội vàng đi tìm Bác Lợn: “Bác Lợn ơi bàn chải của bác không tốt”.Bác Lợn nói: “Đó là vì cách đánh răng của cháu không đúng”. Bác gọi Lợn Con ra và bảo: “Con hãy dạy Mèo Con đánh răng đi”. À, hóa ra là như thế này: Răng trên đánh từ trên xuống dưới , răng dưới lại phải đánh từ dưới lên trên, mặt răng hàm phải đánh đi, đánh lại, bên trong, bên ngoài, đều phải đánh. Mèo Con xem hết lần này, đến lần khác: “Tôi biết rồi”. Về đến nhà chú lại tiếp tục đánh răng…ấy làm sao mà đánh mãi không ra bọt trắng nhỉ? Mèo Con lại chạy đi tìm Bác Lợn: “Bàn chải của bác không tốt, đánh mãi không ra bọt”. Bác Lợn cười nói: “Vì cháu không dùng kem đánh răng”. “Đúng rồi, cháu quên mất!” Mèo Con lè lưỡi ra ngượng ngùng, rồi chú mua luôn một tuýp thuốc đánh răng. Mèo Con dùng kem đánh răng nhưng không thấy bọt đâu cả. “Ha! Ha! Đồ ngốc!” Chú Voi dùng vòi của mình phun nước vào mồm Mèo Con. “A, có bọt rồi, bọt càng ngày càng nhiều”. Mèo Con càng đánh càng thích. Từ đó, mỗi khi bác Gà Trống gáy ò, ó, o thì Mèo Con lập tức dậy đánh răng. Nhưng một vài ngày sau, Mèo Con đột nhiên bị đau răng, mắt cũng sưng vù lên. Chú tức giận chạy đến tìm Bác Lợn: “Bàn chải của bác chẳng tốt tẹo nào”. Bác Lợn thấy răng của Mèo Con bị sâu răng rồi, tại sao thế nhỉ? Bác Lợn gãi gãi đầu: “Bác biết rồi, buổi tối cháu thường bắt chuột phải không?” “Vâng ạ” Mèo Con gật đầu. “Cháu ăn chuột xong có đánh răng không?” Bác Lợn lại hỏi “Không ạ!”. Ấy, ăn gì trước khi đi ngủ cũng phải đánh răng, nếu không răng sẽ sâu” “Hóa ra là chuyện đó”. Sau khi Mèo Con chữa răng xong, buổi tối sau khi ăn chuột, chú đều đánh răng sạch sẽ rồi mới đi ngủ. Từ đó về sau, răng của Mèo Con lúc nào cũng tốt.


Truyện: “ Thỏ trắng thích đánh răng”

“ Truyện của Yellow”

 

Câu chuyện kể rằng, bạn Thỏ trắng và bạn Thỏ xám là đôi bạn thân. Hàng ngày sau khi ăn xong khoảng 3 phút là đi đánh răng ngay. Thỏ trắng nhớ rất kỹ điều này. Còn bạn thỏ xám thì suốt ngày mải chơi nên không mấy khi nhớ cả. – Thỏ trắng ơi! Đi chơi, bạn không đánh răng thì không ai biết đâu – Thỏ xám gọi. Thỏ trắng đánh răng xong, cười tíu tít:- Không ai biết nhưng tớ biết. Vậy là Thỏ xám từ  4 lần, 3 lần, 2 lần rồi 1 lần đánh răng rồi không đánh răng nữa. Trong khi bạn thỏ trắng vui đùa thả diều với hàm răng trắng sáng lấp lánh thì bạn Thỏ xám đang ôm mặt kêu đau với những chiếc răng đen và bị sâu. 

Bài vè ngộ nghĩnh về đánh răng

“ Sưu tầm”

Nghe vẻ nghè ve

Nghe về đánh răng

Chăm chỉ sáng tối

Các bạn nhỏ ơi

Đừng ai quên nhé

Bởi vì Răng miệng

Quan trọng hàng đầu

Nếu không bảo vệ

Sâu răng nó ăn

Làm toàn răng đau

Miệng thì sưng húp

Xấu xa xấu xí

Không ai giúp cho

Cùng nhau sử dụng

P/S trà xanh

Có cô tiên giúp

Tên là Trà xanh

Cùng với một anh

Canxi khoa học

Bảo vệ răng xinh

Của các bạn nhỏ

Hãy nhớ, hãy nhớ

Vệ sinh răng miệng

Mỗi ngày bạn nhé!

