Bị sỏi thận không chữa thì sao? Biến chứng của sỏi thận
Bệnh sỏi thận không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bị sỏi thận không chữa thì sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Triệu chứng của sỏi thận
-
Cơn đau xuất phát từ lưng, vùng mạn sườn dưới sau đó lan xuống vùng chậu, vùng bụng dưới. Đây là triệu chứng xảy ra do sỏi lớn di chuyển và cọ xát làm tổn thương đường tiết niệu.
-
Bệnh nhân đi tiểu khó, đau buốt khi đi tiểu. Trong khi đi tiểu, sự di chuyển của nước tiểu kéo theo sỏi thận cũng gây đau cho người bệnh.
-
Tiểu ra máu: là dấu hiệu của tổn thương đường tiết niệu, có thể do sỏi hoặc một số nguyên nhân khác.
-
Nước tiểu màu bất thường hoặc có lẫn cặn: một số trường hợp sỏi nhỏ hoặc sỏi bị vỡ sẽ được bài xuất qua nước tiểu.
-
Tiểu dắt, tiểu són: thường gặp khi sỏi đã di chuyển xuống niệu quản, bàng quang làm tắc đường dẫn nước tiểu. Bệnh nhân thường đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít.
-
Buồn nôn, nôn: do ảnh hưởng của sỏi đến thần kinh vùng bụng, tác động đến hệ tiêu hóa.
-
Sốt, ớn lạnh: Là dấu hiệu của trường hợp sỏi thận gây tắc nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bệnh điển hình bởi những cơn đau lưng, vùng mạn sườn.
Bị sỏi thận không chữa thì sao? Biến chứng của sỏi thận
Sỏi được hình thành khi nước tiểu của bạn chứa nhiều chất tạo tinh thể, chẳng hạn như canxi, oxalat và axit uric, nhiều hơn là chất lỏng trong nước tiểu. Bên cạnh đó, trong môi trường nước tiểu của bạn có thể thiếu chất ngăn cản các tinh thể kết dính với nhau, tạo môi trường lý tưởng cho sỏi thận hình thành.
Các dấu hiệu để nhận biết bạn có đang mắc sỏi thận:
-
Đau rát sau khi tiểu, tiểu ra máu, tiểu rắt tiểu són
-
Đau lưng, đau phía dưới bụng, hông và mạn sườn
-
Luôn có cảm giác buồn nôn, nôn ói, sốt, ớn lạnh
-
Tiểu ra máu, nước tiểu có màu hồng, cặn trắng
Sỏi thận chính là nguyên nhân dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nếu không phát hiện đến một giai đoạn nào đó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tắc nghẽn đường tiết niệu
Sỏi xuất hiện ở bể thận và đài thận, trôi xuống niệu đạo, niệu quản gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Tình trạng nước tiểu không thể chảy từ thận đến bàng quang để thoát ra ngoài, sẽ gây ứ đọng tại thận, gây ra hiện tượng són tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt. Tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài có thể gây suy thận không thể hồi phục nếu không được điều trị vì nước tiểu sẽ chảy ngược lại vào niệu quản và thận.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Sỏi thận có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, có những viên từ 5mm – 20m, nên khi sỏi di chuyển sẽ gây ra cọ xát vào đường tiết niệu, lâu dần có nguy cơ khiến niêm mạc phù nề, sưng viêm và là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Bệnh nếu không phát hiện và điều trị sớm thì đến giai đoạn nhiễm trùng, việc điều trị sẽ khó khăn, phức tạp hơn.
Viêm bể thận cấp
Tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi lâu dần không điều trị sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở các đài thận, bể thận, niệu quản. Nếu nhiễm khuẩn bể thận nặng sẽ gây cơn viêm bể thận cấp. Triệu chứng viêm bể thận cấp xảy ra đột ngột và nguy cấp như sốt cao, đau hông dữ dội, đái ra mủ,…, nếu có các dấu hiệu trên, bạn nên đi khám ngay lập tức để xử lý được kịp thời, nhanh chóng.
