Bị sâu răng nên làm gì? 11 cách chữa, điều trị răng sâu hiệu quả

Bị sâu răng nên làm gì? 11 cách chữa, điều trị răng sâu hiệu quả

Bạn có biết vị trí dễ bị sâu răng nhất là ở vị trí nào trên răng của bạn không? Hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết được vị trí dễ sâu răng từ đó có cách phòng ngừa và bảo vệ răng hiệu quả.

Sâu răng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng đau nhức răng, hơi thở có mùi hôi đồng thời nó là tiền đề cho một số bệnh nguy hiểm như: viêm nha chu, viêm tủy răng, viêm nướu….. Cách để bạn phòng tránh sâu răng, bảo vệ hàm răng của mình chắc khỏe đó chính là cần xác định được vị trí dễ sâu răng nhất.

1 Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh lý nhận biết sâu răng

Sâu răng chủ yếu do vi khuẩn Streptococcus Mutans có sẵn trong khoang miệng. Khi thức ăn dính vào răng, đặc biệt là các thực phẩm đường và tinh bột, các vi khuẩn sẽ phân hủy, tạo nên acid ăn mòn men răng.

Một số nguyên nhân cụ thể gây nên hình thành vi khuẩn Streptococcus Mutans khiến răng bị sâu:

  • Do các mảng bám: Mảng bám từ các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường, nếu không làm sạch sẽ bắt đầu hình thành mảng bám. Mảng bám có thể cứng lại tạo thành cao răng và tạo một lớp khiên chắn cho vi khuẩn phát triển bên trong.
  • Do acid trong các mảng bám: Acid từ các mảng bám thức ăn loại bỏ khoáng chất trong men răng cứng, gây ra các lỗ nhỏ trên men răng. Sau khi men răng bị bào mòn đi, vi khuẩn và lớp acid này sẽ ăn mòn tới ngà răng, tác động đến dây thần kinh gây nên đau nhức và sâu răng. Bên cạnh đó, khi sâu răng phát triển, vi khuẩn và acid đi qua, di chuyển trong tủy có chứa dây thần kinh và mạch máu gây sưng buồng tủy, chèn ép dây thần kinh và gây đau.

Một số nguyên nhân gây sâu răng

Dấu hiệu dễ dàng để nhận biết sâu răng có thể kể đến như:

  • Nhìn thấy lỗ sâu răng trên răng: Men và ngà răng sẽ bị tổn thương nếu bị sâu răng, nếu dùng que nạo ngà, lấy vụn thức ăn sẽ thấy một lỗ sâu trên răng.
  • Nướu bị sưng, chảy máu: Khi chảy răng mạnh có thể gặp tình trạng nướu bị đau, chảy máu, khi cắn nhai sẽ đau.
  • Đau buốt răng khi kích thích: Khi ăn phải đồ nóng, lạnh sẽ bị đau buốt khó chịu.
  • Hơi thở có mùi: Vì cặn bẩn, vụn thức ăn bám lâu ngày sẽ là môi trường cho vi khuẩn phát triển, tạo mùi hôi.
  • Đau buốt khi nhai: Việc ngà răng bị bào món bởi vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh ở răng khiến răng bị ê buốt mỗi khi nhai, nhất là khi ăn đồ quá nóng hoặc lạnh.

Dấu hiệu dễ dàng để nhận biết sâu răng

2Cách điều trị sâu răng bằng phương pháp nha khoa

Sử dụng thuốc giảm đau

Các bác sĩ thường sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh như: amoxicillin, tetracyclin, doxycyclin, spiramycin… kết hợp cùng metronidazol có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhức răng tạm thời mà ít gây phản ứng với cơ thể.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn về liều lượng, thời gian dùng thì bạn nên có sự tư vấn, chỉ định rõ ràng từ bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng thuốc giảm đau

Điều trị răng sâu bằng Florua

Ở giai đoạn mới phát hiện sâu răng, bạn có thể được nha sĩ chỉ định dùng florua để phục hồi men răng bằng cách dùng folrua dạng gel bọt, vani phủ lên bề mặt răng trong vòng vài phút.

Trám răng sâu

Trám răng sâu là một trong những cách phổ biến, bạn có thể tùy chọn trám răng thông thường hoặc thẩm mỹ.

