Bí tiểu sau sinh: Những điều bạn cần biết để điều trị, phòng ngừa hiệu quả
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại kháng sinh (tác dụng chống nhiễm trùng), kháng viêm (chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang), thuốc giãn cơ, kết hợp cùng với các vitamin nhóm B (điển hình là B1, B6 và B12) nhằm giúp mẹ chóng phục hồi.
Trong 1 số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định đặt ống thông tiểu. Đây là một ống mỏng, vô trùng bằng nhựa. Ống thông tiểu một đầu sẽ được đưa vào niệu đạo rồi đi vào bàng quang của người bệnh, đầu còn lại nối liền với túi đựng nước tiểu. Việc này thoạt đầu có thể khiến mẹ thấy khó chịu, nhưng hãy yên tâm vì đây là thủ thuật nhanh chóng và an toàn.
Để phòng ngừa chứng bí tiểu sau sinh, mẹ phải chú ý không được nhịn tiểu sau đẻ, uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng, đặc biệt là luôn phải giữ vệ sinh vùng kín để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
Liệu bạn có gặp phải vấn đề này trong lần mang thai kế tiếp hay không?
Rất khó để trả lời chính xác rằng bạn có ngu cơ bị bí tiểu sau sinh hay gặp một vấn đề tương tự trong tương lai hay không. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn nên nói trước với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh về tình trạng hoặc tiền sử mắc bệnh của mình để họ có thể đưa ra phương án giúp bạn “vượt cạn” thành công và hạn chế được các vấn đề sức khỏe sau sinh.
Có thể bạn quan tâm: Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai – Vì sao mẹ bầu dễ mắc và nên làm gì?