Biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non như thế nào là phù hợp?
Việc chăm sóc và dạy kỹ năng sống cho trẻ em mầm non là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non như thế nào là phù hợp?
Kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của bé
Một đất nước có được tương lai phồn vinh, giàu mạnh hay không phụ thuộc vào thế hệ trẻ của đất nước. Do đó bên cạnh việc cung cấp dạy kiến thức cho các bé ở các môn học, các hoạt động trong ngày, các cô giáo còn giúp trẻ hình thành nhân cách, hoàn thiện các kỹ năng sống.
Nhất là các cô giáo lớp nhà trẻ từ 24 – 36 tháng sẽ giúp cho trẻ những kiến thức ban đầu về kỹ năng sống, giúp trẻ phát triển một cách hài hòa cân đối giữa các mặt để khi lớn tuổi hơn trẻ không bị bỡ ngỡ, xa lạ trước cuộc sống, hoàn cảnh khác lạ xung quanh.
Trẻ em sẽ học tốt nhất khi có được một cách tiếp cận cân bằng về các mặt, các kỹ năng nhận thức, tình cảm quan hệ xã hội, các hành vi ứng xử cơ bản với bạn bè, cô giáo, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng vào việc tập trung tiếp thu các kiến thức ở từng môn học một cách tốt nhất.
Thông qua việc dạy và rèn luyện cho trẻ mầm non các kỹ năng sống, các quá trình tâm lý của trẻ phát triển hơn như: trí nhớ, ngôn ngữ, tư duy… sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức từ các môn học tốt hơn và khả năng ghi nhớ của trẻ sẽ nhanh hơn.
Kỹ năng sống là khả năng biết làm, biết thực hiện việc gì đó một cách tự giác, thành thạo trong mọi hoàn cảnh. Việc học kinh nghiệm sống với trẻ chẳng bao giờ là sớm, có hàng trăm kỹ năng sống cần thiết với trẻ. Tùy theo lứa tuổi của trẻ để chọn ra nội dung chương trình dưới nhiều hình thức khác nhau. Người giáo viên phải có nhiệm vụ quan trọng để lựa chọn, xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi của bé.
Biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại nhà
Không những được học ở trên lớp, mà ngay cả tại nhà, bé cũng cần được giáo dục thông qua các biên pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, trong quá trình dạy con, bố mẹ cần phải lưu ý một số điều như sau:
- Đừng nên phục vụ con thái quá
Hãy ý thức được cho trẻ rằng mọi nhu cầu cá nhân như tắm giặt, ăn uống, gấp chăn màn, xếp dọn phòng ở của mình đều phải do các em tự làm. Trẻ phải tự biết phục vụ và chăm sóc cho bản thân. Thậm chí học hỏi ở người giúp việc những công việc bếp núc, nữ công gia chánh hay thu vén sắp xếp trong nhà. Để sau này khi lớn lên, sẽ không gặp khó khăn trong việc tự lập kế hoạch cuộc đời của mình.
Cha mẹ cũng nên quy định rõ những việc nào trẻ cần tự làm, bởi những việc này không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của trẻ, an toàn khi bé tự làm mà ngược lại rèn cho các em nhiều kỹ năng, đức tính tốt.
- Dạy cho bé kỹ năng tự phục vụ
Cha mẹ cũng nên quy định rõ những việc nào trẻ cần tự làm, bởi những việc này không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của trẻ, an toàn khi bé tự làm mà ngược lại rèn cho các em nhiều kỹ năng, đức tính tốt.
Nói thì nghe có vẻ nghịch lý nhưng đó lại là sự thật. Trẻ em ngày nay hầu như không biết tự phục vụ bản thân trong sinh hoạt đời thường. Mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con, mà thường thì bố mẹ ngày xưa đã từng sống vất vả nên muốn cho con sung sướng hơn mình, vì vậy thường thuê người giúp việc.
Việc này sẽ tạo cho các em suy nghĩ rằng bây giờ chỉ học và phấn đấu sao cho vào được đại học, còn những việc khác đã có người giúp việc lo. Bố mẹ nào đã tạo cho các em suy nghĩ như vậy thì thật là sai lầm.
- Rèn luyện ý thức tự giác lao động
Cần rèn luyện con về ý thức tự giác lao động mà trước hết là ý thức giúp đỡ người lớn làm việc nhà. Nên cho bé biết rằng học trong sách vở chưa đủ mà còn phải biết thực hành. Muốn vậy phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, mà bước đầu tiên là tự phục vụ mình khi không có người lớn ở bên.
Để tạo bước đệm cho sự phát triển của bé, không chỉ các cô giáo của Hanoi Academy mà phụ huynh cũng nên áp dụng các các Biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non trên nhé!
Xem thêm thông tin: tại đây