Biên Bản Thanh Lý Hợp Đồng Mới Nhất Có Gì Đặc Biệt?
Để tránh những tranh chấp không đáng có sau khi chấm dứt hợp đồng, cả người lao động và chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ về biên bản thanh lý hợp đồng lao động. Vậy văn bản này cần nội dung gì và quy trình thực hiện như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên? Cùng Chefjob.vn tìm hiểu nhé.
Biên bản thanh lý hợp đồng lao động cần có sự thỏa thuận của cả hai phía – Ảnh: Internet
Dù là nhân sự làm việc lâu năm hay vừa đi làm thì bạn cũng nên trang bị một số kiến thức về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động để ứng dụng khi cần. Biên bản thanh lý hợp đồng được sử dụng khi người lao động chấm dứt hợp đồng, quy định một số điều khoản đảm bảo giải quyết triệt để nội dung công việc còn tồn đọng. Ngoài ra, những nhân sự kết thúc thời gian làm việc trước hạn hợp đồng cũng cần bổ sung biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn.
Mục Lục
Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm có trả lương, những vấn đề về điều kiện làm việc, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Do đó, khi chấm dứt hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng sẽ là căn cứ đối chiếu nội dung, nghĩa vụ đã hoàn thành, liệt kê và xử lý công việc đang dang dở.
Dựa vào biên bản này, người lao động bàn giao toàn bộ công việc, công cụ dụng cụ, tài sản đã nhận cho người phụ trách. Mặt khác, chủ doanh nghiệp sẽ thanh toán lương, thưởng và các khoản phụ cấp, bảo hiểm khác cũng như giấy tờ còn giữ của người lao động. Biên bản thanh lý hợp đồng không bắt buộc, nhưng đây là cơ sở quan trọng để giải quyết những tranh chấp, khúc mắc sau này.
Người ký kết hợp đồng sẽ là người thanh lý hợp đồng – Ảnh: Internet
Lưu ý khi lập biên bản thanh lý hợp đồng lao động
Thẩm quyền ký kết
Về nguyên tắc, người ký kết hợp đồng lao động sẽ là người có thẩm quyền ký biên bản thanh lý hợp đồng lao động.
Đại diện phía sử dụng lao động:
- Đại diện doanh nghiệp theo Pháp luật.
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân.
- Người được các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền.
- Người trực tiếp sử dụng lao động.
- Người được người đại diện theo Pháp luật ủy quyền bằng văn bản.
Đại diện người lao động:
- Từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Người chưa thành niên từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi, có sự đồng ý của người đại diện (bằng văn bản).
- Đại diện Pháp luật của người dưới 15 tuổi.
- Người được những người lao động khác trong doanh nghiệp/ tổ chức ủy quyền.
Nội dung biên bản thanh lý hợp đồng lao động
Biên bản thanh lý dựa trên quy định và nội dung đã dẫn chứng trong hợp đồng lao động ký kết trước đó, đặc biệt là điều khoản chấm dứt hợp đồng. Việc soạn thảo biên bản phải tinh tế và chính xác, đảm bảo đầy đủ quyền lợi của hai bên. Nhìn chung, văn bản này không thể thiếu những nội dung sau:
- Thông tin của các bên liên quan trong mối quan hệ lao động.
- Quyền và nghĩa vụ của từng người.
- Các điều khoản chung đã được thỏa thuận trước đó cho việc chấm dứt hợp đồng lao động.
TẢI NGAY: Mẫu thanh lý hợp đồng lao động mới nhất
Biên bản thanh lý hợp đồng lao động cần có sự xác nhận rõ ràng – Ảnh: Internet
Nhìn chung, nội dung biên bản thanh lý hợp đồng lao động có thể thay đổi dựa vào quy mô doanh nghiệp, tính chất công việc và sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động. Biên bản có hiệu lực khi có sự xác nhận của cả hai phía. Hy vọng rằng với thông tin Chefjob vừa chia sẻ, cả người lao động và người sử dụng lao động sẽ luôn làm tròn trách nhiệm của mình.
Tin liên quan
Hợp Đồng Nguyên Tắc Là Gì? Hợp Đồng Nguyên Tắc Có Giá Trị Pháp Lý Không?
Hợp Đồng Thời Vụ Và Những Lưu Ý Cần Quan Tâm Để Đảm Bảo Quyền Lợi Của Mình