Bị trĩ sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
Mục Lục
Tình trạng bị trĩ sau sinh rất thường gặp ở các mẹ bầu. Đây là căn bệnh có thể gây ra sự khó chịu, đau đớn và những bất tiện trong sinh hoạt. Hãy cùng AVAKids tìm hiểu dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh nhé!
1Bệnh trĩ là gì?
Trĩ là tình trạng sưng đau, chảy máu trong và xung quanh hậu môn. Bị trĩ sau sinh là tình trạng mẹ bầu mắc bệnh trĩ sau khi sinh con. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự giãn nở quá mức của những tĩnh mạch và đường trực tràng gần khu vực hậu môn. Tình trạng này thường xuất hiện ở những mẹ sinh thường.
Tỷ lệ bị trĩ sau sinh ở phụ nữ tại Việt Nam lên đến gần 50%. Dựa vào vị trí của búi trĩ, bệnh trĩ sau sinh được chia thành 2 dạng:
-
Trĩ nội:
Là trường hợp búi trĩ hay những tĩnh mạch ở đường trực tràng hoặc trong hậu môn bị ảnh hưởng (nằm bên trong).
-
Trĩ ngoại:
Biểu hiện rõ rệt hơn, khi những tĩnh mạch ở vùng ngoài hậu môn bị ảnh hưởng (nhô ra ngoài).
Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh và các cách phòng ngừa
2Nguyên nhân bị trĩ sau sinh?
Phụ nữ bị trĩ sau sinh thường do những nguyên nhân sau đây.
Do rặn nhiều khi sinh
Các mẹ bỉm sinh con trực tiếp rặn quá nhiều khiến máu tụ xuống vùng chậu, tạo áp lực lên vùng hậu môn khiến máu tụ lại những tĩnh mạch ở đây tạo thành khối sưng. Tùy thuộc áp lực mà hình thành nên trĩ nội và trĩ ngoại.
Rặn nhiều khi sinh là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh
Do táo bón
Mẹ bỉm bị táo bón trong và sau khi mang thai rất dễ mắc bệnh trĩ. Khi bị táo bón, người bệnh thường có xu hướng rặn nhiều hơn, dẫn đến tình trạng giãn nở tĩnh mạch. Điều này chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh.
Do trọng lượng của thai nhi
Trọng lượng thai nhi lớn tạo áp lực lên trực tràng và hậu môn, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, thai nhi lớn khiến tử cung giãn nỡ nhiều hơn khi sinh. Những thai nhi có trọng lượng lớn yêu cầu sức đẩy lớn hơn để ra ngoài (mẹ bầu phải rặn mạnh và nhiều hơn). Như giải thích ở trên, những điều này là nguyên nhân gây ra trĩ.
Do mẹ từng bị trĩ
Vì mắc bệnh trĩ trước đó nên tĩnh mạch ở vùng hậu môn của các mẹ bầu sẽ yếu hơn bình thường. Những mẹ từng bị trĩ có nguy cao cơ cao mắc trĩ sau sinh, thậm chí tình trạng có thể nghiêm trọng hơn. Áp lực từ trọng lượng của bé trước khi sinh và áp lực do các mẹ rặn khi sinh dẫn đến bệnh trĩ dễ tái phát trở lại.
Có thể bạn quan tâm: Sa tử cung sau sinh là gì? Cách cải thiện tình trạng sa dạ con không cần phẫu thuật
3Dấu hiệu bị trĩ sau sinh
Các mẹ bầu có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây để nhận diện mình có bị trĩ sau sinh không nhé!
Đại tiện ra máu
Thấy máu sau khi đi vệ sinh là một dấu hiệu của bị trĩ sau sinh. Nếu chảy máu khi đi vệ sinh chỉ xuất hiện một, hai lần thì có thể do những nguyên nhân khác. Tuy nhiên, khi tình trạng xảy ra liên tục với triệu chứng nặng dần, khả năng rất cao là bệnh trĩ.
Sa búi trĩ
Khi bị trĩ sau sinh từ mức độ 3 trở lên, tình trạng sa búi trĩ xuất hiện và gây khó chịu cho mẹ bầu. Dấu hiệu này rất dễ dàng để nhận thấy. Đó là khi thấy đau, cộm khi ngồi xuống hoặc đơn thuần cảm nhận có khối sưng nơi hậu môn.
Ngứa hậu môn
Ngứa hậu môn có thể xảy ra khi không được vệ sinh sạch đồng thời nó cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ. Khi xuất hiện tình trạng này, các mẹ bầu có thể vệ sinh sạch sẽ và theo dõi. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn liên tục thì rất có thể là trĩ.
Bị trĩ sau sinh gây ngứa, đau rát và khó chịu
Hậu môn sưng và đau
Sưng và đau hậu môn là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Tình trạng này xảy ra khi huyết tụ nhiều xung quanh các tĩnh mạch tạo nên những khối sưng xung quanh hậu môn (có thể ở bên ngoài hoặc bên trong). Điều này gây khó khăn cho việc đi vệ sinh và mang lại cảm giác đau nhức liên tục.
