Biện pháp giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường

sáng kiến kinh nghiệm mầm non hay sáng kiến kinh nghiệm mầm non 2012 sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn văn học sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn toán sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn tạo hình sáng kiến kinh nghiệm mầm non của cán bộ quản lý sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn chữ cái

Biện pháp giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

“Tổ quốc Việt Nam xanh ngỏt

Có sạch đẹp mãi được không

Điều đó tựy thuộc hoạt động của bạn

Chỉ thuộc vào bạn mà thụi”

Mỗi chúng ta ai còng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân, không có sức khỏe con người sống đâu- còn ý nghĩa. “Người khỏe mạnh thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều” chắc hẳn ai còng đoán được điều ước đó là có sức khoẻ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để mỗi người đều có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng mét vai trò vô cùng quan trọng. Vậy môi trường sống trong sạch là gì?Làm thế nào để có môi trường trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta.

Còn sử dụng tiết kiệm năng lượng là như thế nào?

Năng lượng ngày nay bị con người khai thác và sử dụng một cách cạn kiệt, kéo theo nã là hệ quả làm kinh tế xã hội chậm phát triển. Sử dụng tiết kiệm năng lượng một công việc khó khăn, nhưng nú thực sự cần cố gắng, yêu cầu và trách nhiệm đối với hành tinh nay để hành động đó trở thành thói quen trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân.

Đó có nhiều hồi chuụng cảnh báo về vấn đề ô nhiễu môi trường và tiết kiệm năng lượng. Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra mét điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay tõ bậc học mầm noný thức bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm. Điều này là vô cùng quan tọng trong đời sống của trẻ sau này, vì khi trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng nhiên liệu tiết kiệm thì ý thức đó sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ vững chắc sau này. Nhận thức rõ trách nhiệm của mét cô

giáo mầm non ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài: “Mụt số biện pháp giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng”.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Thuận lợi:

* CSVC: Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ.

– Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của trường khá đầy đủ nên cho trẻ một môi trường học tập tốt.

* Giáo viên: Hai giáo viên đứng lớp đều có trình độ Đại học, Cao đẳng, nhiệt tình, yêu trẻ.

– Bản thân nắm chắc phương pháp dạy học, luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm của chị em trong trường để nâng cao trình độ chuyên môn.

– Luôn tham gia dù giờ kiến tập do trường, quận tổ chức

– Luôn có sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu trong kế hoạch lịch trình khi thực hiện chuyên đề.

* phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ nhiệt tình các hoạt động, phong trào của trường lớp. Kết hợp với giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt.

2. Khó khăn:

– Lớp học chật, số trẻ trong lớp đông.

– Hầu hết trẻ trong lớp là con đầu lòng nên được cha mẹ cưng chiều. Mét sè cháu còn hay nghỉ học nh­: Gia Hân, Bảo Ngọc, Ngọc Hảo, Anh dũng… nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức.

– Trẻ còn chưa có ý thức bảo vệ môi trường.

– Mét sè phụ huynh nhận thức về việc bảo vệ môi trường còn hạn chế.

3. số liệu điều tra trước khi thực hiện:

– Nắm bắt được tình hình thực tế của lớp, tôi quyết định tìm ra biện pháp giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy:

STTNội dung tiêu chí khảo sátSè trẻ đạtTỉ lệ %1Biết chăm sóc và bảo vệ cây2Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp3Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định4Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác5Không la hét to6Phân biệt được những hành động đúng, hành độ sai đối với môi trường.7Biết tiết kiệm nước khi sử dụng8Nhắc nhở người lớn tiết kiệm điện

Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ môi trường còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường được xác định là mét trong các nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

Tõ thực tế trên tôi đã bàn bạc giáo viên cùng lớp thống nhất về phương pháp và đưa ra nhiều biện pháp thực hiện rèn trẻ có mét sè kinh nghiệm hiệu quả nhất.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Nói đến bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nú có vẻ cao siêu với trẻ mầm non, nhưng nú không hề khó khi ta áp dụng chỉ đơn giản là lồng ghép qua các hoạt động hàng ngày của trẻ giúp trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”.

