Biển báo cấm là gì? Các biển báo cấm giao thông đường bộ?

Biển báo cấm là gì? Biển báo cấm trong tiếng Anh là gì? Hướng dẫn biển báo cấm giao thông đường bộ?

Biển báo đường bộ có ý nghĩa quan trọng đối với người tham gia giao thông. Hệ thống báo hiệu đường bộ của nước ta hiện nay bao gồm 5 nhóm. Trong số đó, biển báo cấm được biết đến là loại biển báo đang được sử dụng rất phổ biến trên các tuyến đường. Nếu như các chủ thể không nắm rõ ý nghĩa của biển cấm, người lái xe rất dễ vi phạm luật, dẫn đến việc sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt và còn gây ra nhiều nguy hiểm cho bản thân cũng như mọi người. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu biển báo cấm là gì? Các biển báo cấm giao thông đường bộ?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Căn cứ pháp lý: Thông tư 54/2019/TT-BGTVT.

1. Biển báo cấm là gì?

Theo quy định cụ thể tại Khoản 15.1 Điều 15 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông và Vận tải thì: “15.1. Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.”

Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu cụ thể bên trên, chúng ta có thể hiểu rằng, biển báo cấm chính là một loại biển báo được sử dụng để biểu thị các điều cấm đối với chủ thể là người tham gia giao thông và người tham gia giao thông sẽ không được vi phạm những điều này. Nếu người tham gia giao thông vi phạm các điều cấm này, người tham gia giao thông sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Ta cũng thấy rằng, thực chất, biển báo cấm là nhóm biển báo giao thông có tác dụng biểu thị những điều mà chủ thể là người tham gia giao thông không được phép thực hiện.

Trong giai đoạn hiện nay, việc cơ quan có thẩm quyền đặt những biển báo cấm tại các vị trí hợp lý góp phần đáng kể và có vai trò quan trọng vào việc nâng cao tính trật tự, an toàn khi các chủ thể tham gia giao thông và góp phần có thể giảm thiểu tai nạn giao thông.

2. Biển báo cấm trong tiếng Anh là gì?

Biển báo cấm trong tiếng Anh là: Prohibition sign.

3. Hướng dẫn biển báo cấm giao thông đường bộ:

Nhóm biển báo cấm theo quy định hiện hành bao gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 140. Hầu hết thì các biển báo cấm đường bộ sẽ  đều sẽ có viền đỏ nền trắng và sẽ có cùng chung một quy cách thống nhất với đường kính biển báo đó là 70 cm, viền đỏ là 10 cm và vạch đỏ là 5 cm.

Xem thêm: Thẩm quyền đặt biển báo tốc độ? Ý nghĩa của các biển báo tốc độ?

Các biển báo giao thông đường bộ bao gồm:

– Biển báo 101: Đường cấm: Đường sẽ cấm tất cả các loại phương tiện cơ giới và thô sơ lưu thông, trừ đối với các xe được ưu tiên theo quy định của pháp luật.

– Biển báo 102: Cấm đi ngược chiều: Đường cấm tất cả các loại xe cơ giới và thô sơ đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định của pháp luật.

– Biển báo 103a: Cấm ôtô: Đường có biển báo 103a cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả môtô 3 bánh có thùng đi qua, trừ xe môtô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định của pháp luật.

– Biển báo 103b: Cấm ôtô rẽ phải: Đường có biển báo 103b cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả xe môtô 3 bánh có thùng xe rẽ phải, trừ xe môtô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định của pháp luật.

– Biển báo 103c: Cấm ôtô rẽ trái: Đường có biển báo 103c cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả xe môtô 3 bánh có thùng xe rẽ trái, trừ xe môtô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định của pháp luật.

– Biển báo 104: Cấm môtô: Đường có biển báo 104 cấm tất cả các loại xe môtô đi qua, trừ các xe môtô được ưu tiên theo quy định của pháp luật.

– Biển báo 105: Cấm ôtô và môtô: Đường có biển báo 105 cấm tất cả các loại xe cơ giới và xe môtô đi qua trừ xe gắn máy và các xe ưu tiên theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Lỗi không chấp hành biển báo giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

– Biển báo 106a: Cấm xe tải: Để nhằm báo đường cấm tất cả các loại ôtô chở hàng trừ các xe được ưu tiên theo quy định của pháp luật.

– Biển báo 106b: Cấm xe tải trên 2,5T: Để báo rằng đường cấm tất cả các loại ôtô chở hàng có trọng tải từ 2,5 tấn trở lên trừ các xe được ưu tiên theo quy định của pháp luật.

