Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi

Biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ MG 5 – 6 tuổi lớp A3 trường mầm non Bảo Cường

1. Vai trò của biện pháp “một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi”

1.1. Vai trò của biện pháp

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.

Vì vậy, dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân giúp trẻ tư duy. Phán đoán được những nguy hiểm có thể xảy ra và tìm các tránh xa. Hoặc trẻ tự vạch cho mình một khu vực đảm bảo an toàn để khám phá, tìm hiểu mọi thứ.

Dạy trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có khả năng xử lí tình huống. Biết lên tiếng kêu cứu và tìm đến những sự trợ giúp đúng khi cần. Trẻ được trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ tự tin hơn và làm chủ được cuộc sống của mình.

Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ giúp cho trẻ biết yêu quý, bảo vệ bản thân. Nhận ra được các mối nguy hiểm có thể xảy ra đối với bản thân và bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm. Đảm bảo an toàn cả về thể chất và tinh thần giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện.

Thuận lợi:

  • Được sự quan tâm và tạo điều kiện về mọi mặt của BGH nhà trường.
  • Môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, thoáng mát.
  • Trang thiết bị của lớp tương đối đầy đủ.
  • Đồ dùng sắp xếp gọn gàng, đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Nhà trường trang bị tivi, internet đầy đủ phục vụ tốt cho việc học của trẻ: xem tranh ảnh, xem video các tình huống tự bảo vệ bản thân.
  • Giáo viên dạy trẻ tự bảo vệ bản thân mọi lúc mọi nơi: giờ hoạt động học, hoạt động ngoài trời, chơi góc, các hoạt động ăn ngủ vệ sinh….
  • Được phụ huynh quan tâm và đồng tình cao với kế hoạch của giáo viên là giáo dục các kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ.

 Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi đó trong quá trình giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ còn gặp một số khó khăn như sau:

  • Sân chơi khu vận động còn hạn chế về không gian chơi và đồ chơi của trẻ.
  • Phần lớn trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong các hoạt động. Khả năng tiếp thu của trẻ không đều.
  • Một vài phụ huynh lo đi làm ít quan tâm đến các con. Hoặc con ở với ông bà nên việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ chưa được quan tâm.

1.2. Thực trạng trước khi áp dụng biện pháp

Là một người giáo viên mầm non, bản thân nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục các kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ trước thực trạng xã hội hiện nay.

Như chúng ta thấy, trong xã hội hiện nay mỗi gia đình thường chỉ có từ 1 đến 2 con. Do điều kiện kinh tế, xã hội phát triển nên trẻ được ông bà, bố mẹ chăm sóc rất chu đáo. Phần lớn các gia đình yêu thương, chiều chuộng, bao bọc trẻ quá mức, luôn có thói quen làm thay trẻ trong tất cả mọi việc vì sợ con gặp nguy hiểm, hoặc sợ con làm hỏng việc, nên kĩ năng tự chăm sóc, tự bảo về bản thân của trẻ khi mới đi học ở trường mầm non còn rất hạn chế.

Trong năm học 2021 – 2022 tôi được nhà trường phân công chăm sóc giáo dục lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi A3 với tổng số 33 trẻ trong đó có 18 trẻ nam = 55% và 15 trẻ nữ = 45%, trẻ dân tộc 29 trẻ = 87,9%, trẻ có bố, mẹ đi làm xa: 15 trẻ = 45,5%.

Cùng với việc nắm bắt tình hình đặc điểm của trẻ trong lớp và tìm hiểu nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của trẻ giai đoạn 5 – 6 tuổi, lứa tuổi luôn hiếu kì, thích tò mò, khám phá những điều mới lạ và cũng là lứa tuổi mà trẻ dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất bởi trẻ chưa có kỹ năng để thu thập thông tin, phán đoán những mối nguy hiểm có thể sảy ra đối với bản thân.

Qua thời gian đầu khi mới nhận lớp, tôi nhận thấy kĩ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ còn rất hạn chế, phần đông trẻ còn rất thụ động, thiếu kỹ năng. Nhiều trẻ kỹ năng rửa tay, rửa mặt còn rất lung túng, hay kỹ năng trong giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi trẻ chưa thực hiện được tốt và trẻ không nhận biết được mối nguy hiểm có thể xảy ra đối với mình, chưa có khả năng ứng phó kịp thời với những tình huống nguy hiểm, chưa biết cách bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm này.

Bảng khảo sát đầu năm (thời điểm tháng 9 năm 2021)

TT
Nội dung đánh giá
TS

Trẻ

Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
TL %
Số trẻ
TL %

1
Trẻ có một số kĩ năng tự phục vụ bản thân
 

33

 

20
60,6
13
39,4

2
Trẻ biết yêu quý giữ gìn bản thân mình
21
63,6
12
36,4

3
Trẻ biết cách xử lý tình huống xảy ra
19
57,6
14
42,4

4
Trẻ phân biệt được hành động đúng- sai
22
66,7
11
33,3

Từ những thực trạng trên tôi đã áp dụng “Biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ MG 5 – 6 tuổi lớp A3 trường mầm non Bảo Cường”

2. Nội dung biện pháp

Nội dung 1: Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua hoạt động học

Đây là một trong những hoạt động để tôi dạy trẻ một cách có hiệu quả nội dung giáo dục kỹ năng cần thiết cho trẻ. Căn cứ vào nội dung của từng hoạt động học để dạy trẻ hay tích hợp để dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân một cách hài hòa, phù hợp, tự nhiên mà không gượng ép, tích hợp dạy trẻ một cách tự nhiên theo nội dung của hoạt động chính, không ôm đồm nhiều nội dung cùng một lúc.

Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua hoạt động học

Ví dụ: Qua hoạt động KPKH: “Trò chuyện với trẻ về bản thân” tôi dạy trẻ những kĩ năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân như: Qua trò chơi “Ai giỏi hơn” tôi dạy trẻ kỹ năng rửa tay, rửa mặt đúng cách, kỹ năng biết tự mặc quần áo và phù hợp với thời tiết, hoặc qua trò chơi “Ai đúng, ai sai” tôi dạy trẻ biết đi dép, che ô, đội mũ nón khi ra ngoài trời, biết quàng khăn đội mũ khi trời rét, không đút các vật nhỏ vào tai, mũi, không ngậm hột hạt vào trong miệng, ra ngoài biết đeo kính, đeo khẩu trang và đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy…

Qua hoạt động làm quen với văn học: Truyện “Gấu con bị sâu răng” tôi dạy trẻ không nên ăn nhiều bánh kẹo nhất là vào buổi tối, tôi dạy trẻ biết đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để có một hàm răng luôn chắc khỏe.

Đặc biệt trong đầu năm học 2021 – 2022 tình hình dịch bệnh covid 19 đang diễn biến ngày càng phức tạp trong cộng đồng, tôi thường xuyên dạy trẻ biết cách phòng tránh để không bị mắc dịch bệnh: Tôi dạy trẻ biết đeo khẩu trang khi ra ngoài, không tụ tập nơi đông người, thực hiện dãn cách theo quy định, dạy trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh.

Nội dung 2: Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua hoạt động chơi

Hoạt động chơi ngoài trời cũng là một hoạt động mà tôi lồng ghép giáo dục nhiều kĩ năng cần thiết cho trẻ: Tôi dạy trẻ biết xếp hàng lấy dép, không xô đẩy nhau khi ra chơi ngoài trời, dạy trẻ chơi vui vẻ, đoàn kết không tranh giành đồ chơi với bạn.

Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua hoạt động chơi

Ví dụ: Khi chơi cầu trượt tôi dạy trẻ biết đi lên ở phía có bậc thang và trượt xuống ở máng trượt

Khi tổ chức cho trẻ chơi ở các góc và chơi theo ý thích tôi dạy trẻ chơi đoàn kết không tranh dành đồ chơi và không tung, ném đồ chơi sẽ làm mình hoặc bạn bị đau nếu rơi vào người, dạy trẻ không chạy nhảy, xô đẩy nhau cũng dễ dẫn đến bị ngã và không an toàn cho mình và cho bạn….

+ Trong hoạt động lao động: Tôi dạy trẻ cùng cô thu dọn đồ dùng đồ chơi trong lớp sắp xếp gọn gàng, đúng nơi quy định, dạy trẻ không tranh giành xô đẩy nhau khi dọn dẹp như vậy sẽ bị ngã, bị va đập và rất nguy hiểm.

Nội dung 3. Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua giờ ăn, ngủ, vệ sinh

Giờ ăn: Tôi dạy trẻ biết vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, biết ngồi ngay ngắn không xô đẩy bạn, không xô ghế qua lại gây kẹp chân mình và bạn, không nói chuyện, đùa nghịch khi ăn sẽ bị sặc. Tôi dạy trẻ biết cầm thìa xúc cơm bằng tay phải, xúc ăn miếng vừa phải và nhai kĩ rồi mới nuốt.

Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua giờ ăn, ngủ, vệ sinh

Tôi dạy trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung và các hành vi văn minh khi ăn cơm như: biết nhặt cơm rơi vào đĩa và lấy khăn lau tay, không nói chuyện khi ăn, khi ho, hắt hơi phải quay ra ngoài đồng thời lấy tay che miệng.

Dạy trẻ khi ăn xong biết lấy khăn lau miệng, đi lại nhẹ nhàng không chạy nhảy sẽ làm cho mình bị đau bụng, đau dạ dày hoặc có thể bị nôn…

Giờ ngủ: Tôi dạy trẻ biết rửa sạch chân tay khi đi ngủ, đi nhẹ nói khẽ không làm ồn khi bạn ngủ. Tôi dạy trẻ không cầm các đồ chơi mầm non như: ống hút, vật sắc nhọn sẽ chọc vào bạn, dây chun quấn vào tay, những vật nhỏ, các hột hạt đưa vào tai, mũi, miệng rất nguy hiểm. Tôi hướng dẫn trẻ ngủ đúng tư thế, không nằm sấp, không gác chân lên người, lên cổ bạn sẽ dẫn đến không an toàn cho mình cho bạn và không tốt cho sức khỏe của bản thân…

Giờ vệ sinh: Tôi dạy trẻ khi đi rửa tay, đi vệ sinh phải đi dép để tránh trơn trượt, dạy trẻ biết xếp hàng chờ tới lượt không xô đẩy chen lấn sẽ làm ngã mình và bạn dẫn đến không an toàn, sẽ làm mình và bạn bị đau.