Việc trám răng sẽ được bác sĩ thực hiện bằng cách xử lý lỗ sâu, sau đó dùng vật liệu nha khoa trám vào lỗ hỏng và xử lý lại để không gây cấn, cộm khó chịu.

Trám răng sâu

Điều trị sâu răng ăn vào tủy

Đối với trường hợp sâu răng nặng như ăn vào tủy sẽ có quy trình đặc biệt. Tùy theo bệnh trạng mà bác sĩ sẽ gây tê hay không, mở tủy rồi làm sạch, tạo dạng ống tủy rồi trám bít lại.

Nhổ răng sâu, răng bị vỡ

Với tình trạng nghiêm trọng như răng sâu, vỡ quá nặng, có nguy cơ gây viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ bỏ răng rồi thay bằng cầu răng hay cấy ghép răng giả.

Nhổ răng sâu, răng bị vỡ

3Cách điều trị sâu răng bằng mẹo dân gian

Trà xanh

Trà xanh có tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, có thể ngăn chặn và làm chậm sự phát triển của việc sâu răng. Khi bị sâu răng, bạn có thể súc miệng với trà xanh giúp làm lành tình trạng áp xe, viêm nướu.

Để có hiệu quả nhanh chóng, bạn nên súc miệng với nước trà xanh mỗi ngày sẽ còn giảm được tình trạng đau nhức răng.

Trà xanh chữa sâu răng

Tham khảo thêm:  Nếu bạn đang khổ sở vì cơn đau răng gây ra, bạn hãy tham khảo những mẹo chữa đau răng tại nhà đơn giản, dễ thực hiện này nhé!

Nước muối

Nước muối có khả năng sát trùng, kháng khuẩn và thường được dùng để chữa sâu răng đơn giản mà ai cũng làm được. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý mỗi ngày có thể giảm viêm nhiễm và giảm đau nhức răng.

Súc miệng bằng nước muối giảm đau nhức răng

Lá trầu không

Trầu không có tính kháng viêm hiệu quả, tuy nhiên vì lá trầu không có tính kháng viêm mạnh nên sau khi súc miệng với trầu không, bạn cần phải súc miệng lại với nước sạch.

Để chữa đau răng, bạn dùng 2 – 3 lá trầu không giã nhỏ ra, trộn cùng vài hạt muối và 1 chén rượu trắng. Sau 10 phút, bạn gạn lấy phần nước và đem đi súc miệng để chữa đau răng.

Lá trầu không giảm đau răng

Tỏi và gừng

2 nguyên liệu này có tính kháng viêm cao nên điều trị sau răng hiệu quả. Bạn hãy giã nát 1 tép gừng và 1 tép tỏi, hòa cùng 1 chút muối và đắp lên chỗ sâu răng hoặc lấy bông thấm nước lên chỗ đau.

Cách này bạn nên kiên trì làm 2 – 3 lần/ngày để giảm nhanh cơn đau và tình trạng sâu răng.

Tỏi và gừng giảm tình trạng đau răng

Rau dền

Ngoài là một loại thực phẩm nấu ăn quen thuộc, rau dền còn là một loại nguyên liệu chữa đau và sâu răng hiệu quả. Để chữa sâu răng, bạn đốt rau dền thành than, tán nhỏ và đắp lên chỗ đau. Kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả nhé.

Rau dền có thể giúp giảm đau răng

Chườm đá lạnh

Với cách này, bạn chỉ cần lấy túi đá lạnh chườm vào bên răng bị đau, chườm từ 15 – 20 phút, dừng lại một chút và chườm tiếp 15 – 20 phút cho đến khi cơn đau thuyên giảm.

Đá lạnh có công dụng làm giảm đau hiệu quả, nhanh chóng và cấp tốc nhất khi bạn đang bị đau nhức răng.

Chườm đá lạnh giảm đau răng nhanh cấp tốc

4Các thực phẩm nên ăn để hạn chế sâu răng

Phô mai và sữa

Đây là 2 loại thực phẩm được khuyến khích nên ăn để giúp tăng cường men răng, ngăn ngừa sâu răng.