Nứt rát kẽ hậu môn
Để mặc hoặc chữa trị không đúng cách khiến bệnh trĩ kéo dài và triệu chứng trở nên trầm trọng. Một trong số đó là nứt và rát ở hậu môn gây ra cảm giác đau và khó chịu.
Triệu chứng khác
Một số triệu chứng bị trĩ sau sinh khác có thể hiếm gặp và khó nhận biết hơn. Cụ thể là:
-
Tiết dịch nhầy ở hậu môn.
-
Xuất hiện khối u nhạy cảm gần hậu môn.
-
Vùng da quanh hậu môn bị viêm.
-
Viêm trực tràng.
-
Mệt mỏi và suy nhược do mất máu.
Có thể bạn quan tâm: Ảnh hưởng của hậu sản mòn – Mẹ cần lưu tâm
4Mẹ bị trĩ sau sinh có tự khỏi không?
Tùy vào tình trạng bệnh dẫn đến những kết quả khác nhau. Trước tiên, hãy cùng xem xét những cấp độ của bệnh:
-
Cấp độ 1: Thấy máu khi đi vệ sinh.
-
Cấp độ 2: Cảm thấy có khối u lòi ra ngoài khi đi ngoài hoặc ngồi xuống nhưng có thể tự lùi vào trong khi đi vệ sinh xong, đứng lên hoặc bằng cách co vùng hậu môn.
-
Cấp độ 3: Búi trĩ không tự lùi vào trong được mà cần dùng tay đẩy vào.
-
Cấp độ 4: Búi trĩ nằm ngoài hậu môn và không thể đưa vào được nữa.
Thường các mẹ bầu có thể không nhận biết được mình bị trĩ sau sinh hay không khi ở cấp độ 1. Ngoài ra, bị trĩ sau sinh cấp độ 1 có thể tự khỏi.
Đến cấp độ 2, hiếm có trường hợp tự khỏi nên các mẹ bầu có thể sử dụng những phương pháp điều trị tại nhà để chữa trị.
Trong trường hợp bị trĩ sau sinh có triệu chứng trở nên nặng, mẹ cảm thấy đau hoặc không cảm thấy giảm dần sau một vài tuần cần đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa khám và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Các mẹ bầu không nên giữ tâm lý chủ quan và chịu đựng. Để an toàn thì khi phát hiện bị trĩ sau sinh, AVAkids khuyến nghị nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá và cung cấp phương án điều trị hiệu quả nhất. Vì nhiều trường hợp bệnh nặng, sinh ra biến chứng phải đến bệnh viện làm phẫu thuật cắt búi trĩ vừa tốn kém chi phí, vừa gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm: Tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới chứng trầm cảm sau sinh: Cơn đau sau sinh
5Biến chứng bệnh trĩ sau sinh
Ngoài việc gây ra sự đau đớn khó chịu cho người bệnh, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách bị trĩ sau sinh còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ở cấp độ 4, khi búi trĩ sa hẳn ra ngoài một thời gian dài dễ dẫn đến tình trạng hoại tử búi trĩ.
Ngoài ra, nó còn làm tê liệt các cơ xung quanh gây ra hiện tượng đại tiện không tự chủ. Triệu chứng chảy máu nhiều của bệnh còn gây ra tình trạng thiếu máu, dễ dẫn đến suy giảm trí nhớ, mất tập trung,…
Nghiêm trọng hơn là có tỷ lệ mắc bệnh ung thư trực tràng. Bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Có thể bạn quan tâm: Mẹ bỏ túi 9 cách trị đau lưng sau sinh đơn giản mà hiệu quả
Giảm trí nhớ, thiếu máu não là biến chứng do mất máu quá nhiều khi bị trĩ
6Cách điều trị khi bị trĩ sau sinh
Tùy theo mức độ nặng nhẹ khi bị trĩ sau sinh, các mẹ bầu có thể tham khảo những phương pháp điều trị sau đây.
Thay đổi lối sống lành mạnh
Các mẹ bầu cần cân bằng thời gian hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý. Việc vận động hoặc nằm quá nhiều đều có thể khiến cơ thể mệt mỏi sinh ra chán ăn dễ dẫn đến táo bón.
Thêm nữa, các mẹ bị trĩ sau sinh nên hoạt động vừa phải để khí huyết lưu thông, kiểm soát cân nặng giảm áp lực cho vùng đáy chậu.
Dùng thuốc
Khi bị trĩ sau sinh, mẹ bỉm nên đến khám tại bệnh viện và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.
Ngoài ra, các mẹ có thể cân nhắc sử dụng những thảo dược để điều trị tại nhà như: diếp cá, lá trầu không, cây cỏ mực, cây cúc tần.
Phẫu thuật cắt búi trĩ
Đối với những mẹ bị trĩ sau sinh có triệu chứng nặng hoặc ở cấp độ 3 và 4 cần đến bệnh viện để phẫu thuật. Các mẹ có thể xem xét những phương pháp phẫu thuật sau:
-
Phương pháp cắt khoanh niêm mạc: cắt khoanh niêm mạc và lớp phía dưới, rồi kéo lớp niêm mạc xuống khâu lại cùng vùng da ở hậu môn. Phương pháp này có tính an toàn không cao và dễ dẫn đến những biến chứng hậu phẫu thuật.