– Biển báo 107: Cấm ôtô khách và ôtô tải: Báo hiệu đường cấm ôtô chở hành khách và các loại ôtô tải có trọng lượng lớn nhất cho phép trên 3,5 tấn kể cả các loại máy kéo và xe máy thi công chuyên dùng đi qua trừ các xe được ưu tiên theo luật định.

– Biển báo 108: Cấm ôtô kéo moóc: Đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kéo theo rơ-moóc kể cả xe môtô, máy kéo, ôtô khách kéo theo rơ-moóc đi qua, trừ loại ôtô sơ-mi rơ-moóc và các loại xe được ưu tiên (có kéo theo rơ-moóc) theo quy định của pháp luật.

– Biển báo 109: Cấm máy kéo: Báo hiệu đường cấm tất cả các loại máy kéo, kể cả máy kéo bánh hơi và bánh xích đi qua.

– Biển báo 110a: Cấm đi xe đạp: Báo hiệu đường cấm xe đạp đi qua.

– Biển báo 110b: Cấm xe đạp thồ: Báo hiệu đường cấm xe đạp thồ đi qua. Biển này không cấm người dắt loại xe này.

– Biển báo 111a: Cấm xe gắn máy: Báo hiệu đường cấm xe gắn máy đi qua. Biển không có giá trị đối với xe đạp.

Xem thêm: Không có biển báo phân làn đường có được xử phạt sai làn?

– Biển báo 111b: Cấm xe ba bánh loại có động cơ (xe lam): Báo hiệu đường cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xích lô máy, xe lôi máy và một số loại xe khác.

– Biển báo 111c: Cấm xe ba bánh loại có động cơ (xe lôi máy):Báo hiệu đường cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xích lô máy, xe lôi máy v.v…

– Biển báo 111d: Cấm xe ba bánh loại không có động cơ (xe xích lô): Báo hiệu đường cấm xe ba bánh loại không có động cơ như xích lô, xe lôi, xe đạp v.v…

– Biển báo 112: Cấm người đi bộ: Để báo hiệu đường cấm đi bộ qua lại.

– Biển báo 113: Cấm xe người kéo, đẩy: Để báo đường cấm xe người kéo, đẩy đi qua. Biển không có giá trị cấm những xe nôi của trẻ em và phương tiện chuyên dùng để đi lại của người tàn tật.

– Biển báo 114: Cấm xe xúc vật kéo: Để báo đường cấm súc vật vận tải hàng hóa hoặc hành khách dù kéo xe hay chở trên lưng đi qua.

– Biển báo 115: Hạn chế trọng lượng xe: Để báo đường cấm các loại xe cơ giới và thô sơ, kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ của nhà nước quy định, có trọng tải(bao gồm cả xe và hàng hóa) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

– Biển báo 116: Hạn chế trọng lượng trên trục xe: Để báo đường cấm các loại xe cơ giới và thô sơ, kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ của nhà nước quy định, có trọng lượng toàn bộ (gồm cả xe và hàng hóa) phân bổ trên một trục bất kỳ của xe vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

Xem thêm: Biển chỉ dẫn là gì? Phân biệt giữa biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh?

– Biển báo 117: Hạn chế chiều cao: Cấm các xe cơ giới và thô sơ, kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định có chiều cao (tính đến điểm cao nhất kể cả xe và hàng hóa) vượt quá trị số ghi trên biển không được đi qua.

– Biển báo 118: Hạn chế chiều ngang: Cấm các xe cơ giới và thô sơ, kể cả các xe ược ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định có chiều ngang (kể cả xe và hàng hóa) vượt quá trị số ghi trên biển không được đi qua.

– Biển báo 119: Hạn chế chiều dài ôtô: Để báo đường cấm các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định, có độ dài toàn bộ kể cả xe và hàng lớn hơn trị số ghi trên biển đi qua.

– Biển báo 120: Hạn chế chiều dài ôtô kéo moóc: Đường cấm các loại xe cơ giới và thô sơ kéo theo moóc kể cả ôtô sơ-mi rơ-moóc và các loại xe được ưu tiên kéo moóc theo luật lệ nhà nước quy định, có độ dài toàn bộ kể cả xe, moóc và hàng lớn hơn trị số ghi trên biển đi qua.

– Biển báo 121: Cự ly tối thiểu giữa hai xe: Để báo xe ôtô phải đi cách nhau một khoảng tối thiểu. Số ghi trên biển cho biết khoảng cách tối thiểu tính bằng mét. Biển có hiệu lực cấm các xe ôtô không được đi cách nhau kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định một cự ly nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.

– Biển báo 122: Dừng lại: Biển có hiệu lực buộc các xe cơ giới và thô sơ kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường và chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu (do người điều khiển giao thông hoặc đèn, người cầm cờ) cho phép đi.