Chúng giúp kích thích tạo ra nước bọt nhiều hơn, trung hòa lượng lớn axit trong khoang miệng và bảo vệ men răng ít nguy cơ bị xói mòn.

Trái cây

Các loại trái cây cứng, giòn như táo, lê sẽ cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin cho cơ thể cũng như răng và ngăn sâu răng. Bạn nên ăn tối với 1 trái táo sẽ giúp làm sạch các mảng bám hiệu quả.

Với những loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt cũng tốt cho răng lợi, tuy nhiên vì giàu axit nên bạn cần hạn chế ăn nhiều cũng như đánh răng, súc miệng sau khi ăn.

Sữa và trái cây

Thịt các loại

Thịt cá, thịt gà, thịt bò, hải sản,…rất giàu vitamin B12, vitamin B2 tạo nên môi trường kiềm, trung hòa axit phytic pH gây nên bởi các loại trái cây. Do đó, nếu thiếu những vitamin này, bạn sẽ dễ bị nhiệt miệng.

Kẹo cao su không đường

Khi nhai kẹo sẽ làm tăng tiết nước bọt, trung hòa bớt axit trong khoang miệng và bảo vệ răng lợi.

Nước bọt nhiều cũng giúp rửa trôi thức ăn thừa, hạn chế lưu lại làm nơi vi khuẩn phát triển. Bạn nên chọn loại kẹo cao su không đường, chất tạo ngọt để đạt được hiệu quả tối đa.

Nước

Uống nước đủ sẽ giúp tạo độ ẩm cho khoang miệng, tránh khô miệng. Nước sẽ giúp ổn định men răng, đẩy lùi các mảng bám và làm sạch răng.

Kẹo cao su không đường và thịt

5Cách phòng ngừa sâu răng

Đâu là vị trí dễ bị sâu răng nhất?

  • Nên đánh răng hàng ngày mỗi ngày 2 lần mỗi lần tối thiểu 2 phút đồng thời nhớ thay bàn chải 3 tháng 1 lần. Lưu ý khi chọn bàn chải đánh răng thì chọn bàn chải lông mềm và chà nhẹ nhàng để tránh gây tổn hại đến lợi, đặc biệt đánh kỹ phần răng hàm.
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau khi đánh răng để làm sạch những mảng bám và thức ăn vụn mà bàn chải không thể làm sạch được đặc biệt là khu vực răng hàm.
  • Hạn chế thức ăn có nhiều đường, thức ăn nóng- lạnh, ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ giúp làm sạch răng, đẩy lùi men răng.

6Các câu hỏi thường gặp về sâu răng

Răng sâu có nên nhổ không?

Việc sâu răng có nên nhổ hay không còn tùy thuộc vào tình trạng của răng, mức độ sâu răng nặng hay nhẹ. Do đó bạn cần đến nha sĩ để thăm khám, tư vấn kĩ lưỡng nhé!

Nếu răng bị sâu ở men răng thì bác sĩ sẽ hàn răng, trám răng một cách đơn giản, nhưng nếu bị sâu trong tủy mà chưa mất chân răng thì bác sĩ vẫn có thể điều trị tủy, trám chân răng hay bọc sứ.

Đối với trường hợp răng bị viêm nặng, không thể giữ được răng thì bác sĩ mới tiến hành nhổ bỏ, để tránh ảnh hưởng đến các răng lân cận.

Răng sâu có nên nhổ không?

Răng sâu có nên trám không?

Thông thường, việc trám răng sẽ được nha sĩ chỉ định khi răng mới bị nhẹ, lỗ sâu chưa vỡ hay mẻ quá nhiều. Trám răng cũng là cách điều trị sâu răng hiệu quả chỉ trong vài phút mà không gây quá nhiều đau đớn.

Do đó, việc trám hay không thì bạn cũng nên đến bác sĩ để được tư vấn kĩ càng.

Với những thông tin chia sẻ vừa rồi chắc bạn đã biết được vị trí dễ sâu nhất là vị trí nào đúng không? Hãy chú ý chăm sóc răng miệng đặc biệt là khu vực răng hàm để răng của bạn luôn được chắc khỏe.

Có thể đặt mua kem đánh răng phòng ngừa sâu răng tại Bách hoá XANH:

Bách hóa XANH