-
Phương pháp cắt từng búi trĩ: cắt từng búi trĩ một có thể tránh được những biến chứng ở phương pháp trên. Phương pháp này cần mất nhiều thời gian để hồi phục và tạo ra đau đớn cho bệnh nhâu sau phẫu thuật.
-
Phương pháp cắt trĩ bằng laser: tương tự như phương pháp trên nhưng cắt trĩ bằng tia laser. Điểm lợi của phương pháp này là tiêu diệt được mầm bệnh, tránh tỷ lệ bệnh tái phát trở lại. Tuy nhiên, cắt bằng laser thì tốn kém hơn và bệnh nhân vẫn bị đau sau phẫu thuật dù rằng sẽ phục hồi nhanh chóng hơn so với cách trên.
-
Phương pháp Longo: khá giống phương pháp cắt khoanh niêm mạc nhưng được cải tiến để tiến hành phẫu thuật nhanh chóng hơn và không gây đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Hạn chế của phương pháp này là có thể gây hẹp hậu môn dễ khiến bệnh tái phát trở lại.
-
Phương pháp PPH – chuyên điều trị trĩ nội: cải tiến từ phương pháp Longo, có tác dụng kéo búi trĩ trở lại trạng thái bình thường bằng máy khâu thắt tự động. Phương pháp này tập hợp ưu điểm của những phương pháp trước như hầu như không có biến chứng, phẫu thuật nhanh chóng, không đau đớn và phục hồi nhanh chóng.
-
Phương pháp HCPT – chuyên điều trị trĩ ngoại: cắt trĩ bằng kỹ thuật sóng điện cao tần giúp quá trình phẫu thuật hiệu quả hơn và hạn chế tối đa những vùng khác bị tổn thương. Ưu điểm giống như phương pháp PPH.
Vậy là các mẹ đã nắm rõ được ưu và nhược điểm của các phương pháp phẫu thuật hiện nay rồi. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tình hình cụ thể chứng bệnh để sử dụng phương pháp phù hợp. Vậy nên các mẹ hãy khám để hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và nghe tư vấn từ bác sĩ để chọn ra phương pháp phẫu thuật thích hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm: Bí quyết khắc phục rụng tóc sau sinh cực kỳ hiệu quả cho mẹ bỉm
7Sau sinh bao lâu thì cắt trĩ được?
Đối với mức độ trĩ nặng thì nên đến khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ xem xét mức độ nghiêm trọng của bệnh để cho phẫu thuật.
Còn trường hợp bị trĩ sau sinh nhẹ hoặc không nghiêm trọng thì nên xem xét phẫu thuật ít nhất 3 tháng sau khi sinh thường hoặc sinh mổ.
Có thể bạn quan tâm: Những điều mẹ cần biết về chứng đau lưng sau sinh
8Cách ngăn ngừa bệnh trĩ sau sinh
Trong sinh hoạt
Mẹ bỉm nên nằm để nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh khi sức khỏe chưa hồi phục, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, sẽ tạo áp lực lên vùng chậu. Căn cứ tình hình sức khỏe, mẹ bỉm có thể tập nhẹ những bài yoga (bài tập Kegel), đi bộ, vận động nhẹ để sức khỏe mau chóng hồi phục.
Các bài tập yoga giúp ngăn ngừa bị trĩ sau sinh
Vệ sinh cá nhân
Quan trọng hơn, các mẹ cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng. Ngoài ra, mẹ cần hạn chế việc nhịn đi đại tiện để không tạo áp lực quá lớn lên vùng hậu môn.
Bị trĩ sau sinh nên ăn gì?
Chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm thiểu những triệu chứng bị trĩ sau sinh. Đặc biệt, các mẹ bỉm nên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ, đồ ăn nấu mềm hơn và uống nhiều nước để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, giảm thiểu áp lực lên trực tràng và đường đi của thức ăn. Cụ thể có thể tham khảo:
-
Thực phẩm tinh bột thì thêm vào khoai lang, yến mạch, các loại đậu… để thay đổi.
-
Nhóm thực phẩm giàu magie: hạt bít ngô, hướng dương, hạt điều,…
-
Các loại rau xanh tốt cho mẹ bầu sau sinh: rau ngót, mồng tơi, rau lang, rau đay, bông cải xanh,…
-
Trái cây: chuối, bí đỏ, táo, nho, bơ,…
Chú ý tránh ăn những thực phẩm khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa và những chất kích thích gây ảnh hưởng đến sự phục hồi sức khỏe như rượu, bia, cà phê,…
9Đôi lời từ AVAKids
Phía trên là những thông tin chi tiết về trường hợp bị trĩ sau sinh AVAKids gửi đến các mẹ bầu. Hy vọng các mẹ nhận biết sớm để phòng tránh hoặc rút ra cách chữa trị hiệu quả và phù hợp nhất.
Các bài viết của AVAKids chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguyễn Thịnh tổng hợp