Biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
Trí tuệ cảm xúc là gì ?
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết cảm xúc của bản thân, hiểu những gì người khác nói với mình, và hiểu được cảm xúc của mình ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào. Trí tuệ cảm xúc còn liên quan đến nhận thức của bản thân về người khác: khi hiểu cảm xúc của họ, sẽ giúp ta quản lý các mối quan hệ hiệu quả hơn.
Những người giàu trí tuệ cảm xúc thường thành công trong cuộc sống vì họ làm người xung quanh cảm thấy dễ chịu khi tiếp xúc với họ. Khi họ trò chuyện, mọi người thường trả lời ngay. Khi họ cần giúp đỡ, họ sẽ dễ dàng nhận được. Chính vì thế, cuộc sống của người giàu trí tuệ cảm xúc thường dễ chịu hơn những người dễ cáu giận bực bội.
Các đặc điểm của trí tuệ cảm xúc
Theo Daniel Goleman, Tâm lý gia người Mỹ, có năm yếu tố để xác định trí tuệ cảm xúc:
1. Hiểu rõ bản thân:Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu rõ bản thân và không bao giờ để cho cảm xúc điều khiển họ. Họ cũng sẵn sàng nhìn nhận bản thân một cách trung thực, biết điểm mạnh và điểm yếu của mình và dựa vào đó để hoàn thiện hơn. Nhiều người tin rằng hiểu rõ bản thân là yếu tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc.
2. Kiểm soát bản thân:Những người có khả năng kiểm soát bản thân thường không để mình trở nên quá giận dữ, không có những quyết định bốc đồng, thiếu suy nghĩ. Họ suy xét trước khi hành động. Đặc điểm của sự kiểm soát bản thân là tính thận trọng, thích ứng với thay đổi, chính trực và biết nói không khi cần thiết.
3. Giàu nhiệt huyết:Những người có trí tuệ cảm xúc thường tràn đầy nhiệt huyết. Họ sẵn sàng hy sinh lợi ích trước mắt đổi lấy thành công lâu dài. Họ thích sự thách thức và luôn làm việc có hiệu quả.
4. Biết cảm thông:Đây có lẽ là yếu tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là khả năng nhận biết và hiểu được mong muốn, nhu cầu, và quan điểm của những người xung quanh ngay cả khi những điều đó có thể không rõ ràng. Người biết cảm thông luôn quản lý tốt các mối quan hệ, biết lắng nghe, không chụp mũ, phán xét vội vàng, sống cởi mở và trung thực
5. Kỹ năng giao tiếp: Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc cao. Những người có các kỹ năng giao tiếp tốt thường giúp đỡ người khác phát triển và tỏa sáng thay vì tập trung vào sự thành công của mình trước tiên. Họ có thể xử lý các tranh chấp, giao tiếp tốt, và là bậc thầy trong xây dựng và duy trì các mối quan hệ.
Các yếu tố phát triển trí tuệ cảm xúc
Thận trọng trong ứng xử. không vội vàng phán xét trước khi biết tất cả mọi việc. Nhận xét các vấn đề theo nhiều mặt.Hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác để cởi mở hơn và chấp nhận các quan điểm và nhu cầu của họ.
Có khả năng quan sát và nhận định. Khiêm tốn là một phẩm chất tuyệt vời, điều đó không có nghĩa là nhút nhát hay thiếu tự tin. Khiêm tốn là biết rõ những gì đã làm, và tự tin về nó. Đừng tìm kiếm sự tán dương cho bản thân.
Tự đánh giá bản thân. Nhận biết những điểm yếu của bản thân. Sẵn sàng chấp nhận sự bất toàn và cố gắng để trở nên tốt hơn. Can đảm nhìn vào chính mình một cách trung thực.
Biết kìm chế. Ta có khó chịu mỗi khi có sự chậm trễ hoặc điều gì đó không diễn ra theo cách mình muốn? Khả năng giữ bình tĩnh và kiểm soát trong các tình huống khó khăn là một giá trị trong cuộc sống.
Biết Chịu trách nhiệm. Nếu ta làm tổn thương ai đó, hãy xin lỗi trực tiếp đừng lảng tránh. Người ta thường sẵn sàng tha thứ cho ai thật sự muốn sửa chữa lỗi lầm.
Suy xét chín chắn. Nếu quyết định có ảnh hưởng đến người khác, hãy đặt mình vào vị trí của họ. Họ sẽ cảm thấy thế nào? Ta có muốn cảm thấy như vậy? Nếu buộc phải làm thế, ta sẽ làm thế nào để giúp họ đương đầu với những ảnh hưởng đó?
Trong cuộc sống cũng như công việc, không phải lúc nào con người ta cũng chỉ dùng đến các kỹ năng để giao tiếp, ứng xử với người khác mà yếu tố cảm xúc sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Việc vận dụng tốt trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bản thân và cả những người xung quanh trong môi trường sống của mình ( Gia đình nhà trường cơ quan xã hội ) đạt được những kết quả tốt đẹp trong nhận thức và giao tiếp.
Nguồn: Sưu tầm