Biển Chết là gì, ở đâu, tại sao và bí mật của cuộn giấy thiêng
Biển Chết là một địa danh nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên khi nhắc đến khu vực này, nhiều người vẫn thắc mắc Biển Chết là gì? Nó nằm ở đâu? Tại sao gọi là Biển Chết?
Mục Lục
1. Thông tin về Biển Chết
1.1. Biển Chết là gì và nằm ở đâu?
Trước hết, câu hỏi phổ biến nhất khi nhắc tới địa danh này là: “Biển Chết là gì?“. Trên thực tế, Biển Chết là một hồ muối nằm ở sa mạc Judean. Biển Chết trong tiếng Ả Rập là Al-Baḥr Al-Mayyit, tiếng Do Thái là Yam HaMelaẖ, và cũng thường được gọi là Biển Muối.
Vậy Biển Chết nằm ở nước nào? Nó nằm giữa Israel và Jordan ở Tây Nam Á. Bờ đông của Biển Chết thuộc về Jordan, và nửa phía nam của bờ tây thuộc về Israel.
Biển Chết được biết đến là vùng nước nằm ở điểm thấp nhất trên Trái đất. Một số quan điểm cho rằng nơi đây là kết quả của quá trình hoạt động của núi lửa dẫn đến sụt đất liên tục. Đây là một trong bốn vùng nước mặn nhất trên thế giới.
Những điều kiện đặc biệt này là kết quả của cấu trúc địa mạo khắc nghiệt cùng với khí hậu sa mạc đặc thù.
1.2. Quá trình hình thành nên Biển Chết
Hiện tại các nhà khoa học vẫn đang tranh cãi về sự hình thành nơi này. Có ý kiến cho rằng khoảng 3,7 triệu năm trước, khu vực Thung lũng sông Jordan đã nhiều lần bị ngập bởi nước biển Địa Trung Hải. Các vùng nước đã tạo ra một nơi có tên là đầm Sedom kết nối với biển thông qua Thung lũng Jezreel.
Biển Chết thực ra là một hồ nước khổng lồ đọng lại trong đất liền. Hình ảnh: Dead Sea
Sau đó, khoảng 1,7 triệu năm, vùng đất giữa đầm phá và biển Địa Trung Hải đã nổi lên khiến nước biển không thể tràn vào khu vực này nữa. Điều này đã vô tình tạo ra một hồ nước trong đất liền. Sự thay đổi trong các mảng kiến tạo kết hợp với khí hậu sa mạc khắc nghiệt dẫn đến nước bị bốc hơi và diện tích hồ bị thu lại. Từ đó, Biển Chết ra đời.
1.3. Nước ở Biển Chết đến từ đâu?
Biển được nuôi dưỡng nhờ nước của các suối nước ngọt và các tầng nước ngầm. Do không có dòng chảy ra, nước tụ lại ở Biển Chết, bốc hơi trong sa mạc và lưu lại những lớp muối sau hàng ngàn năm.
Cho đến cuối những năm 1960, sông Jordan vẫn là nguồn nước chính duy nhất chảy vào Biển Chết. Ngoài ra, xung quanh nó cũng có các suối nhỏ chảy về, nhưng lượng nước không nhiều nên lâu dần trở thành các vũng và hố cát lún.
Ngày nay, nguồn nước chính đổ vào Biển Chết đến là từ các suối lưu huỳnh và nước thải cùng với mưa và lũ quét.
2. Tại sao gọi là Biển Chết?
Biển Chết có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào các ngôn ngữ riêng. Tên gọi đầu tiên của địa danh này được tìm thấy trong Kinh thánh tiếng Do Thái. Theo đó, địa danh này được gọi là “Biển muối” do hàm lượng muối cao vượt trội.
Vào thời kỳ La Mã, muối là một mặt hàng được đánh giá cao. Người La Mã xưa được trả công bằng muối thay vì tiền.
Quay trở lại vấn đề chính, du khách đến đây bắt đầu gọi nó là “Biển Chết” vì họ nhận thấy rằng vùng nước này không có dấu hiệu của sự sống, cho dù là thực vật hay động vật. Các sinh vật dưới nước như cá và thực vật đơn giản là không thể phát triển trong môi trường cực kỳ mặn của Biển Chết.
Ngoài ra, nơi đây còn có cái tên khác đã được tìm thấy trong sách Giô-suê trong Kinh thánh là “Biển đồng bằng”. Tên gọi này phản ánh vị trí địa lý của khu vực: Nước từ trên cao chảy xuống và lắng xuống biển.
