Biên Dịch là gì? Sự khác nhau giữa Biên Dịch và Thông Dịch
Biên dịch là một nghề dịch thuật rất phổ biến ở Việt Nam. Vậy biên dịch là gì? Biên dịch và Thông dịch khác nhau như thế nào? Thông dịch và phiên dịch có phải là một không? Nội dung này chúng ta cùng tìm hiểu kỹ và trả lời cho những câu hỏi này nhé.
Khái niệm Biên dịch
Biên dịch là quá trình dịch văn bản viết bằng một ngôn ngữ nguồn sang một ngôn ngữ khác mà không làm mất đi ý nghĩa gốc ban đầu. Biên dịch thường được gọi là dịch viết và chỉ ra đời khi nền văn học được ghi lại bằng chữ viết đã phát triển.
Người làm công việc biên dịch ngôn ngữ thường được gọi là biên dịch viên hoặc dịch giả. Trong đó biên dịch viên là công việc phổ thông cho những người mới làm trong nghề dịch. Còn dịch giả là từ dùng để nói về những biên dịch viên có kinh nghiệm lâu năm và rất giỏi trong dịch thuật.
Biên dịch viên thường dịch rất nhiều loại thông tin dạng văn bản như website, bản in, phụ đề video, file word, PDF, hồ sơ công chứng, các file đa phương tiện khác…
Quá trình biên dịch văn bản sẽ mang lại bản dịch có độ chính xác cao so với bản gốc. Điều này sẽ mang lại sự thuận lợi trong quá trình hợp tác, giao lưu quốc tế, hạn chế mất mát về thời gian và chi phí cho cả đôi bên.
Biên dịch là quá trình dịch thuật văn bản chữ viết
Khái niệm thông dịch
Thông dịch (hay dịch nói) là một hoạt động phiên dịch diễn đạt lại câu nói từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm mất đi ý nghĩa gốc ban đầu. Như vậy thông dịch và phiên dịch không phải là một (phiên dịch bao gồm thông dịch và biên dịch).
Ở miền bắc thường sử dụng từ phiên dịch để mô tả công việc dịch nói. Còn từ thông dịch thường phổ biến ở các tỉnh thành miền nam. Như vậy thông dịch và phiên dịch là 2 khái niệm giống nhau, cách gọi khác nhau là do vùng miền.
Kết luận: Phiên dịch và thông dịch là giống nhau.
Dựa theo cách dịch thì thông dịch sẽ được chia làm 2 loại là “thông dịch đồng thời” (dịch song song) và “thông dịch tiếp liền” (dịch đuổi). Trong đó quá trình dịch song song khó hơn và đòi hỏi thông dịch viên phải có kỹ năng cao mới có thể làm được.
Người làm thông dịch chuyên nghiệp thường được gọi là thông dịch viên. Thông dịch viên thường làm việc khi phát sinh nhu cầu chuyển đổi ngôn ngữ trực tiếp như tại các hội nghị, hội thảo, cuộc họp, phiên tòa, thủ tục pháp lý…
Quá trình đầu tư, thương mại toàn cầu khiến nhu cầu nhân lực thông dịch viên tại Việt Nam luôn ở trong tình trạng thiếu. Chính vì vậy nghề thông dịch viên thường có mức lương trung bình khoảng 10–15tr/ tháng. Với những thông dịch viên có kỹ năng cao, giàu kinh nghiệm thì mức lương có thể lên đến 200–300USD/ giờ.
Xem thêm: Thông Dịch là gì? Nghề Thông Dịch viên lương có cao không?
Thông dịch là quá trình chuyển đổi ngôn ngữ trực tiếp
Khác nhau giữa Biên dịch và Thông dịch
Biên dịch và thông dịch đều là quá trình dịch thuật chuyển đổi ngôn ngữ. Tuy nhiên biên dịch và thông dịch cũng có nhiều điểm khác nhau. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa biên dịch và thông dịch.
Mục Lục
Sử dụng các kỹ năng khác nhau
Mặc dù đều được đào tạo về các chuyên ngành ngoại ngữ nhưng biên dịch và thông dịch sẽ sử dụng các kỹ năng khác nhau khi làm việc. Biên dịch thường phát triển kỹ năng đọc, viết còn thông dịch thì phát triển kỹ năng nghe, nói ngoại ngữ.