1. Biện pháp 1: Phát hiện cuộc thi bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng ngay tại lớp học.

Đối với trẻ mầm non xây dựng môi trường giáo dục trẻ là rất quan trọng vì môi trường giáo dục có tốt thì mới kích thớch sự khám phá tìm tòi của trẻ. Còng chính vì vậy ngay từ đầu năm học chúng tôi đã tạo cho trẻ môi trường lớp học sạch đẹp thân thiện. Trang trí các nội dung giáo dục theo chủ đề. Làm nhiều góc mở để lôi cuốn trẻ vào các hoạt động. Đặc biệt là ở mỗi góc chơi tôi thường gắn những nội quy nho nhỏ giúp trẻ có thể thực hiện đúng theo nội quy của từng góc chơi. Hàng tuần, tôi phân công từng nhóm trẻ giúp cô lao động trực nhật, lau dọn góc chơi, lau lá cây… từ đó trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp gọn gàng. Biết cắt và lấy đồ chơi đúng quy định.

Không những thế chúng tôi còn tạo ra những biển báo “Cấm” hay biển báo đơn giản nhưng gần gũi với trẻ để trẻ có thể nhìn vào và có thể biết đó là biển báo gì. Từ đó mà trẻ đến lớp có thể thực hiện đúng nội quy quy định của từng góc chơi. Hàng ngày những trẻ nào làm được mụt việc tốt thì sẽ được cắm vào băng bé ngoan.

Thông qua các hoạt động hàng ngày trẻ được “Học mà chơi, chơi mà học” được củng cố lại kiến thức qua đó hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt đẹp.

2. Biện pháp 2: Tuyên truyền vận động phô huynh cùng tham gia giáo dục trẻ.

Ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đang học kèm người lớn. Chính vì vậy, mà người lớn luôn luôn là tÊm gương sáng cho trẻ noi theo.

Tuyên truyền vận động phụ huynh về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hàng ngày và nhắc nhở phụ huynh cùng tham gia thực hiện bằng khẩu hiệu “Mỗi người hãy trồng thêm một cây xanh là thêm mét hanh động bảo vệ môi trường” phụ huynh lớp tôi đã ủng hộ những chậu cảnh nhỏ để tạo cho khung cảnh vườn trường thêm đẹp hơn.

Vào những giờ hoạt động ngoài trời tôi thường trò chuyện cùng trẻ về Ých lợi của cây xanh như cây xanh đóng góp rất lớn trong việc bảo vệ bầu khí quyển, làm cho không khí trong lành, cây xanh còn cung cấp cho trẻ nhiều hoa thơm quả ngọt,

làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bôi, tiếng ồn… cung cấp cho con người thức ăn, thuốc chữa bệnh, cây xanh của rừng còn giúp ngăn chặn lũ lụt.

Bên cạnh đó, trẻ còn biết tận dụng các chiếc lá vàng, cây cổ trong vườn. Chúng tôi hướng dẫn trẻ làm ra những con vật gần gũi như: con mèo, con trâu… hay cho trẻ chơi bán hàng, nấu ăn, làm nón, quần áo… hay hướng dẫn trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình. Qua đó chúng tôi giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên biết chăm sóc, bảo quản, giữ gìn môi trường thiên nhiên mà mình đang sống.

Ngoài ra, tôi còn chuẩn bị nhiều loại hạt như: hạt đỗ, ngô, lạc… những loại hạt dễ nảy mầm để trẻ dễ thực hành tra hạt và theo dõi sự nảy mầm và phát triển của cây. Khi cây lớn trẻ chăm sóc cây như thế nào để cây cho quả, từ đó giáo dục trẻ biết thành quả lao động của con người.

3. Biện pháp 3: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong hoạt động học.

Mỗi môn học đều có mục đích – yêu cầu riêng, song tôi luôn chú ý lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng một cách linh hoạt. Mỗi chủ đề có một nội dung khác nhau song tựa chung lại đều giúp cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường.

VD: Lĩnh vực thẩm mỹ: Hàng ngày chúng tôi thống nhất trẻ cùng phụ huynh mang đến lớp các loại phế liệu (vỏ hộp, bìa cattụng, len, vải…) để làm đồ dùng tự tạo phục vụ cho hoạt động của trẻ. Trẻ rất thích thú khi được cùng cô tạo ra những con rối, các loại đồ dùng khác phù hợp với chủ đề mà trẻ được làm quen. từ đó, chúng tôi giáo dục trẻ làm đâu gọn đấy, biết vứt rác vào đúng nơi quy định, biết rửa tay lau tay khi làm bài xong. Như vậy, trẻ có ý thức tự dọn dẹp gọn gàng ngăn nắp.

Đối với lĩnh vực khám phá khoa học và xã hội như “Tỡm hiểu công việc của cô lao cụng”, chúng tôi thường cho trẻ xem hình ảnh cô lao công ngày đêm quét rác trên đường phố làm cho đường phố thêm sạch đẹp, từ đó trẻ luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học sạch sẽ.