Dạy trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi tay bị bẩn, hướng dẫn trẻ thực hành rửa tay theo đúng quy trình 6 bước rửa tay cơ bản và dạy trẻ biết rửa mặt đúng cách để bảo vệ cơ thể trước các dịch bệnh….đặc biệt là dịch bệch Covid- 19 hiện nay.

Nội dung 4: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ

Thông qua giờ đón trả trẻ, qua nhóm zalo của lớp tôi trao đổi với phụ huynh. Về tình hình sức khỏe, vệ sinh cá nhân, những phản ứng kém linh hoạt cũng như những kĩ năng của trẻ để cùng phụ huynh giáo dục trẻ, giúp trẻ chủ động hơn trong các hoạt động.

Phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ

Tôi tuyên truyền với phụ huynh đội mũ bảo hiểm và đeo khẩu trang khi đưa con đến trường. Tuyên truyền cho phụ huynh về cách phòng tránh một số bệnh thường gặp khi giao mùa và cách ăn mặc cho con phù hợp với thời tiết. Trong hai ngày nghỉ cuối tuần ở nhà không cho con chơi gần những nơi nguy hiểm: ngoài đường, ao, hồ, sông, suối…

Rèn cho con thói quen ăn, ngủ đúng giờ, dạy cho con biết số điện thoại của người thân, địa chỉ gia đình…

Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con đối với những việc trẻ có khả năng làm được, mà hãy dạy cho con tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự lập, tự bảo vệ bản thân, nhận biết được các mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì trẻ sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống.

3. Kết quả đạt được

Đối với giáo viên: Bản thân giáo viên có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng để dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, cách thức tổ chức đa dạng, linh hoạt khi tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng cho trẻ biết tự bảo vệ bản thân mình.

Đối với phụ huynh: Phụ huynh thường xuyên trao đổi và phối hợp với cô giáo để cùng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Phụ huynh rất tin tưởng cô giáo bởi họ nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con em mình. Trẻ sau hai ngày nghỉ đến lớp đã có nề nếp hơn, hiện tượng trẻ bị ngã, bị đau, bị ốm khi giao mùa đã giảm rõ dệt.

Đối với trẻ: Trẻ đã mạnh dạn tự tin hơn và đã có nhiều kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Trẻ biết tự làm một số công việc vừa sức, không ỉ lại, tự giác hơn trong mọi hoạt động, biết chia sẻ với bạn bè, chơi ngoan, chơi an toàn, đoàn kết.

Trẻ biết giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột hiệu quả hơn và phát triển được những phẩm chất tốt đẹp: Tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhịn. Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường, lớp. Số trẻ bị ngã, đau, khóc, tranh giành đồ chơi trong lớp đã giảm rất nhiều.

Bảng khảo sát thời điểm tháng 11 năm 2021 với tổng số 33 trẻ

                

                        Thực trạng

   Nội dung

 Thời điểm T9/2021
Thời điểm 11/2021
 

Dự kiến kết quả cuối năm

Trẻ đạt
Tỷ lệ

%

Trẻ đạt
Tỷ lệ

%

Trẻ có một số kỹ năng tự phục vụ bản thân
20
60,6
30
90.9
100%

Trẻ biết yêu quý giữ gìn bản thân mình
21
63,6
33
100
100%

Trẻ biết cách xử lý tình huống xảy ra
19
57,6
30
90.9
96.7%

Trẻ phân biệt được hành động đúng- sai
22
66,7
31
93.9
100%

IV. Kết luận

Việc vận dụng một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi. Đã có hiệu quả tích cực đảm bảo cho trẻ được an toàn cả về thể chất và tinh thần khi ở trường và ở nhà. Giúp trẻ có một sự phát triển toàn diện và là tiền đề để trẻ có tâm thế sẵn sàng vào lớp 1.

Từ những kết quả đạt được ở trên tôi thấy rằng. Để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ đạt kết quả tốt giáo viên cần:

  • Lắng nghe ý kiến của trẻ, không gò bó, áp đặt trẻ, cô luôn là người chỉ dẫn. Truyền cho trẻ những kinh nghiệm tự bảo vệ bản thân.
  • Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục phát huy tính tích cực ở trẻ. Giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá, tìm tòi biết vận dụng kiến thức. Kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau.
  • Cần đưa ra các tình huống cụ thể để trẻ trải nghiệm. Chứ không nên chỉ dạy trẻ qua lý thuyết dập khuôn.
  • Luôn kết hợp với gia đình trong việc giáo dục tự bảo vệ bản thân cho trẻ.

Trên đây là một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi của tôi trong việc trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo đã được thực hiện tại lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi A3 trường mầm non Bảo Cường.

Tôi xin chân thành cảm ơn!