Phù hợp với tính cách khác nhau
Biên dịch thường chỉ dịch văn bản ở văn phòng nên phù hợp với các bạn có tính cách hướng nội, ngại giao tiếp, đông người. Trong khi đó thông dịch thường phải di chuyển nhiều, dịch cho các cuộc đối thoại trực tiếp nên phù hợp với các bạn có tính cách hướng ngoại hơn.
Độ chính xác dịch thuật
Quá trình dịch thuật luôn đòi hỏi độ chính xác cao nhất. Tuy nhiên biên dịch thường có nhiều thời gian để tra cứu, chỉnh sửa nên bản dịch thường có độ chính xác rất cao. Còn thông dịch thường là dịch trực tiếp nên không có thời gian để tra cứu, không thể chỉnh sửa, vì vậy độ chính xác chỉ cần vừa đủ để hiểu, truyền tải đúng nội dung là được.
Thời gian dịch thuật
Quá trình biên dịch văn bản thường không quá gấp gáp về thời gian dịch thuật. Tuy nhiên thông dịch thường yêu cầu phải dịch trực tiếp nên người dịch phải có khả năng phản xạ ngôn ngữ tốt. Áp lực thời gian khi làm thông dịch thường cao hơn (đặc biệt là với thông dịch song song).
Định dạng của văn bản dịch
Biên dịch là dịch viết nên mọi nội dung có chữ viết đều có thể biên dịch được. Tuy nhiên thông dịch là dịch nói và chỉ dịch qua giọng nói (trực tiếp hoặc điện thoại…).
Nên chọn làm biên dịch hay thông dịch?
Biên dịch và thông dịch là 2 hướng đi nghề nghiệp của các bạn đang học chuyên ngành ngoại ngữ. Chính vì vậy đứng trước các lựa chọn nghề nghiệp thì có thể các bạn sẽ phân vân không biết nên chọn làm nghề nào. Dưới đây chúng tôi sẽ có một số phân tích, gợi ý hy vọng sẽ giúp được bạn nhé.
Chọn nghề theo tính cách của mình
Bởi vì biên dịch và thông dịch là 2 nghề có cách làm việc hoàn toàn đối ngược nhau, phù hợp với tính cách khác nhau. Chính vì vậy việc nên chọn nghề nào sẽ phụ thuộc nhiều vào tính cách của chính bạn. Chọn nghề nghiệp dựa theo tính cách sẽ giúp bạn cảm thấy dễ phát triển nghề nghiệp của mình hơn rất nhiều.
Ví dụ: Nếu bạn có tính cách hướng ngoại, thích đi lại nhiều nơi, gặp gỡ và nói chuyện với nhiều người thì bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu nếu cứ phải ngồi một chỗ tại văn phòng.
Ngược lại nếu bạn có tính cách hướng nội, không thích đi lại, giao lưu, nói chuyện nhiều thì những công việc đi lại nhiều sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi.
Vậy bạn nếu bạn có tính cách hướng nội thì nên chọn làm biên dịch viên sẽ phù hợp hơn. Còn nếu bạn có tính cách hướng ngoại thì hãy chọn làm thông dịch viên sẽ phù hợp hơn với bạn nhé.
Nghề nào cũng tốt nếu bạn thực sự đam mê
Lựa chọn công việc để theo đuổi là điều rất quan trọng cho cuộc sống và sự nghiệp của bạn. Nếu bạn yêu thích, đam mê và đắm chìm vào công việc mình lựa chọn thì bạn sẽ có thể phát triển sự nghiệp của mình dễ dàng hơn. Chính sự đam mê, yêu thích đó sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn trong công việc.
Cũng chính sự đam mê đó sẽ giúp bạn tập trung trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để ngày càng giỏi hơn. Thành công sẽ đến với bạn khi bạn trở thành một người giỏi trong lĩnh vực của mình. Chính vì vậy đứng trước các cơ hội nghề nghiệp thì hãy cố gắng lựa chọn nghề mình yêu thích nhé.
Xem thêm: Biên Dịch Viên là gì? Làm sao để trở thành Biên Dịch Viên?
5/5 (9 bình chọn)