Hay bài “Sử dụng và tiết kiệm điện” chúng tôi cho trẻ biết điện là nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của con người nhưng khi sử dụng còng cần phải biết tiết kiệm điện, mọi người phải biết tắt điện khi rời khỏi phòng hay giáo dục trẻ không tự ý sờ vào ổ điện. Hay bài “Một sè con vật sống dưới nước” tôi đã cho trẻ quan sát bể cá, sau đó tôi đặt câu hỏi để trẻ biết về mét sè đặc điểm và lợi Ých của cá. Tôi thường đặt câu hỏi. Điều gì xảy ra khi vớt cá lên khỏi nước? Vì sao? Để kích thích trẻ đưa ra các giải quyết một vấn đề. Qua đó giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước, giữ nguồn nước sạch để loài động vật luôn sống được.

Tôi nhận thấy rằng giáo dục bảo vệ môi trường có mối liên hệ khăng khít với bộ môn âm nhạc. Kết hợp giáo dục âm nhạc vào bảo vệ môi trường giúp trẻ có hứng thú học tập đồng thời kích thích khả năng ghi nhớ, củng cố rất nhiều kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường. Trẻ biết thể hiện các bài hát nhẹ nhàng, tình cảm, đúng giai điệu lời ca, không hát quá to.

– Ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ còng góp phần quan trong trong việc giúp trẻ làm quen với giữ gìn bảo và bảo vệ môi trường. chúng ta biết rằng văn học là người bạn không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Nã giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, đặc biệt phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng nhận thức và hình thành nhân cách cho trẻ. Do vậy, ở lớp tôi việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ tôi đã thường xuyên, kết hợp với môn văn học.Thông qua các bài thơ, câu chuyện tôi đã dạy cho trẻ đọc diễn cảm, nhẹ nhàng, không la hét to. từ đó, trẻ cảm nhận được về nội dung về thiên nhiên tươi đẹp, những việc làm có Ých, có hại cho môi trường trẻ sẽ nhận ra đâu là việc tốt đối với môi trường và trẻ hành động cho phù hợp.

Bên cạnh dú, tôi thường sưu tầm, sáng tạo thơ ca, câu thơ, hò vè có nội dung bảo vệ môi trường để dạy trẻ.

4. Biện pháp 4: Dạy trẻ bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khác:

* Tôi nhận thấy rằng hoạt động góc chính là phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Thông qua hoạt động

trẻ phản ánh lại cuộc sống môi trường xung quanh trẻ, mô phỏng lại những hành động quen thuộc của người lớn mà trẻ đã thấy, đã biết. Chính vì vậy, khi cho trẻ hoạt động góc tôi hướng dẫn, gợi mở cho trẻ rõ ràng, chi tiết để trẻ hoạt động tích cực và luôn chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phong phó, đa dạng nhằm thu hút trẻ chơi. Đặc biệt tôi luôn lưu ý, kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động một cách phù hợp để qua đó trẻ có được hiểu biết và có được ý thức tốt khi tham gia bảo vệ môi trường.

– Tôi cho trẻ được cùng nhau làm đồ dùng, đồ chơi mầm non từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, các phế liệu, từ đó trẻ rất hứng thú hoạt động và biết quý trọng các sản phẩm do mình làm ra.

– Thông qua các trò chơi phân vai trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như trồng cây, chăm sóc cây, thu gom rác trong trò chơi “Bộ tập làm nội trợ” tôi chú ý dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước, chế biến món ăn, thu dọn đồ dùng đoàng hoàng sau khi chế biến.

Thông qua các trò chơi học tập tôi dạy trẻ cách tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường, trẻ học cách so sánh, phân loại các hành vi tốt, hành vi xấu đối với môi trường, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và tìm ra nguyên nhân thông qua các trò chơi đóng kịch: trẻ thể hiện nội dung các câu chuyện bảo vệ môi trường, thể hiện các hành vi có lợi và hành vi có hại cho môi trường thông qua các trò chơi vận động. Trẻ mô tả các hành vi bảo vệ môi trường hoặc làm hại cho môi trường: động tác cuốc đất trồng cây, tưới nước, bắt sâu là hành vi có lợi cho môi trường, còn động tác gây tổn hại cho môi trường là chặt cây, dẫn lên cỏ, đốt rừng, săn bắt chim thú.