Trong suốt nhiều năm, Biển Chết còn được gọi với những cái tên khác như: Biển Nguyên thủy, Biển Arabah, Biển Sodom, Biển hôi thối, Biển Asphalt và Biển Quỷ…
Nồng độ muối trong Biển Chết vượt xa so với những vùng biển khác. Hình ảnh: Reuters
3. Những điều kỳ lạ không phải ai cũng biết về Biển Chết
3.1. Cuộn giấy kỳ lạ tại Biển Chết
Các cuộn giấy được tìm thấy ở khu vực Biển Chết là bản thảo của người cổ đại. Dựa trên nội dung của những cuộn giấy này, các chuyên gia đã chia chúng thành 2 loại: Văn bản Kinh thánh và văn bản phi Kinh thánh.
Các bản văn Kinh chứa những đoạn tiên tri của Ê-xê-chi-ên, Giê-rê-mi và Đa-ni-ên cùng với những lời tuyên bố quan trọng như những lời cuối cùng của Giu-đa, Giô-sép, Lê-vi, Naphtali và Am-ram. Hầu hết các văn bản có trong những cuốn sách này được viết khoảng 1000 năm trước cuốn “Cựu ước”.
Các nhà khoa học học ước chúng chúng được viết trong khoảng từ năm 150 trước Công nguyên đến năm 68. Hầu hết các cuộn giấy này được viết bằng tiếng Do Thái và tiếng Aram. Đây là ngôn ngữ phổ biến của người Do Thái ở Palestine trong thời kỳ trước đó.
Đặc điểm của loại ngôn ngữ này là chữ được viết từ phải sang trái và không có bất kỳ dấu chấm câu nào. Chất liệu chính của những bản ghi chép này là giấy cói, bên cạnh các chất liệu khác là da và đồng.
Hơn một thập kỷ đã trôi qua, các nhà khảo cổ đã khám phá ra được khoảng 825 tới 870 cuộn giấy kỳ lạ khiến nhiều người bị thu hút.
Bí ẩn về những cuộn giấy của Biển Chết hấp dẫn bởi nội dung, bản chất và địa điểm khám phá, cũng như cách chúng chống chọi với tác động của thời gian trong suốt hàng ngàn năm qua.
Kể từ khi phát hiện ra cuộn giấy đầu tiên, đã có nhiều cuộc tranh luận về tác giả đằng sau chúng. Các cuộc tranh luận đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau. Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu chuyên sâu, một nhóm các nhà khảo cổ đã tìm ra nguồn gốc xuất xứ của chúng.
Chủ nhân của bộ sách này là một giáo phái Do Thái ly khai. Họ đã vội vàng giấu các bản thảo này trong những hang động trong khi chạy trốn quân đội La Mã. Các nhà khảo cổ cho rằng nơi tìm thấy những cuộn giấy này giống như thư viện thu nhỏ.
Bên cạnh đó, nhiều chi tiết ngoài lề cũng nhận được sự chú ý của cả các học giả và giới chuyên môn. Vì các văn bản phi Kinh thánh có nhắc đến các luật lệ và quy tắc trong thời bình và cả thời chiến. Vì vậy nội dung của chúng có giá trị lịch sử cao.
Vào năm 1954, tờ Wall Street Journal đã đăng một bài viết về việc bán 4 cuộn tranh tại Biển Chết. Theo mô tả, đây sẽ là một món quà lý tưởng cho một tổ chức giáo dục hoặc tôn giáo. Sau đó, hầu hết các cuộn giấy biến mất khỏi công chúng cho đến năm 1991. Các nhà chức trách đã công khai những bức ảnh của chúng.
Một trong những cuộn giấy cổ được tìm thấy. Hình ảnh: CNN
Kể từ đó, hầu hết văn bản này đã được dịch lại và chúng đã thay đổi cách nhân loại nhìn nhận một số sự kiện lớn của thế giới. Tuy nhiên, một số đoạn trong văn bản cổ xưa này vẫn chưa thể được giải mã hoàn toàn.
Những bí mật ẩn chứa trong dòng chữ và lý do khiến chúng được bảo quản nguyên vẹn sau hàng thế kỷ vẫn còn là một bài toán chưa có lời giải. Hiện tại, những cuộn giấy Biển Chết được lưu giữ trong bảo tàng Shrine of the Books ở Jerusalem.
3.2. Biển Chết vẫn có sự sống
Ngay từ cái tên “Biển Chết”, nhiều người có thể đoán được rằng nơi đây là một môi trường khắc nghiệt. Nước ở Biển Chết có độ mặn cực cao khiến hầu hết các sinh vật bậc cao, như cá hoặc thực vật thủy sinh không thể sinh tồn.