Thơ mầm non : Đánh răng

“ Nguyễn Lãm Thắng”

Bàn chải mềm 

Kem thơm quá!

Bàn chải êm 

Kem ngọt quá! 

Xong hàm dưới 

Đánh hàm trên 

Đánh thật kỹ 

Bé đừng quên 

Ô! Ô kìa!

               Một “con sâu” 

                Rớt ra ngoài 

                Ô! Ô kìa! 

                Hai “con sâu” 

                Rớt ra ngoài

                Súc miệng kỹ

                Rửa mặt thôi!

                Ai cười tươi 

                Răng trắng thế?                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     

  

 

Qua câu chuyện kể và những bài thơ, bài vè trẻ đã nhận ra thói quen rất tốt cho bản thân mình là nhớ đánh răng sau khi ăn xong, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy . Tôi muốn giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh răng miệng bằng cách chăm chỉ đánh răng và nhắc nhở trẻ không nên ăn nhiều bánh kẹo nhất là vào buổi tối. Truyện này cũng giúp trẻ hiểu rằng “Nếu răng bị sâu thì sẽ rất đau nhức và răng còn trông rất xấu. Còn răng chắc khỏe thì nhìn răng sẽ rất đẹp, cho chúng ta những nụ cười xinh và cái miệng thật tươi, chúng ta trở nên đáng yêu hơn. Vì thế việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ là việc làm rất quan trọng hàng ngày.  

Thơ: Hỏi cái kẹo

                                        Kẹo ơi kẹo có biết chăng?

Ăn xong, đi ngủ sún răng mất rồi!

       Kẹo cười ta bạn đấy thôi

Chứ không phải lỗi tại tôi ngọt ngào

Chỉ bằng những câu thơ ngắn này tôi muốn các bé hiểu lời “Kẹo” muốn nói: Này các bạn nhỏ ngây thơ, sún răng không phải lỗi tại “Kẹo” ngọt đâu mà do các bạn thích ăn kẹo nhưng lại lười đánh răng chứ! Hãy chăm đánh răng dù là ăn gì nhé!

b.Về việc dạy trẻ giữ vệ sinh đôi tay, chân sạch sẽ.

Thơ: Rửa tay

“ Mai Chi – Hoàng Dân sưu tầm”

Miếng xà phòng nho nhỏ

Em xát lên bàn tay

Nước máy đây trong vắt

Em rửa đôi bàn tay       

Khăn mặt đây thơm phức

Em lau khô bàn tay

Đôi bàn tay be bé

Nay rửa sạch, xinh xinh        

Tất cả lớp chúng mình

Cùng giơ tay vỗ vỗ

Qua bài thơ này tôi muốn trẻ hiểu rằng bằng những đồ dùng rất sạch sẽ: Miếng xà phòng thơm nho nhỏ, nước máy trong veo và cùng với chiếc khăn mặt cũng rất sạch sẽ thơm tho là để phục vụ cho việc rửa tay hàng ngày của bé, để những đôi bàn tay nhỏ nhắn, xinh xinh luôn được sạch sẽ, đáng yêu hàng ngày. Bé hãy nhớ nhé!            

Thơ: Bé ơi !

“ Phong Thu”

Bé này, bé ơi!                               

Đừng chơi đất cát                          

Hãy vào bóng mát                     

Khi trời nắng to

Sau lúc ăn no                                              

         Đừng cho chân chạy

          Mỗi sớm ngủ dậy

          Rửa mặt đánh răng

           Sắp đến bữa ăn

           Rửa tay đã nhé 

           Bé ơi! Bé này …

Với bài thơ này tôi đặt ra những câu hỏi giúp trẻ hiểu được thông điệp của bài thơ: Bài thơ nhắc nhở các con điều gì? Bé nên làm những việc gì để giữ gìn sức khỏe?

Khi ngủ dậy các con nên làm gì cho cơ thể sạch sẽ? Trước khi ăn con phải làm gì?

                                            

                                                     Thơ: Cô dạy

“Phạm Hổ”

Mẹ, mẹ ơi ! Cô dạy :                                   Phải giữ gìn đôi tay,                          

Bàn tay mà dây bẩn,                         

Sách, áo cũng bẩn ngay.