* Thông qua các hoạt động ngoài trời

Hoạt động ngoài trời là hoạt động cần phải đảm bảo tính tích cực hoạt động của trẻ làm giàu và củng cố kiến thức cho trẻ về môi trường xung quanh, giáo dục cho trẻ những thói quen hành vi với mình nơi công cộng. Qua hoạt động tôi cho trẻ được quan sát cây cối, các loại hoa, các loại rau… giúp cho trẻ biết gieo hạt chăm

sóc và bảo vệ cây, không hái hoa bẻ cành, quét dọn vệ sinh sân trường bằng những dông cụ làm bằng đồ phế thải trẻ rất vui thích và hứng thú hoạt động.

VD: Tôi cho trẻ quan sát về các loại rau ở trong vườn trường trẻ sẽ được nói lên những gì mà trẻ thấy đặc điểm của các loại rau, lợi Ých của chóng nh­ thế nào? Làm thế nào để chúng ta có rau ăn hàng ngày? Nếu không tưới nước và nhổ cỏ cho rau thì chuyện gì sẽ xảy ra? Vì sao?… Với những câu hỏi mở như vậy trẻ sẽ đưa ra ý kiến của mình từ đó trẻ thể hiện tính độc lập cá nhân, mạnh bạo hơn, tự tin hơn. Đồng thời kích thích được tính ham hiểu biết của trẻ.

Như vậy, khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời kiến thức sẽ được khắc sâu trẻ học mà không biết là mình đang học. Đó sẽ là nền tảng để trẻ trở thành một tuyên truyền viên tốt về chăm sóc và bảo vệ cây xanh cũng như môi trường xung quanh trẻ.

* Thông qua hoạt động lao động

Ngoài hoạt động học chúng tôi thường xuyên giao nhiệm vụ cho trẻ qua bảng phân công trực nhật hàng ngày.

Trẻ biết giúp cô lau dọn giá đồ dùng, đồ chơi, biết xắp xếp đồ dùng đúng nơi quy định. Trẻ biết lau lá cây và chăm sóc cây xanh. từ đó, trẻ biết yêu thiên nhiên yêu lao động.

5. Biện pháp 5: Thông qua ngày hội, ngày lễ

Vào những ngày hội ngày lễ chúng tôi thường cho trẻ đóng kịch hát múa có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.

Trẻ rất hứng thú khi được hũa mình vào những nhân vật.

IV. KÕT QUẢ

Giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường là một điều vô cùng quan trọng. Qua đó trẻ có mét số vốn kiến thức, thói quen khá tốt đối với môi trường sống.Qua mét thời gian triển khai đề tài tôi đã tiến hành khảo sát cho thấy kết quả nh­sau:

STT          Nội dung tiêu chí khảo sát Sè          trẻ đạt %               So với đầu năm tăng

1  Biết chăm sóc và bảo vệ cây

2  Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp

3  Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định

4  Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác

5  Không la hét to

6  Phân biệt được những hành động đúng và hành động sai đối với môi trường và tiết kiệm năng lượng

7  Biết tiết kiệm nước khi sử dụng 8 Nhắc nhở người lớn tiết kiệm điện

* Về phía trẻ: Khích lệ được trí tưởng tượng sự tò mò của trẻ. Trẻ học hứng thú hơn không những trong HĐH mà trong hoạt động góc còng thu hút được nhiều trẻ hơn.

– Trẻ rất thích tham gia làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên liệu.

– Trẻ có hứng thú học, tiếp thu kiến thức nhanh.

– Trẻ yêu lao động và tạo ra cái đẹp

– Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.

* Về phía giáo viên: Nâng cao hình thức đổi mới, tổ chức giờ học, giờ chơi sinh động hấp dẫn hơn.

– Tham gia tập huấn đầy đủ nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vận động các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực của trẻ. Hình thành cho trẻ những hành vi thái độ bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Tõ việc làm cụ thể và những kết quả đã đạt được tôi thấy rằng trong công tác giảng dạy đòi hỏi người giáo viên mầm non ngoài lòng yêu nước mến trẻ còn cần có trình độ chuyên môn, năng lượng sư phạm, cần cù, nhẫn lại, ham học hỏi. Hiểu được tâm lý của trẻ giúp trẻ hình thành nhân cách biết lựa chọn những thói quen tốt loại bỏ những thói quen xấu, làm tiền đê để trẻ tự tin cùng bạn bè bước vào lớp 1.

sáng kiến kinh nghiệm mầm non

Gửi bởi Hà Vũ in SKKN mầm non