Ứ mủ bể thận
Tình trạng viêm bể thận nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ứ mủ. Biến chứng này là một cấp cứu nội khoa nặng, có thể hủy hoại nhanh nhu mô thận. Bên cạnh các biểu hiện của viêm bể thận cấp, có thể sẽ thấy thận sưng to, sờ có cảm giác đau tức.
Thận ứ nước
Sỏi ở đài thận có thể gây ứ nước một phần thận, còn sỏi ở niệu quản gây ứ nước toàn thận và niệu quản. Nếu ứ nước trong thời gian dài thận sẽ bị giãn rộng, nếu kéo dài quá 6 tuần thì nhu mô thận khó có thể phục hồi, dù có phẫu thuật thận cũng không thể co về kích thước như bình thường. Nguy hiểm hơn, khi ứ nước, tắc nghẽn, sẽ làm tăng áp lực lọc, từ đó làm tăng prostaglandin gây co mạch thận, làm thận thiếu máu, nhiều ống thận sẽ bị teo và tủy thận bị hủy hoại.
Suy thận cấp và mạn tính
Tùy vào kích thước của viên sỏi, nó có thể di chuyển được thoát ra ngoài dễ dàng hay mắc kẹt lại đường tiết niệu, niệu đạo, niệu quản. Quá trình sỏi di chuyển sẽ cọ xát, làm niêm mạc ống thận bị tổn thương, gây nhiễm khuẩn thận và đường tiết niệu.
Nếu nhiễm khuẩn nặng ở mức độ cấp tính, không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như suy thận cấp tính, nghĩa là sỏi tắc nghẽn hai bên niệu quản, gây ra tình trạng ứ nước, thận không thể lọc và đào thải nước, muối, chất khoáng độc hại ra ngoài, hai bên thận bế tắc cùng lúc, không có nước tiểu thoát ra, sẽ có thể dẫn đến tình trạng tử vong trong vài ngày nếu không điều trị kịp.
Sỏi thận khi nào cần phẫu thuật?
Với từng trường hợp và mức độ sỏi mà có thể áp dụng những biện pháp điều trị khác nhau. Đối với trường hợp sỏi nhỏ, phát hiện sớm ở các giai đoạn đầu thì có thể sử dụng phương pháp điều trị nội khoa. Bệnh nhân sẽ được dùng các thuốc làm tăng cường bài tiết sỏi ra ngoài. Phương pháp này khá an toàn và hiệu quả cao, được khuyến khích sử dụng trong trường hợp bệnh nhẹ.
Nhưng nếu trường hợp bệnh nặng, sỏi quá lớn gây tắc nước tiểu, tổn thương nghiêm trọng cho bệnh nhân thì cần can thiệp kịp thời bằng các phương pháp ngoại khoa. Các kỹ thuật có thể áp dụng như là: nội soi tán sỏi niệu quản, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da,…
Khách hàng có thể đăng ký tư vấn, thăm khám và điều trị sỏi thận tại đây:
Biện pháp khoa học để phòng trị sỏi thận
Để phòng trị sỏi thận và có một hệ bài tiết khỏe mạnh, cần phản:
-
Uống đủ nước mỗi ngày. Ở người trưởng thành cần khoảng 2 – 3 lít nước mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
-
Giảm bớt lượng muối và các gia vị trong bữa ăn hàng ngày.
-
Hạn chế các thực phẩm có thành phần dễ hình thành sỏi.
-
Hạn chế sử dụng các thuốc làm tăng nguy cơ tạo sỏi khi không thực sự cần thiết.
-
Hạn chế dung nạp mỡ, cholesterol vào cơ thể giúp giảm nguy cơ sỏi tiết niệu và các bệnh tim mạch.
-
Không nhịn tiểu, khi có nhu cầu cần giải quyết ngay.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.