    Mẹ, mẹ ơi ! Cô dạy :

     Cãi nhau là không vui,

     Cái miệng nó xinh thế

     Chỉ nói điều hay thôi

Qua bài thơ này tôi muốn nhắn với các bé một điều: Các con ạ! nếu để đôi tay bẩn thì quần áo, sách vở cũng sẽ bị bẩn theo rất là mất vệ sinh nên các con hãy nhớ giữ đôi tay của mình thật sạch sẽ nhé! 

Và đây cũng là những bài thơ rất hay nói về việc nhắc như bé giữ vệ sinh chân tay cho sạch sẽ đấy:

           Thơ: Đi dép                                  Thơ: Cánh hoa nở

            “Pham Hổ”                                  

      Con heo không đi dép.

    Chân nó bẩn quá thôi

Vừa mới rửa xong rồi

Lại giẫm ngay xuống đất

Lúc nào cũng đi dép

Chân bé luôn sạch tinh

Nhớ lời cô giáo dạy

Bé giữ gìn vệ sinh

Năm ngón tay đẹp

Như năm cánh hoa

Mười ngón tay đẹp

Như mười cánh hoa  

Bé không nghịch bẩn

Tay bé trắng hồng

    Như cánh hoa nở

   Trong vườn mùa xuân

Thơ: Tập rửa tay

“ Mai Chi – Hoàng Dân sưu tầm”

Một làm ướt hai tay

Xoa xà phòng lên nhé

Hai cổ tay xoay kĩ

Rồi tiếp đến mu tay

Ba các ngón xoay  tròn

Và kẽ tay lau sạch

Bốn hai tay trà mạnh

Sao cho sạch trong lòng

Năm chụm đầu các ngón

Xoay vào lòng tay kia

Sáu xả sạch xà phòng

Và lau tay khô ráo.

Tôi muốn qua bài thơ các bé luôn yêu đôi tay của mình vì những bàn tay của bé đẹp như những bông hoa. Bé hãy luôn giữ sạch đôi bàn tay của mình hàng ngày qua sáu bước  rửa  tay như bé đã đọc thuộc trong bài thơ nhé! 

c. Về việc dạy trẻ biết giữ vệ sinh mặt mũi.

Thơ: Bé và mèo

“ Nguyễn Bá Đan”

                   Mèo ơi rửa mặt

                   Sao chỉ dùng tay

                   Khăn vắt trên dây

                   Sao Mèo không lấy?

          Mèo quên rồi đấy

           Bé chả thế đâu

           Phải có khăn lau

           Vừa mau, vừa sạch 

Với bài thơ này tôi đàm thoại cùng trẻ:

 

– Các con thấy Mèo rửa mặt bằng gì?  Rửa như thế có thể sẽ bị làm sao? Thấy vậy Bé đã nhắc Mèo thế nào? Còn Bé thì rửa mặt ra sao? Rửa mặt bằng khăn có tác dụng gì? Không ai giống Mèo nhé! Khi rửa mặt nhớ lấy khăn để  rửa như vậy mặt chúng ta mới sạch sẽ. Bé hãy nhớ giữ thói quen đó nhé!

Qua đó tôi giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh thân thể.

d. Về việc dạy trẻ biết tắm rửa giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

Truyện mầm non: Vì sao phải tắm?

“ Theo tiếp thị gia đình”

Một đêm, bố trở về nhà muộn. Con đã ngủ say từ lâu. Mẹ bảo ban ngày con đi bêu nắng cùng anh Nhật suốt, về đến nhà chỉ rửa chân qua loa rồi lên giường ngủ. Mẹ dựng dậy thế nào cũng không được, mẹ đành chịu thua. Bố nhìn vào giường, thấy con trở mình, gãi đầu,có vẻ như ngứa ngáy lắm. Mùi mồ hôi từ tóc con bốc lên chua chua. Không biết con mơ thấy gì. Còn bố, đêm ấy trong giấc mơ, bố bỗng nghe thấy tiếng khóc thút thít của một bạn nào đó, nghe đáng thương quá. Vùng dậy, bố chẳng thấy ai, chỉ nghe giọng nói: 

– Hu hu hu, ngạt thở, ngạt thở quá! Chao ôi, ngứa ơi là ngứa, Tay ơi, nhưng bạn gãi cũng nhè nhẹ thôi kẻo tớ bị xước hết rồi!  Hừm, bạn Da, bạn cứ kêu khóc mãi, tớ không giúp bạn, không gãi mạnh thì làm sao mà hết cơn ngứa cơ chứ!