Tuy nhiên, vẫn có một số loại vi sinh vật có thể sống sót tại vùng nước này, chúng đã thích nghi với điều kiện siêu mặn. Những cơn mưa hiếm hoi đã bổ sung nước ngọt làm thay đổi thành phần hóa học của nước ở Biển Chết. Điều này làm tăng số lượng vi sinh vật sống ở đó. Đã có bằng chứng về việc mặt nước chuyển sang màu đỏ tươi – cho thấy sự hiện diện của một loại tảo đặc biệt.
Khu vực xung quanh của Thung lũng Rift Jordan là hành lang di cư của nhiều loài khác nhau, bao gồm cò, các loài chim săn mồi cũng như mèo rừng, ếch đầm lầy, cóc, cua, ốc và các loài côn trùng nước khác. Các khu vực miền núi xung quanh Biển Chết cũng là nơi sinh sống của sói, cáo và linh cẩu.
3.3. Đảo Muối bồng bềnh đẹp như mơ
Đảo Muối là một hòn đảo được tạo thành hoàn toàn từ muối trắng mờ. Hòn đảo này tọa lạc giữa trung tâm của Biển Chết. Nằm đối diện với Bãi biển Ein Bokek, chỉ cách Jerusalem hai giờ lái xe, Đảo Muối thực chất là một mảnh đất nhỏ màu trắng được bao quanh bởi một vùng nước màu ngọc lam tuyệt đẹp.
Thân cây duy nhất trên Đảo Muối. Hình ảnh: Reddit
Nồng độ muối ở đây lên đến 34% và gần như là “tử địa” của các sinh vật sống. Điều đặc biệt là tại hòn đảo phủ muối trắng này lại có một thân cây mọc trơ trọi. Theo tiết lộ của người dân địa phương, cái cây tồn tại được là nhờ sự can thiệp từ bàn tay con người. Hàng ngày vẫn có người đến chăm sóc cây với loại dinh dưỡng đặc thù.
Hiện nay, Đảo Muối là địa điểm du lịch hấp dẫn tại Biển Chết. Nhiều du khách tới đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp có một không hai của tạo hóa.
3.4. Biển Chết có tác dụng thần kỳ
Bên cạnh đó, Biển Chết còn nổi tiếng toàn cầu bởi tác dụng chữa bệnh nhờ các khoáng chất trong nước và bùn. Các khoáng chất tại đây được chứng minh là giúp cải thiện các tình trạng da khác nhau như vẩy nến, bạch biến, viêm da, thậm chí là cả mụn trứng cá.
Nồng độ cao của các khoáng chất khử trùng tại giúp hỗ trợ điều trị cho các bệnh ngoài da.
Không dừng lại ở đó, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng Biển Chết có tác dụng trong việc điều trị viêm khớp và hen suyễn. Tỷ lệ oxy cao hơn 5% tại đây cũng giúp tăng cường sự trẻ hóa và phục hồi trong cơ thể của con người.
Rất lâu trước khi tìm ra xà phòng, người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã sử dụng bùn để làm sạch khuôn mặt. Họ nhận ra rằng muối của Biển Chết, và đặc biệt là bùn đen chứa hàm lượng muối và khoáng chất đặc biệt cao và có khả năng thấm sâu vào lỗ chân lông để nuôi dưỡng làn da. Những khoáng chất này được cho là giúp cải thiện lưu thông máu, làm mờ nếp nhăn và trẻ hóa làn da để làn da sáng khỏe.
3.5. Muối ở Biển Chết không thể ăn trực tiếp
Ở dạng cơ bản, muối ở Biển Chết không thể ăn được vì nó chứa nhiều khoáng, đặc biệt là magiê. Những khoáng chất này khiến muối có vị đắng.
Sau khi được chế biến, loại muối đắng chát này lại trở thành thứ gia vị chất lượng được các đầu bếp hàng đầu thế giới ưa chuộng.
Sau khi thu hoạch, muối được hòa tan, làm sạch các chất bụi bẩn và kết tinh lại. Sau đó người ta rửa lại để làm sạch lớp trên cùng. Kết quả cho ra loại muối biển tự nhiên và chất lượng, được sử dụng trong các món ăn đắt đỏ. Muối của Biển Chết là loại hạt thô hòa tan tương đối chậm. Đặc tính này giúp giữ độ tươi của thực phẩm theo thời gian đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa mà không có hóa chất.
Muối tự nhiên tại đây. Hình ảnh: The Salt Box
4. Lý giải vì sao con người không chìm ở Biển Chết
Một đặc điểm nữa khiến Biển Chết thu hút du khách tham quan là bởi không bị chìm. Mới nghe qua, nhiều người sẽ cho rằng đó chỉ là lời bịa đặt. Tuy nhiên thực tế thì đây là một hiện tượng hoàn toàn có thật.