– Biển báo 123a: Cấm rẽ trái: Cấm rẽ trái (theo hướng mũi tên chỉ) ở những chỗ đường giao nhau. Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) trừ các xe được ưu tiên theo luật định được rẽ trái.

– Biển báo 123b: Cấm rẽ phải: Để báo cấm rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những chỗ đường giao nhau. Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới và thô sơ trừ các xe được ưu tiên theo luật định được rẽ phải.

Xem thêm: Quy định về biển báo hiệu cầu

– Biển báo 124a: Cấm quay xe: Cấm các loại xe cơ giới và thô sơ quay đầu, trừ các xe được ưu tiên theo luật định.

– Biển báo 124b: Cấm ôtô quay đầu xe: Cấm xe ôtô và xe môtô 3 bánh quay đầu, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định.

– Biển báo 125: Cấm vượt: Cấm các loại xe cơ giới vượt nhau kể cả các xe được ưu tiên theo luật định. Được phép vượt xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy.

– Biển báo 126: Cấm ôtô tải vượt: Cấm tất cả các loại ô tô tải có trọng lượng lớn nhất cho phép (bao gồm trọng lượng xe và hàng) trên 3.5 tấn kể cả các xe được ưu tiên theo luật định vượt nhau. Được phép vượt xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy.

– Biển báo 127: Tốc độ tối đa cho phép: Cấm tất cả các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định.

– Biển báo 128: Cấm bóp còi: Cấm các loại xe cơ giới sử dụng còi.

– Biển báo 129: Kiểm tra: Để báo nơi đặt trạm kiểm tra, các loại phương tiện vận tải qua đó phải dừng lại để làm thủ tục kiểm tra, kiểm soát theo quy định pháp luật.

– Biển báo 130: Cấm dừng xe và đỗ xe: Để báo nơi cấm dừng xe và đỗ xe. Biển báo 130 có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới dừng và đỗ lại ở phía đường có đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định.

Xem thêm: Quản lý lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe

– Biển báo 131a: Cấm đỗ xe
Để báo nơi cấm đỗ xe. Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới đỗ lại ở phía đường có đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định.

– Biển báo 131b: Cấm đỗ xe ngày lẻ: Để báo nơi cấm đỗ xe vào các ngày lẻ trong tháng. Biển báo 131b có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới đỗ lại ở phía đường có đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định.

– Biển báo 131c: Cấm đỗ xe ngày chẵn: Để báo nơi cấm đỗ xe vào các ngày chẵn trong tháng. Biển báo 131c có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới đỗ lại ở phía đường có đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định.

– Biển báo 132: Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp: Biển báo 132 để báo các loại xe cơ giới và thô sơ, kể cả các xe được ưu tiên theo luật định đi theo chiều nhìn thấy biển phải nhường đường cho các loại xe cơ giới đi theo hướng ngược lại khi đi qua các đoạn đường và cầu hẹp.

– Biển báo 133: Hết cấm vượt: Biển báo các xe cơ giới được phép vượt nhau nhưng các xe cơ giới phải theo đúng luật đi đường bộ quy định về điều kiện cho phép vượt nhau.

– Biển báo 134: Hết hạn chế tốc độ tối đa: Biển báo hết đoạn đường hạn chế tốc độ tối đa. Kể từ biển này, các xe được phép chạy với tốc độ tối đa đã quy định trong luật giao thông đường bộ.

– Biển báo 135: Hết tất cả các lệnh cấm: Biển báo hiệu đoạn đường hết tất cả các lệnh cấm.

– Biển báo 136: Cấm đi thẳng: Biểu thị ở phía trước cấm tất cả các loại xe đi thẳng.

Xem thêm: Biển phụ là gì? Hiệu lực của biển phụ được xác định như thế nào?

– Biển báo 137: Cấm rẽ trái và rẽ phải: Biểu thị ở ngã đường phía trước cấm tất cả các loại xe cộ rẽ trái và rẽ phải.

– Biển báo 138: Cấm đi thẳng và rẽ trái: Biểu thị ở ngã tư, ngã năm đường phía trước cấm tất cả các loại xe đi thẳng và rẽ trái.

– Biển báo 139: Cấm đi thẳng và rẽ phải: Biểu thị ở ngã tư, ngã năm đường phía trước cấm tất cả các loại xe đi thẳng và rẽ phải.

– Biển báo 140: Cấm xe công nông: Báo hiệu đường cấm tất cả các loại xe công nông đi qua.

Hiệu lực của các loại biển báo cấm được nêu cụ thể bên trên sẽ có thể có giá trị trên tất cả các làn đường, hoặc các loại biển báo cấm đó sẽ chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường cũng sẽ cần phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Trong trường hợp hiệu lực của biển báo cấm chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường, thì các chủ thể sẽ nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 đặt ngay bên dưới biển chính.