– Trời ơi, lại còn cái bọn Ghét và Bụi đen đen, bẩn bẩn này, chúng bịt hết lỗ chân lông trên người tớ rồi, không sao thở được. Ngột ngạt quá… ừ… cứ thế này, chẳng mấy chốc mà mấy con ghẻ làm tổ trên Tay này mất.- Chao ôi, tớ cũng 

đang muốn phát điên lên đây, bạn Da à…. Hôm nay cậu ấy lại không tắm, cậu chủ của chúng mình ấy. Còn hôm kia thì tắm qua loa, đại khái, dội có vài ca nước lên người cho ướt người rồi vội vàng chạy ra. Tắm sướng thế mà không biết đường sướng

– Tại cậu ấy mải chơi mà! Giá cậu ấy biết rằng, tắm táp sạch sẽ cần thiết cho làn da như thế nào, có lợi cho cơ thể như thế nào….

– Ừ, giá mình có thể nói được với cậu ấy…

Hoá ra, đó là bạn Da và bạn Tay của chính con đang trò chuyện với nhau. Bố nằm yên lắng nghe và lo lắng cho con lắm. Con biết không, bạn Da không thở được vì những bụi đất quện cùng mồ hôi của con đã biến thành bọn Ghét bẩn thỉu. Chúng bịt hết các lỗ chân lông, làm cho cả người ngứa ngáy,bẩn thỉu.Các con phải chăm tắm rửa. Khi tắm rửa, cũng không đơn giản là dội nước lên người. Con phải xát xà phòng hoặc nước tắm cho bông bọt lên, dùng khăn mẹ vẫn treo trong nhà tắm để kỳ cọ. Con chưa thử đấy thôi, kỳ cọ cho đến khi da con sạch sẽ cảm giác sảng khoái vô cùng! Bọt xà phòng đánh hết vi trùng bụi bẩn.

Bố kể với con những điều ấy, hy vọng từ ngày mai, các bạn Da và Tay của con không còn phải khóc mỗi đêm nữa. Bố mong con vệ sinh thân thể sạch sẽ, không những người con sẽ khoẻ khoắn hơn mà con còn cảm thấy tự tin khi đứng bên cạnh mọi người! Con tưởng tượng xem, đứng cùng với bạn bè mà có đứa bạn phải… nín thở do người con không được thơm tho… thì có buồn không? Nhất là vào mùa hè oi bức nóng nực này nữa, mùi mồ hôi thật khó chịu. Ngược lại, gương mặt sáng, làn da bóng sạch, chiếc cổ trắng trẻo không có ngấn ghét, đôi bàn tay khoẻ mạnh không cáu bẩn… tất cả sẽ làm con của bố đàng hoàng, chững chạc hơn trong mắt cô giáo và bạn bè. Dù gì thì con cũng đã lên 4 tuổi rồi phải không, chàng trai của bố? Các bé ơi! tắm gội sạch sẽ giúp cơ thể vừa mát mẻ dễ chịu vừa đánh bật hết những con vi khuẩn gây bệnh ra khỏi cơ thể chúng ta đấy!. Các bé hãy chăm chỉ tắm gội để cơ thể luôn khỏe mạnh nhé!

Thơ: Tắm mát

“ Tập đọc lớp 1”

Mùa hè nóng nực

Ra lắm mồ hôi

Lúc học lúc chơi

Áo quần bụi bám

   Nước này mát lắm

    Ta phải bảo nhau

    Tắm rửa gội đầu

    Cho người sạch sẽ

e. Về việc dạy trẻ biết giữ vệ sinh lớp học và nơi công cộng

Thơ: Không vứt rác ra đường

                                         “ Vũ Thị Minh Tâm”

Giáo dục trẻ: Dù là ở đâu chăng nữa các con hãy nhớ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi ra trường, lớp, nơi công cộng, và nhắc nhở mọi người cũng giữ gìn vệ sinh sạch sẽ như các bé. Như thế các con đã thể hiện mình là một người có hành vi đẹp trong mắt mọi người.