Lý giải về điều này, các chuyên gia cho biết nguyên nhân là do độ mặn của Biển Chết cao, muối và khoáng chất tập trung nhiều nhất ở đáy hồ. Muối chiếm khoảng 31,5% khiến nước Biển Chết có độ mặn gấp 10 lần so với một đại dương tiêu chuẩn.
Vì trọng lượng cơ thể của một người nhẹ hơn tỷ trọng của nước mặn ở nên con người không bị chìm ở Biển Chết.
Trên thực tế, càng ra gần phía trung tâm, bạn sẽ càng cảm nhận được lực nổi tự nhiên. Về cơ bản, nước càng sâu, chúng ta sẽ càng nổi nhiều hơn. Đây cũng là lý do khiến chúng ta không thể bơi ở Biển Chết.
Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyến cáo khi tắm tại Biển Chết, mọi người nên mang theo những đồ bảo hộ chuyên dụng để tránh nước biển bị dính vào các bộ phận như mắt, mũi, tay hay vết thương hở.
5. Thực trạng tại Biển Chết
5.1. Tình trạng môi trường đáng báo động
Vùng nước trong Kinh thánh nằm giữa Israel và Jordan đang rút đi khoảng 1 mét mỗi năm. Tình trạng này tạo ra những hố sụt đủ để “nuốt chửng” các tòa nhà và đường xá, đồng thời biến cảnh quan biển trù phú nơi đây dần lùi vào ký ức.
Một số chuyên gia tin rằng nó sẽ biến mất vào năm 2050, trong khi những người khác nói rằng nó sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn nhưng vẫn tồn tại ở một phần nhỏ so với kích thước hiện tại.
Cái giá quá đắt của các hố sụt đã trở nên rõ ràng ở cả Jordan và bên bờ biển của Israel.
Ít nhất hai trong số các bãi biển của Israel và một khu du lịch đã đóng cửa, trong khi một số phần của Quốc lộ 90 đã biến mất trong lòng đất.
Alguza, người quản lý dự án của EcoPeace Middle East, một tổ chức phi chính phủ làm việc với các quan chức Jordan, Israel và Palestine, cho biết: “Đây là một thảm họa do con người tạo ra.
Ngoài việc các nguồn bị cắt, nước biển đang bốc hơi một cách tự nhiên và nhanh chóng. Biến đổi khí hậu dự kiến sẽ khiến nhiệt độ trong khu vực tăng từ 5 đến 11 độ vào cuối thế kỷ này và giảm lượng mưa xuống 30%.
Biển rút đã để lại những vùng đất cằn cỗi nhiễm mặn, khi bị nước ngọt hòa tan, chúng sẽ bị sụt lún và biến thành những miệng núi lửa.
Biển Chết đang cạn dần. Hình ảnh: BBC
5.2. Giải pháp bảo vệ Biển Chết
Nhưng sau hai thập kỷ thảo luận về cách hồi sinh Biển Chết, Israel và Jordan gia đã đưa ra ý tưởng thành lập một dự án trị giá 1,5 tỷ đô la để xây dựng một cơ sở khử muối ở Jordan. Dự án này được xây dựng với mục tiêu biến nước Biển Đỏ thành nước uống, đồng thời bơm phần nước muối mặn còn lại vào Biển Chết.
Tuy nhiên, các nhà bảo vệ môi trường lo ngại rằng biện pháp này có thể gây ra nhiều vấn đề hơn là chúng hiệu quả mà nó mang lại. Chính phủ Jordan cho biết họ sẽ tiến hành dự án cứu Biển Chết với bất kể giá nào.
Các nhà khoa học cho rằng Israel nên quản lý việc sử dụng nước của nông dân và duy trì dòng chảy từ sông Jordan qua Biển Galilee như vốn có. Tuy nhiên đây là một giải pháp không có nhiều tính khả thi.
Một số nhà môi trường đã khuyến khích chính phủ xem xét các phương pháp thay thế để cứu Biển Chết. Lãnh đạo của các quốc gia liên quan vẫn đang tiếp tục tìm ra những giải pháp mới để cứu địa danh độc đáo của thế giới.
Theo thời gian, do tác động của quá trình biến đổi khí hậu, Biển Chết đang có dấu hiệu bị thu hẹp diện tích. Đây là vấn đề không chỉ của các quốc gia lân cận mà còn ảnh hưởng chung đến cả nhân loại.
Cho đến nay vẫn còn những điều bí ẩn về Biển Chết chưa được khai phá. Nơi đây vẫn còn là miền đất hứa đối với các chuyên gia cũng như những người đam mê du lịch và khám phá. Song song với việc giải mã Biển Chết, chúng ta cũng cần tìm ra giải pháp để cứu lấy nó trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.