Qua những bài thơ, câu chuyện trên tôi đã giúp trẻ khắc sâu một điều: Luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để lúc nào cũng đáng yêu như những nhân vật trong các bài thơ, câu chuyện. Và cũng không giống như nhân vật còn lười biếng như mèo, heo..

Ngoài ra tôi tìm trên mạng những hình ảnh, video, đoạn clip, phim tài liệu…là những thông tin bổ trợ mà vô cùng hữu ích để truyền tải thông điệp về  việc  giữ  gìn  vệ  sinh cần thiết đến trẻ.

VD tôi đọc cho trẻ nghe một số tài liệu trên mạng: Rửa tay đúng cách, bài học dễ mà khó, dạy bé rửa tay đúng cách, P/S tập cho bé đánh răng…

3.4: Kết hợp với phụ huynh

Muốn trẻ hình thành được các thói quen vệ sinh thì giáo viên và gia đình phải thống nhất yêu cầu giáo dục vệ sinh đối với trẻ. Nhà trường và giáo viên thông báo, yêu cầu biện pháp giáo dục vệ sinh cho phụ huynh biết, yêu cầu phụ huynh cần theo dõi giúp đỡ và cho biết tình hình thực hiện ở nhà để cùng phối hợp giáo dục rèn luyện cho trẻ. Cô cùng gia đình kết hợp dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, nếu có điều kiện để rèn luyện những kỹ năng thực hành vệ sinh cho trẻ và đặc biệt tận dụng giờ đón trả trẻ và hướng phụ huynh quan tâm đến nội dung cần giáo dục tại góc tuyên truyền để làm việc này được tốt nhất. 

 

Góc tuyên truyền của lớp tôi để ngoài cửa để phụ huynh dễ nhìn, biết được kế hoạch chăm sóc của nhà trường để có hướng nhắc nhở con cái. Tôi luôn lên kế hoạch theo từng chủ điểm và đưa kế hoạch đó vào góc tuyên truyền của lớp. Khi phụ huynh đến đưa đón con sẽ thấy đựơc nội dung thông báo, điều giáo viên muốn phụ huynh cùng kết hợp lớp để giáo dục, rèn luyện thêm cho trẻ ở nhà. 

Ở góc này tôi sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo dán vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp với hình ảnh.

Từng tháng tôi lên kế hoạch có yêu cầu nội dung cao hơn.

Giữa giáo viên và phụ huynh luôn có thông tin hai chiều để theo dõi kết quả thực hiện những thói quen vệ sinh của trẻ.

Một việc mà tôi đã làm ngay từ đầu năm đó là phôtô phiếu xin ý kiến phụ huynh gửi về cho phụ huynh mỗi trẻ để lấy đánh giá của phụ huynh về những việc vệ sinh cá nhân mà trẻ ở nhà đã thực hiện.

K

ẾT
QUẢ THỰC HIỆN

Để có một kết quả tốt về giáo dục nề nếp thói quen vệ sinh đi
vào kỹ năng cho trẻ, đầu năm học tôi đã lên kế hoạch theo dõi giáo dục thói
quen vệ sinh cá nhân cho trẻ và

cu

ối năm tôi  đã nhận được kết quả rất đáng mừng như

sau:

Nội dung giáo dục


Yêu cầu cần đạt


Đầu năm


Cuối năm

– Trẻ đi học qu

ần áo

đầu tóc gọn gàng, mặt mũi, chân tay sạch sẽ.

– Trẻ có kĩ năng làm
m

ột số việc giữ vệ sinh thân thể thành thạo.

– Biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

– Biết đi vệ sinh đúng nơi qui định

– Biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi…….

– Đánh giá được hành vi vệ sinh đúng – sai của mình và của bạn.

Biết làm một số việc
giữ VSMT trong và ngoài lớp học gọng

g

àng, vệ sinh sạch sẽ.


69%

65%

70%

75%

60%

65%

60%


100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

Đầu năm tuy tôi cũng gặp những khó khăn nhất định nhưng với sự nỗ lực cố gắng của tôi và giáo viên cùng lớp, chúng tôi đạt được kết quả như mong muốn. 

* Với phụ huynh: 

– So với đầu năm đa số phụ huynh làm nghề nông chưa thực sự quan tâm đến trẻ, với sự kết hợp của giáo viên qua các buổi tuyên truyền đón và  trả trẻ, qua các buổi họp phụ huynh, qua thông báo ở bảng tuyên truyền phụ huynh đã nhận thức tốt hơn và có biện pháp phối hợp cùng giáo viên của lớp có kế hoạch, biện pháp rèn thói quen vệ sinh cho trẻ kịp thời

– Bản thân rất phấn khởi được sự ủng hộ nhiêt tình của phụ huynh, Với tôi đây là nhiệm vụ đã thực hiện thành công  trong năm học 2012 – 2013.  Thể hiện qua kết quả trẻ đã làm được; vệ sinh cá nhân của trẻ giờ đã trở thành những thói quen hàng ngày của trẻ ở trường và ở nhà mà phụ huynh phản hồi đến giáo viên chúng tôi.

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1.Kết luận

Qua một năm học tôi kiên trì thực hiện một số hình thức giúp trẻ rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể ở trường lớp mầm non, đến nay trẻ lớp tôi đã có được một số nề nếp thói quen bảo vệ vệ sinh thân thể tốt, trẻ tham gia trong các hoạt động của trường, lớp, trẻ có tác phong nhanh nhẹ, mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp với cô và các bạn kết quả :

– 100%  Trẻ thành thạo các thao tác vệ sinh thân thể

– 100% trẻ có kỹ năng  rửa mặt, rửa tay chải đầu, thay quần áo, biết sử dụng thành thạo dụng cụ vệ sinh..

– 100% trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi qui định. 

– 100%Biết giữ vệ sinh chung ở nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bói, khi ho, ngỏp, hắt hơi,hỉ mũi phải lấy tay che miệng.

– 100%có nề nếp vệ sinh cá nhân, biết tự cất đồ dùng đồ chơi cá nhân vào đúng nơi qui định.

– Các cháu về nhà biết đọc thơ, hát cho ông bà cha mẹ nghe một số bà hát, câu chuyện về giữ gìn vệ sinh thân thể…Vì vậy các bậc phụ huynh rất vui và yên tâm gửi con tới lớp. Từ đó phụ huynh càng ngày càng quan tâm đến việc học tập của trẻ nhiều hơn

– Các cháu có nề nếp thói quen trong các hoạt động nên tôi thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ một cách dễ dàng.

– Trẻ mạnh dạn hơn, dám khẳng định mình trước cô và các bạn, giúp trẻ nhút nhát hứng thú tham gia vào các hoạt động. trẻ hiếu động thay đổi những hành vi chưa tốt của mình một cách hiệu quả.

         So với những năm trước, từ những hình thức dạy trẻ thói quen vệ sinh ở trường lớp dạy trẻ chỉ đơn thuần theo chương trình nhưng chưa sáng tạo nên chưa gây được nhiều sự hứng thú ở trẻ

        Song nhờ lòng yêu nghề mến trẻ , sự tìm tòi sáng tạo trong phương pháp giảng dạy chương trình mầm non mới nên cuối năm trẻ lớp tôi đã đạt được kết quả cao, trẻ hứng thú đi học, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp đạt ược kết quả tốt.

2. Đề xuất và khuyến nghị

Nhìn lại thức tế của lớp tôi qua việc rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ ở trường mầm non tôi có một số đề xuất sau:

Đề nghị ban giám hiệu  tham mưu với các cấp lãnh đạo cải tạo điểm trường Cổ điển B, trang bị thêm một số đồ dùng vệ sinh thân thể của cô và trẻ phong phú hơn đáp ứng với nhu cầu hiện nay.

Ban giám hiệu tạo điều kiện cho chị em được tham gia vào các buổi tập huấn, thực tập nhiều hơn nữa để giáo viên ngày càng nâng cao nghiệp vụ sư phạm chăm sóc và giáo dục trẻ.

Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc dạy trẻ có những thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo nhỡ, bản thân tôi đã rút ra sau một năm học, thực hiện tốt.

Rất mong Ban Giám Hiệu và chị em đồng nghiệm góp ý giúp đỡ để bản sáng kiến kinh nghiệm mầm non của tôi được hoàn chỉnh.

T«i xin chân thành cảm ơn!